HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Cách phòng bệnh nước ăn chân trong mùa mưa

    Nước ăn chân là gì?

    Nước ăn chân là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, nhất là trong mùa mưa, lũ, vùng bị ngập nước kéo dài mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên với nước.
     
    Bệnh này cũng có thể xem là bệnh nghề nghiệp ở những người làm nghề tiếp xúc thường xuyên với nước, môi trường ẩm ướt, hoặc mang giày, vớ bít kín mà không thay giặt thường xuyên, hoặc bị chứng tăng tiết mồ hôi. Tuy không hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng cũng ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt và lao động.
     
    Khi mưa gây ngập úng, nước sẽ bị nhiễm khuẩn, nhất là những chỗ bùn lầy. Nếu tiếp xúc nhiều vi khuẩn do lội nước, chỗ có bùn lầy, nấm sẽ bám dính vào da gây bệnh nấm da.
     
    Dân gian gọi bệnh này ở phần chân là nước ăn chân, còn y học gọi bệnh nước ăn chân là nấm kẽ chân, thường chủ yếu do Trichophyton Mentagrophytes và Trichophyton Rubrum gây ra. Thỉnh thoảng, cũng do Epidermophyton Floccosum gây nên.
     
     
    Mùa mưa, nước ngập úng là nguyên nhân gây nên bênh nước ăn chân
     
    Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
     
    Bệnh nước ăn chân gây trợt loét, ngứa ngáy và đau rát vùng da bị ảnh hưởng. Ngoài ra, da còn có thể bị phồng rộp hoặc tróc vảy, dẫn tới mô trần tiếp xúc trực tiếp, đau đớn, sưng và viêm. Nhiễm khuẩn thứ cấp có thể đi kèm với nhiễm khuẩn nấm, đôi khi đòi hỏi phải kết hợp với kháng sinh.
     
    Bệnh có thể lây lan đến các vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như háng, vì vậy có thể gọi bằng những tên khác, ví dụ như nấm da thân (tinea corporis) trên thân hoặc chân tay hay nấm bẹn (tinea cruris) khi nhiễm khuẩn ở bẹn.
     
    Nấm da chân (tinea pedis) thường xuất hiện ở các kẽ ngón chân, kẽ ngón thứ 3 và 4 là nơi hay bị ảnh hưởng nhất.
     
    Bệnh có thể biểu hiện bằng hình thức tróc vảy khô, mụn nước hoặc viêm kẽ. Ở các kẽ ngón, thường là ở các kẽ hẹp như kẽ của các ngón chân giữa, ngón chân áp út, lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới là một nền da đỏ ướt. Ở lòng bàn chân, gót chân, các cạnh ngoài của bàn chân có thể có mụn nước hoặc mảng da dày màu nâu đỏ, bề mặt phủ vảy nhỏ mịn. Chúng có thể nhỏ, nằm ở vài vùng rải rác trên chân, nhưng cũng có thể tạo một mảng lớn trùm cả bàn chân. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu. Trong trường hợp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể sốt, nổi hạch bẹn và đau. Lúc bấy giờ, bàn chân bị sưng tấy lên, có mủ và vẩy da, có thể sốt, nổi hạch bẹn. Người bị mắc bệnh rất ngứa ngáy, khó chịu.
     
    Một vài người có thể gặp phải dị ứng với nấm gọi là “phản ứng id”, khi đó hiện tượng phồng rộp và mụn nước có thể xuất hiện ở những nơi như bàn tay, ngực và tay.
     
     
    Nước ăn chân gây lở loét và ngứa ngáy cho người bệnh
     
    Lây truyền
     
    Từ người này sang người khác
     
    Bệnh nước ăn chân là căn bệnh truyền nhiễm do loại nấm kí sinh thuộc họ Trichophyton gây ra. Nó chủ yếu lây truyền trong môi trường ẩm thấp như phòng tắm, nhà tắm công cộng hay bùn lầy.
     
    Ngoài ra, nấm còn có thể lây truyền khi bạn dùng chung tất giày dép, dùng chung khăn.
     
    Sang các bộ phận khác trên cơ thể
     
    Nấm kí sinh gây bệnh nước ăn chân có thể gây nhiễm khuẩn trên da hoặc các vùng khác trên cơ thể, phổ biến nhất là dưới móng chân hoặc vùng bẹn (bệnh nấm bẹn).
     
    Xử lý khi bị nước ăn chân bằng phương pháp dân gian
     
    Lá trầu không, vò nát, xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa sẽ khỏi nhanh. Nhiều tài liệu nghiên cứu cũng đã xác nhận trong lá trầu có chất kháng sinh có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm, nên đã dùng nước lá trầu làm thuốc sát khuẩn rửa vết thương, chữa bỏng và lở loét đạt kết quả tốt.
     
     
    Là trầu không có tác dụng diệt khuẩn và chữa lở loét hiệu quả
     
    Phèn chua 20g, 100 g hoàng đằng. Phèn chua rang nóng tán thành bột. Hoàng đằng cũng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn lẫn 2 thứ, để vào lọ sạch, nút kín. Khi bị "nước ăn chân", lấy bột này rắc vào các kẽ ngón bị ngứa loét.
     
    Dấm không chỉ là một chất phụ gia không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn, mà nó còn được sử dụng như một loại "thần dược" vào nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau. Đặc biệt người ta đã tìm thấy trong thành phần của dấm có những chất có thể "trị" được những loại nấm gây nên chứng bệnh nước ăn chân.
     
    Cách làm thật đơn giản, bạn chỉ cần trộn lẫn 1 hoặc 2 cốc nước dấm vào trong một chậu nước nhỏ, rồi dùng nước có pha lẫn dấm đó để ngâm chân trong vòng từ 10 – 15 phút. Sau đó dùng khăn vải sợi mềm để lau khô chân.
     
    Rượu là một loại đồ uống có hại cho sức khoẻ và bạn luôn được khuyến cáo là nên hạn chế uống rượu để gìn giữ sức khoẻ, tuy nhiên bạn lại có thể sử dụng rượu để chữa bệnh nước ăn chân.
     
    Bạn hãy trộn lẫn 1/2 cốc nước với 1 cốc dấm cùng 1 chậu nước ấm nhỏ, và dùng để ngâm chân.
     
    Muối là một loại gia vị khó có thể vắng mặt trong các món ăn, thêm vào đó, muối còn được sử dụng vào mục đích sát khuẩn vết thương.
     
    Không khó chút nào, bạn chỉ cần ngâm chân 15 phút trong một chậu nước ấm có pha lẫn muối. Sau đó lau khô chân và dùng kem trị nước ăn chân thoa vào vùng da bị tổn thương.
     
    Gừng cũng là một "vị thuốc" rất hữu hiệu trong việc điều trị chứng nước ăn chân. Bạn hãy đun sôi một nồi nước, và đập nhỏ một nhánh gừng cho vào nồi nước sôi, đun tiếp 20 phút nữa. Đợi cho nước nguội, dùng nước đó để ngâm chân 2 lần/ngày.
     
     
    Gừng cũng là vị thuốc hữu hiệu trong điều trị chứng nước ăn chân
     
    Búp ổi (hoặc lá mướp già) giã với muối, xát nhẹ vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.
     
    Điều trị
     
    Người bệnh có thể bôi một trong các thuốc sau: BSI 2%, ASA, Castellami, Nizoral, Calorem. Khi tổn thương nặng, cần kết hợp với thuốc chống nấm như Griseofulvin, Nizoral hoặc Sporal. Nếu có mủ, đau nhức thì phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm, ngâm vùng da bệnh vào dung dịch thuốc tím được pha loãng mỗi ngày từ 2 – 3 lần, hoặc nước muối 9%o, sau đó lau khô,..
     
    Phòng bệnh nước ăn chân
     
    Sau khi tiếp xúc với nước bẩn, bùn, bạn phải tắm rửa sạch sẽ, nhất là phải rửa sạch và kỳ cọ kẽ các ngón chân, chú ý các nếp da. Sau đó phải lau khô không để ẩm ướt.
     
    Nếu gia đình có người bị “nước ăn chân” cần phải cách ly không để lây nấm sang người khác.
     
    Lưu ý không đi tất, đi giày, dép, chung với người bệnh.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang