HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Còi xương - suy dinh dưỡng

    Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng: Nguyên nhân và cách điều trị

    TRẺ CÒI XƯƠNG

    Nguyên nhân trẻ còi xương

    – Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường…).

    – Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai: Điều này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua rau thai để đáp úng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.

    – Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp: Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.
    Biểu hiện có nguy cơ bị còi xương.

    – Bé có thể vẫn đủ cân nặng và chiều cao, tuy nhiên phụ huynh cần chú ý các triệu chứng: răng chậm mọc, tóc rụng, hay giật mình, bứt rứt, ọc sữa. Ngủ không yên giấc, hay khóc đêm, đổ mồ hôi đầu. Xương bị mềm, dễ biến dạng như: đầu bẹp, lồng ngực gù, tay chân cong, trán dô, có 2 bướu ở đỉnh đầu, thóp chậm đóng; đặc biệt, tuy trẻ bụ bẫm nhưng cơ nhão… Ngoài ra, cơ thể còn giảm sức đề kháng, trẻ hay bị nhiễm trùng hô hấp. Nếu không điều trị kịp, bé sẽ còi xương thật sự như: bị tay cán vá, chân cong vòng kiềng, ngực dô hoặc lép…

    tre-coi-xuong

    – Khi thấy bé có những biểu hiện trên bạn cần xem lại coi món ăn có đủ các chất cần thiết và phù hợp với lứa tuổi, sở thích của bé không? Mỗi ngày, trước 10 giờ sáng, bé có được cởi bỏ quần áo để phơi nắng 5 phút (với trẻ dưới 18 tháng) hoặc được chơi ngoài trời ít nhất 30 phút (với trẻ lớn hơn)? Đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn hoặc chỉ định dùng thuốc. Đa số các bé khi có biểu hiện trên không phải chỉ còi xương mà còn có thể bị suy dinh dưỡng kèm theo bệnh nhiễm trùng khác do cơ thể giảm sức đề kháng.

    Phòng bệnh còi xương

    – Trong thời gian có thai và cho con bú, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời. Nên ăn uống hợp lý, chú ý thực phẩm giàu vitamin D, canxi để phòng tránh còi xương sớm cho trẻ từ trong bào thai và trong những tháng đầu sau đẻ.

    – Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu , sau đó cho ăn bổ sung. Chú ý cho ăn dầu mỡ, thực hiện tô màu bát bột. Hằng ngày phải cho trẻ tắm nắng 5-10 phút để có đủ vitamin D.

    – Bổ sung vitamin D 400 đơn vị/ngày cho trẻ đẻ non, đẻ thấp cân. Một trong những biện pháp phòng bệnh còi xương là tăng cường vitamin D vào thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.

    còi xương

    Điều trị trẻ còi xương

    Bổ xung canxi cho trẻ

    Canxi luôn cần được cung cấp cho cơ thể trong suốt các giai đoạn của cuộc sống, từ trong bào thai cho đến khi trưởng thành và người già. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam và RDA của Mỹ, mỗi ngày trẻ em cần khoảng 500 -1.000mg canxi tùy theo độ tuổi.

    Sữa và các chế phẩm của sữa như sữa chua, bánh flan, phô-mai… là nguồn cung cấp canxi quan trọng, sau đó là đậu hũ, hải sản (cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ mới chứa nhiều canxi), đậu các loại, mè, rau xanh…

    Hàm lượng canxi trong một số loại thực phẩm (có trong 100g thực phẩm ăn được)

    Bổ xung vitamin D cho trẻ còi xương

    vitamin-D

    Ngoài việc cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin D như sữa, trứng, gan, bơ… trẻ em mọi độ tuổi đều cần phải được tắm nắng nhẹ 15-20 phút mỗi ngày. Ánh nắng nhẹ là nắng trước 9 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều. Cần bộc lộ da càng nhiều càng tốt để ánh nắng trực tiếp chiếu vào da thì sẽ tạo ra nhiều vitamin D.

    Sau khi ra nắng vài phút cho bé ấm người rồi mẹ nên cởi bớt nón, vớ, vén áo hoặc quần bé càng nhiều càng tốt.

    Không phơi nắng qua cửa kính. Trẻ nhỏ chưa đi được thì bà mẹ cần bồng bế trẻ ra ngoài trời để tắm nắng, nếu trẻ đã tự đi được thì cần nhắc nhở và tạo điều kiện cho trẻ ra môi trường bên ngoài.

    Bà mẹ đang cho con bú sữa mẹ cũng phải tắm nắng hằng ngày để đảm bảo cho nhu cầu vitamin D của chính người mẹ đồng thời có đủ vitamin D trong sữa mẹ để cung cấp cho trẻ.

    Cua đồng: 5.040mg, Hến: 144mg, Tép gạo: 910mg, Tôm đồng: 161mg, Tép khô: 591mg, Lòng đỏ trứng: 134mg, Sữa bò tươi: 120mg, Sữa chua: 120mg, Sữa bột: 939mg, Đậu hũ:150mg, Mè: 1.200mg, Rau dền, rau muống: 100mg, Rau ngót: 69mg, Măng khô: 100mg

    ———————————————————

    TRẺ SUY DINH DƯỠNG

    Nguyên nhân

    – Một số công trình nghiên cứu cho thấy, còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, tình trạng thiếu vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm nhiễm với vi khuẩn, do đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với trẻ bình thường.

    – Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc đẻ bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu.

    suy-dinh-duong

    – Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.

    Điều trị trẻ suy dinh dưỡng

    – Tăng số bữa ăn trong ngày: Cho trẻ ăn 5-6 bữa mỗi ngày, tức ngoài 3 bữa chính, cần thêm 2-3 bữa phụ bằng sữa, chè, bánh…

    – Cho thêm chất béo vào thức ăn: Cho thêm 1-2 muỗng dầu ăn vào chén cháo cho trẻ nhỏ hoặc tăng các thức ăn chế biến nhiều chất béo, thức ăn chiên xào…

    – Cho ăn đặc hơn: Bột đặc có năng lượng cao hơn bột lỏng hay cháo lỏng. Với trẻ đã đủ răng nên cho ăn cơm tán nhuyễn.

    – Cho trẻ ăn bù sau giai đoạn bệnh.

    – Tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa: ví dụ: Sau khi ăn 1/2 chén cơm, cho trẻ ăn 1/2 chén mì…; ăn thêm 1 hũ sữa chua, 1 miếng phô mai… hay uống thêm 1 ly sữa.

    – Sử dụng các thức ăn đặc biệt: Có thể cho trẻ ăn thêm một số loại thức ăn đặc biệt có năng lượng cao hơn thức ăn thông thường, ví dụ bột dinh dưỡng cao năng lượng PediaPlus với công thức tăng trưởng tối ưu, khá lý tưởng cho trẻ hấp thu tối đa các dưỡng chất để phát triển cả thể chất, trí tuệ và bắt kịp đà tăng trưởng so với các bạn đồng trang lứa.

    Dược sĩ Hưng 


    CanxiKing

    CANXI KING – LỚN CÙNG TRẺ EM

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội