HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Tác dụng chữa bệnh từ cây khế

    Khế còn có tên gọi là Ngũ liễm tử hay Ngũ lăng tử (trong Hán tự), tên khoa học Averrhoa carambola L. thuộc họ chua me đất. Khế có nguồn gốc tại Siri Lanka. Là cây gỗ thường xanh cao tới 10-12m. Lá kép lông chim, mỏng hình trái xoan nhọn. Cụm hoa ngắn, thành chùm xim, ở nách các lá, màu hồng hay tím. Quả to, tiết diệt hình ngôi sao 5 múi. Mùa hoa tháng 4 – 8, quả tháng 10 – 12. Trong múi khế chua, hàm lượng acid oxalic là 1%. Ngoài ra có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K. Có các vitamin A,C, B1, B2 và P…

    Giá trị dinh dưỡng của khế không cao; 100g khế chỉ cho 35,7calorie. Có vị chua là nhờ sự có mặt của các acide hữu cơ chiếm khoảng từ 800 – 1.250mg/100g khế. Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất, song dịch chiết qua cồn lại ức chế yếu nhất.
     
    Ở Ấn Độ quả khế được ăn để cầm máu, chữa trĩ, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt… Tại Braxil dùng khế làm thuốc lợi tiểu. Nước sắc cành lá mang quả trị lở ngứa do sơn ăn (tức nhựa của cây sơn Rhus verniciflua dính vào da gây lở loét). Hột khế giã nát sắc uống có tác dụng lợi sữa, điều kinh, giải độc. Bột hột khế khô có tính an thần nhẹ.
     
    Đông y cho rằng khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín lại ôn sinh tân dịch chủ trị phong nhiệt (nóng sốt), sinh tân dịch, chỉ khát, giải độc, lợi tiểu và còn có tài liệu ghi dùng trị nhiều bệnh khác như chữa thận hư, tinh kém, chữa lỵ, kinh giãn ở trẻ em…
     
     
    Khế được trồng khá phổ biến ở nước ta và thường được dùng trong các bữa ăn
     
    Lá khế trị ngứa
     
    Dùng cành, lá khế sắc đặc, tắm hàng ngày sẽ trị được các bệnh ngoài da như dị ứng, ghẻ ngứa, lở loét bên ngoài.
     
    Ngoài ra lá khế giúp nhổ lông vịt, ngan nhanh và sạch. Ở thôn quê người ta hay nấu lá khế với nước vôi trong, sau đó nhúng vịt, ngan vào rồi mới nhổ lông. Làm như thế vịt, ngan sẽ rất sạch, không còn lông măng.
     
    Hoa khế chữa ho
     
    Hoa khế phơi héo, sau đó mang tẩm nước gừng cho khô. Bỏ vào lọ dùng dần, mỗi lần dùng hãm như nước trà, uống liên tục trong nhiều ngày sẽ hết ho.
     
    Quả khế chứa nhiều vitamin C
     
    – Quả khế chứa nhiều vitamin C và các sinh tố vitamin khác. Trung bình mỗi ngày ăn một quả khế có thể đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
     
    – Quả khế nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, chữa trĩ. Nước ép khế ngọt được xem là một vị thuốc giảm sốt hiệu quả.
     
    – Khế muốn để dành dùng dần có thể cắt lát mỏng, nhúng nước muối rồi phơi khô mà không sợ bị mốc.
     
    – Ngoài ra khế tươi còn được dùng làm gia vị chế biến món ăn như kho cá, làm các món gỏi..
     
    Hạt khế lợi sữa
     
    Hạt khế giã ra, sắc uống sẽ giúp bà mẹ đang cho con bú tiết ra nhiều sữa.
     
     
     Khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát có tác dụng trong việc chữa bệnh
     
    Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương tiêu biểu trị bệnh từ cây khế:
     
    Chữa cảm nắng, cảm nóng: Lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.
     
    Chữa nhức đầu, đi tiểu ít: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.
     
    Chữa lở loét, mụn nhọt, nước ăn chân: Nấu nước lá khế kết hợp với lá thanh hao, lá long não… làm nước tắm, hoặc nấu nước quả khế rửa chỗ đau hằng ngày hoặc lấy 1 – 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.
     
    Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc vỏ núc nác.
     
    Chữa ngộ độc nấm: Lấy lá khế 20g, lá lốt 10g, đậu ván đỏ 20g. Tất cả đều dùng tươi, rửa sạch, cho vào cối giã nát, hòa với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống cả một lần. Thường chỉ uống 2 – 3 lần là khỏi bệnh.
     
    Phòng bệnh sốt xuất huyết: Sắc lá khế 16g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng được bệnh.
     
    Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ngoài ra, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.
     
    Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: Khế chua 3 quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượu trắng, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần uống vào lúc không no không đói quá.
     
    Chữa viêm họng cấp: Lá khế tươi 80 – 100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 – 3 lần để ngậm và nuốt dần.
     
    Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nước gừng) 8 – 12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8 – 10g, kinh giới 8 – 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
     
    Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong. Cách làm: Khế rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.
     
    Giải nhiệt: Dùng quả khế ép lấy nước uống rất tốt để giải nhiệt cũng như chống cảm nắng vào mùa hè oi nực.
     
     
    Vừa là loại quả ăn, thuốc chữa bệnh, khế còn là gia vị không thể thiếu trong một số món ăn dân dã
     
    Làm thanh nhiệt giải độc (trong ung thư đối với người đang điều trị phóng xạ hay truyền hóa chất): Lấy vài quả khế rửa sạch, vắt lấy nước cốt thêm nước đường vào nấu sôi, rồi lại cho táo tây đã gọt vỏ thái miếng, chuối thái nhỏ, cam lấy múi và nho vào nồi nấu sôi, cho chút bột để làm sánh. Múc ra bát và ăn trong ngày.
     
    Ngừa táo bón, chữa trĩ: Khế có nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.
     
    Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20g, vỏ cây hồng bì 30g, rễ cây quả giun 20g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.
     
    Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo: Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.
     
    Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân,lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
    Ngoài ra, lá khế giúp nhổ lông vịt, ngan nhanh và sạch. Ở thôn quê người ta hay nấu lá khế với nước vôi trong, sau đó nhúng vịt, ngan vào rồi mới nhổ lông. Làm như thế vịt, ngan sẽ rất sạch, không còn lông măng.
     
    Thúc sởi mọc ở trẻ: Lấy lá và vỏ cây khế sắc uống, sau khi sởi bay hết để tiệt nọc không bị tái lại cần dùng vỏ và lá khế nấu lấy nước tắm cho trẻ.
     
    Lưu ý: Trẻ em trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế và những thức ăn có nhiều axít ôxalic như lá me chua, chanh… vì axít ôxalic cản trở sự hấp thu canxi cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần