HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Hội chứng rối loạn lưỡng cực

    Rối loạn lưỡng cực là gì?

    Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn ( hưng cảm) sang cảm xúc ức chế ( trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
     
    Rối loạn lưỡng cực xảy ra với tỷ lệ xấp xỉ 1% dân số chung . Tỷ lệ nam và nữ ngang nhau, thường gặp ở mọi lứa tuổi thông thường từ 20 đến 40 tuổi. Phụ nữ thường có giai đoạn  trầm cảm kéo dài hơn, ngược lại nam giới gian đoạn hưng cảm thường kéo dài hơn. Một phần ba (1/3) người bị rối loạn lưỡng cực có triệu chứng trong suốt cuộc đời. Những triệu chứng này có thể gây trở ngại tới khả năng lao động, học tập và các mối quan hệ gia đình, xã hội. Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh có thể tự gây tổn hại cho bản thân mình hoặc những người khác, hoặc có các xung động (kích động) mà bản thân họ không nhận ra là có thể nguy hiểm, nghiêm trọng như thế nào.
     
    Rối loạn lưỡng cực có thể dẫn đến trầm cảm hoặc  các rối loạn khác làm cho người bệnh cách biệt với môi trường xung quanh, giảm chất lượng cuộc sống.
     
    Đây là bệnh nội sinh, khởi phát có thể từ 5-6 tuổi cho tới 50 tuổi, tuổi trung bình là 30 tuổi, chiếm tỷ lệ 0,5 -1% trên dân số và có tính di truyền. Trong gia đình người bệnh có nhiều thành viên bị những cơn rõ ràng hoặc không rõ ràng của rối loạn lưỡng cực, cũng như có những nét nhân cách với biểu hiện cảm xúc không ổn định.
     
     
    Rối loạn lưỡng cực khiến người bệnh có những cảm xúc không ổn định
     
    Rối loạn lưỡng cực ở xã hội hiện đại 
     
    Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định rối loạn lưỡng cực là nguyên nhân gây loạn hoạt năng đứng hàng thứ 6 trên toàn cầu. Hơn nữa, những bệnh nhân mắc bệnh này có nguy cơ tự tử rất cao. Theo ước tính, từ 25-50% số bệnh nhân  rối loạn lưỡng cực có toan tính tự tử ít nhất một lần trong đời.
     
    Những người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực có tỷ lệ ly dị cao gấp hai đến ba lần và suy giảm chức năng nghề nghiệp gấp hai lần so với những người không mắc và đây được xem như là một căn bệnh gây các hậu quả tâm lý, xã hội đáng kể cho người bệnh và có thể gây ảnh hưởng nặng nề trên đời sống cá nhân, nghề nghiệp, và gia đình, đặc biệt trong thời đại hiện nay.
     
    Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn thường gặp trong tâm thần học, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hoặc đi kèm với các giai đoạn trầm cảm. Tại Mỹ tỷ lệ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực là 4,4%.
     
    Tại Việt Nam chưa có điều tra thống kê chính thức, nhưng theo ghi nhận tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bạch Mai năm 2001, bệnh nhân rối loạn lưỡng cực chiếm 8,7% trên tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại đây.
     
    Tuổi khởi phát bệnh rất sớm, 60% là ở trẻ em và vị thành niên, trong đó một phần ba là ở trẻ dưới 15 tuổi. Một trong những triệu chứng bệnh này ở trẻ em phổ biến thời đại hiện nay là trẻ bị nghiện chơi game online và Internet.
     
    Bệnh rối loạn lưỡng cực cần được chăm sóc y tế toàn diện, lâu dài từ gia đình và xã hội. Song quan trọng là bệnh phải được chẩn đoán đúng và điều trị sớm để giúp bệnh nhân vượt qua những triệu chứng và các suy giảm chức năng liên quan.
     
    Tuy nhiên, hiện nay đây lại là một vấn đề nan giải do việc chẩn đoán sai và điều trị chậm trễ. Nghiên cứu cho thấy có đến 69% các trường hợp có chẩn đoán sai và chậm trễ đến 20 năm kể từ khi khởi phát.
     
    Việc chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực hiện chỉ tập trung hoặc dừng lại ở các triệu chứng trầm cảm, và thường bỏ sót các triệu chứng hưng cảm. Vì thế hơn 60% số bệnh nhân người lớn bị  rối loạn lưỡng cực được chẩn đoán ban đầu là trầm cảm đơn cực, làm cho tiên lượng lâu dài của người bệnh xấu hơn. Việc điều trị có thể kém hiệu quả ở những bệnh nhân đã trải qua một vài giai đoạn bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đúng.
     
     
    Bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực lúc buồn, lúc vui, lúc hứng phấn và lúc trầm cảm
     
    Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực
     
    Nguyên nhân đích thực của bệnh hiện nay vẫn chưa biết. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học cho thấy có sự mất cân bằng sinh hoá trong não đặc biệt là hệ Norepinephrine, Serotonin và các chất sinh hoá khác. Yếu tố di truyền cũng được đề cập.
     
    Biểu hiện của người bệnh
     
    Rối loạn lưỡng cực trước đây còn gọi là bệnh hưng phấn trầm cảm. Khi lên cơn hưng cảm, người bệnh cảm thấy vui vẻ, tràn đầy sinh lực, rất thoải mái, sức khỏe hoàn hảo, không cảm thấy mệt mỏi, dường như mọi việc đều tốt đẹp, thấy cuộc sống toàn màu hồng, quá khứ và tương lai rất tốt đẹp. Người bệnh rất lạc quan, thường đánh giá cao bản thân, đưa ra nhiều chương trình kế hoạch, đầu tư vào lĩnh vực mình không biết, không có chút kiến thức nào. Họ cũng thích tiêu xài phung phí và tin tưởng vào thành công của mình.
     
    Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta vẫn hay gặp những người có vẻ thành đạt, thích khoe khoang và có khả năng thuyết phục người đối diện với vẻ tự tin cao của mình. Nhưng nếu tinh ý, chúng ta có thể nhận ra họ thuộc dạng "thùng rỗng kêu to" và có gì đó bất thường. Thật vậy, nếu tiếp xúc thường xuyên với người bệnh, chúng ta thấy họ có tính hoang tưởng và thích khuếch đại về dòng dõi, tài năng, địa vị. Đối với phụ nữ, những người này tự tin cho là mình rất xinh đẹp hoặc được nhiều người săn đón, thành công trong việc "hạ gục nhiều đối phương". Người bệnh luôn luôn vận động, làm nhiều việc cùng một lúc, bận rộn đến mức thái quá. Họ nói nhiều, liên tục về nhiều đề tài không mệt mỏi mà không biết mình đang nói gì, vì thế họ thường thiếu tập trung dù ý tưởng tuôn ra dồn dập. Trong gia đình hay nơi làm việc, họ luôn can thiệp vào mọi việc, thích giải quyết mọi vấn đề, thích chỉ huy và có tính độc tài nhưng không việc gì làm đến nơi đến chốn.
     
    Ngược lại với giai đoạn hưng cảm, người bệnh chuyển sang giai đoạn trầm cảm, khí sắc hoàn toàn trái ngược với giai đoạn hưng cảm. Lúc này khí sắc người bệnh giảm nhiều, tư duy ức chế, giảm các hoạt động tâm thần vận động. Người bệnh cảm thấy buồn vô cớ, không tìm thấy lối thoát, quá khứ và tương lai hoàn toàn ảm đạm, cảm thấy mắc tội lỗi… Trong giai đoạn này, người bệnh thường có ý định tự tử. Có người thử tự tử nhiều lần nhưng được phát hiện. Lý do họ đưa ra để đi đến cái chết rất mơ hồ, vô lý và không thể chấp nhận được. Ở những nước có đời sống vật chất cao nhưng thiếu thốn sự quan tâm của gia đình và đồng loại cũng có khá nhiều bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực. Bệnh này không dẫn đến tử vong bệnh lý nhưng tỷ lệ bệnh nhân tự sát do rối loạn lưỡng cực chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
     
     
    Người bị rối loạn lưỡng cực có những cảm xúc khác nhau ở cùng một thời điểm
     
    Chẩn đoán và điều trị
     
    Để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực cần phải có sự thăm khám của Bác sỹ , thông qua phỏng vấn, trắc nghiệm, khai thác bệnh sử van các xét nghiệm có liên quan.
    Để có các bằng chứng khách quan, bác sỹ còn phỏng vấn gia đình, bạn bè người bệnh. Đôi khi các pha hưng cảm bị bỏ sót dẫn đến chỉ chuẩn đoán là bị trầm cảm đơn thuần. Thông qua đánh giá các triệu chứng bác sỹ sẽ kết luận trạng thái bệnh lý của người bệnh.
     
    Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh Rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể kiểm soát được.
     
    Việc điều trị bằng cả thuốc men và các trị liệu tâm lý.
     
    Trị liệu tâm lý bao gồm các trị liệu cảm xúc, hành vi, nhân cách và các rối loạn tâm thần khác bằng các buổi tâm lý cá nhân của các thày thuốc chuyên khoa tâm thần.
     
    Thuốc men cho người bệnh được các bác sỹ chỉ định tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và khả năng đáp ứng của từng người bệnh. Sau giai đoạn cấp tính, người bệnh được uống thuốc điều trị duy trì để chống tái phát.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang