HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh sinh lý

    Cảnh báo nguy hiểm về bệnh giang mai

    1. Đặc điểm


    Bệnh giang mai là bệnh lây qua đường tình dục gây nên do xoắn khuẩn giang mai. Bệnh thường tiến triển lần lượt theo từng thời kỳ và kéo dài hàng chục năm. Người mẹ bị bệnh có thể lây truyền sang con thông qua đường nhau thai. Trong quá trình phát triển của bệnh có lúc có triệu chứng lâm sàn và đôi khi có thời gian không có biểu hiện triệu chứng (giang mai kín). Hiện nay, người ta đã tìm ra phương pháp trị bệnh rất có hiệu quả, bệnh được chữa khỏi hoàn toàn, người mẹ bị bệnh nếu được điều trị tốt sẽ bỏ được nguy cơ lây sang con. Nhưng các chuyên gia có lời khuyên cho các bà mẹ trong thời gian bị bệnh không nên có hoạt động tình dục và mang thai mà cần giữ gìn bộ phận sinh dục đặc biệt trong quá trình điều trị bệnh.



    2. Biểu hiện của bệnh



    Thời gian ủ bệnh của người bệnh thường kéo dài khoảng 3 đến 4 tuần. Được chia ra thành các thời kỳ sau.



    A. Giang mai thời kỳ I (hay còn gọi là săng giang mai)



    Giai đoạn này có biểu hiện là một vết chợt nông không đau không ngứa, thường phát sinh ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ.



    Khi vết chợt này xuất hiện rồi chúng lại tự mất đi mà không cần tác động của thuốc. Thực tế khi đó người bệnh không thấy biểu hiện lầm tưởng là bệnh đã khỏi nhưng thực chất nó chuyển sang giai đoạn phát triển mới rồi lan ra toàn thân. Bệnh xuất hiện bao giờ cũng đi kèm với hiện tượng sưng hạch vùng bẹn, hạch không đau, không làm mủ.

     

    xoắn khuẩn giang mai

    Xoắn khuẩn giang mai

     

    B. Giang mai thời kỳ II (cách giai đoạn 1 khoảng 45 ngày)



    Đây là thời kỳ xoắn khuẩn lan tỏa toàn thân gây tổn thương ở da, niêm mạc và các triệu chứng toàn thân. Đây là giai đoạn nhiễm soắn khuẩn huyết.



    Biểu hiện là các đào ban giang mai, sẩn giang mai, sẩn phì đại ở bộ phận sinh dục, hậu môn, màng niêm mạc ở hậu môn, miệng họng. Các triệu chứng khác như rụng tóc, tất cả các hạch bạch huyết đều bị sưng nhưng người bệnh không có cảm giác bị đau đớn; có biểu hiện sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, đau xương khớp. Thời kỳ II diễn tiến trong vòng hai năm đầu, đây là giai đoạn không những nguy hiểm cho người bệnh mà cho toàn xã hội bởi vì giai đoạn này bệnh lây lan nhiều và dễ dàng nhất.



    C. Giang mai thời kỳ III



    Thường xuất hiện từ năm thứ 3 sau khi có sự xuất hiện của vết chợt và nó được tiến triển trong suốt nhiều năm. Giang mai gồm: giang mai, giang mai tim mạch, giang mai thần kinh. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể không có biểu hiện bệnh trong nhiều năm hoặc suốt đời, và không nhất thiết có giang mai II là phải có giang mai III.



    D. Giang mai kín



    Xen kẽ giữa các thời kỳ, bệnh có các giai đoạn không biểu hiện triệu chứng nhưng bệnh vẫn tiếp tục tiến triển gây nên các triệu chứng sau này và có khả năng lây lan sang người khác. Giang mai kín phát triển muộn sau 2 năm và ít có khả năng lây nhiễm hơn.



    E. Giang mai và thai nghén



    Xoắn khuẩn giang mai lây từ mẹ sang con qua nhau thai gây sảy thai, thai chết lưu đẻ non, giang mai bẩm sinh. Điều trị bệnh cho bà mẹ đồng thời có tác dụng phòng ngừa lây truyền và điều trị cho cả thai nhi. Vì vậy cần xét nghiệm và điều trị kịp thời cho các bà mẹ bị bệnh khi mang thai.



    F. Xét nghiệm



    Để chẩn đoán bệnh có thể tiến hành xét nghiệm tìm xoắn khuẩn tại tổn thương giang mai. Các xét nghiệm huyết thanh RPR, VDRL là kỹ thuật đơn giản dễ làm và rẻ tiền, có thể tiến hành xét nghiệm ở mọi cơ sở y tế.



    3. Điều trị



    Cần điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh dứt khoát, đề phòng tái phát và di chứng, ngăn chặn lây lan. Điều trị đồng thời cho cả bạn tình của bệnh nhân.



    Cách điều trị bệnh giang mai phải phụ thuộc vào việc xác định giai đoạn phát triển của bệnh.



    – Điều trị bệnh giang mai mới hai năm đầu (Giang mai I, II và giang mai kín) bằng những cách sau:



    + Benzathin penixilin G 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp mông liều cao nhất, mỗi bên mông 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày liên tục trong 10 ngày.



    – Điều trị giang mai muộn trên hai năm (giang mai III, giang mai kín muộn).



    + Benzathin penixilin G 2,4 triệu đơn vị tiêm bắp mông một tuần một lần, tiêm liên tục trong 4 tuần tổng liều 9,6 triệu đơn vị.



    + Procain Penixilin G 1,2 triệu đơn vị tiêm bắp mỗi ngày tiêm liên tục trong 3 – 4 tuần.



    Chú ý: Bệnh giang mai ở phụ nữ có thai được điều trị như liều ở trên và ở tất cả các giai đoạn của thai nhi.



    Giang mai bẩm sinh, giang mai thần kinh cần được điều trị ở các cơ sở chuyên khoa.


    X9-tang-cuong-sinh-ly-nam

    X9 – SỨC MẠNH CỦA ĐÀN ÔNG

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội