HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Nguyên nhân và cách điều trị trật khớp

    Trật khớp là gì?

    Trật khớp là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch lạc. Chấn thương gây biến dạng và mất khả năng vận động tạm thời của khớp và có thể dẫn đến đau đột ngột dữ dội. Nhiều người cho rằng đó chỉ là vấn đề của xương khớp và sẽ dần lành nếu khớp vẫn nằm đúng vị trí hoặc đã được nắn chỉnh như cũ. Thực tế, có những bộ phận khác xung quanh khớp vẫn phải gánh những tổn thương vô hình. Khớp cứng và vững là nhờ được giữ bởi dây chằng, chêm bởi sụn. Vì thế, trật khớp có thể gây tổn thương lên dây chằng như dãn, đứt, rách sụn chêm… khiến khớp trở nên lỏng lẻo.
    Nguyên nhân trật khớp
    Trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao: Chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi giày cao gót… từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng. Những khớp xương dễ bị chấn thương bong gân thường gặp ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai…
    Các chấn thương trên thường đưa đến cảm giác đau nhói ở chỗ bị trẹo khớp, gây sưng, bầm tím, đi lại rất khó khăn. Trật khớp chia ra các mức độ nặng nhẹ khác nhau, chấn thương nhẹ là khi dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, chấn thương nặng khi dây chằng bị rách một phần hoặc bị đứt hoàn toàn.
    Tổn thương tiến triển qua các giai đoạn: Mở đầu là giai đoạn viêm tấy với thời gian 72 giờ sau chấn thương, khi đó, nước hoạt dịch và máu tụ ngấm vào dây chằng bao khớp, có khi tràn cả vào khe khớp. Trong 36 giờ đầu, cơ thể huy động các tế bào bạch cầu tập trung về nơi tổn thương, các chất histamin, serotonin, prostaglandin được tiết ra gây nên tình trạng thoát máu ngoài mạch, làm phù nề và gây đau nhức vùng tổn thương. Kế đến là giai đoạn hồi phục, vết thương hết sưng nề, xuất hiện các mạch máu mới, các sợi collagen non. Trong vòng 4-6 tuần, các sợi collagen này gia tăng kích thước và độ bền để đến cuối giai đoạn sẽ đạt được độ đàn hồi như dây chằng khi chưa bị đứt. Ở giai đoạn này, nếu khớp vận động mạnh có thể làm đứt lại dây chằng mới liền.
    Trật khớp khuỷu tay
    Hệ lụy của trật khớp
    Nếu không biết cách chữa trị sẽ để lại các hệ lụy như: Không thể chơi các môn thể thao, đi đứng khó khăn… Đặc biệt, ảnh hưởng lớn hơn là sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn nếu bị tổn thương lại, có nguy có gây thoái hóa khớp
    • Teo cơ, cứng khớp trong tư thế xấu: Khớp khuỷu luôn ở tư thế duỗi…
    • Thoái hoá khớp: hay gặp ở trật khớp háng trung tâm, trật khớp vai, gối.
    • Tiêu chỏm-khớp: tiêu chỏm xương đùi(do tổn thương mạch nuôi chỏm).
    • Vôi hoá quanh khớp: làm ảnh hưởng cơ năng của khớp.
    Xét nghiệm và chẩn đoán
    Ngoài khám thực thể, có thể làm các xét nghiệm sau
    • Chụp X quang: Chụp X quang khớp giúp chẩn đoán xác định trật khớp và phát hiện gãy xương cũng như các tổn thương khác đi kèm.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp đánh giá tổn thương mô mềm xung quanh khớp bị trật.
    Sơ cứu nhanh khi bị trật khớp
    Trật khớp do khớp bị trật sai lệch vị trí có thể gây đau đột ngột dữ dội. Do đó, cần được sơ cứu nhanh trước khi đưa đến cơ sở y tế.
    Trật khớp có thể xảy ra tại các khớp lớn như vai, đầu gối, khuỷu tay hay mắt cá chân hoặc ở các khớp nhỏ hơn như ngón tay, ngón tay cái hoặc ngón chân. Cách sơ cứu như sau:
    • Không di chuyển để tránh lực tác động, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí, điều này có thể gây tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh.
    • Cố định khớp: Cố định ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Nếu trật khớp vùng tay, khuỷu tay có thể có định bằng cách cột tay vào thân người, dùng thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay.
    • Nếu trật khớp ở chân thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị trật khớp.
    • Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để tránh và giảm sưng phù. Có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hoặc cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu vì có thể làm tình trạng xấu đi.
    • Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển người bị trật khớp đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.
    Trật khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm về sau
    Điều trị
    – Điều trị trật khớp tùy thuộc vào vị trí và mức độ nặng của tổn thương. Bác sĩ có thể thử một số biện pháp nhẹ nhàng để đưa xương trở lại đúng vị trí. Sau đó khớp có thể được nẹp hoặc băng cố định trong vài tuần và bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ.
    – Sau khi tháo bỏ băng hoặc nẹp, bệnh nhân sẽ được phục hồi chức năng để khôi phục tầm vận động và sức mạnh của khớp. Cần tránh hoạt động mạnh ở bên khớp tổn thương cho đến khi khớp hồi phục hoàn toàn.
    – Nếu trật khớp đơn giản không kèm theo tổn thương dây thần kinh hoặc phần mềm, khớp sẽ trở lại tình trạng bình thường hoặc gần bình thường. Nhưng nếu vận động khớp trở lại quá sớm hoặc quá mạnh có thể khiến khớp bị thương hoặc bị trật lại.
    – Trong một số trường hợp có thể phải phẫu thuật nếu có tổn thương mạch máu hoặc dây thần kinh hoặc nếu không thể nắn khớp về vị trí bình thường. Cũng cần phẫu thuật nếu khớp hoặc dây chằng bị yếu và trật khớp tái diễn nhiều lần.
    Phòng bệnh
    Để phòng ngừa trật khớp, cần:
    • Thận trọng trong các hoạt động để tránh ngã
    • Mang trang bị bảo vệ khi chơi các môn thể thao va chạm
    • Khi đã bị trật một lần, khớp sẽ rất dễ bị trật lại. Để tránh trật khớp tái diễn, nên tập một số bài tập đặc biệt để tăng cường sức mạnh và độ ổn định của khớp theo hướng dẫn của thầy thuốc.

     Dược sĩ Hưng


    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang