HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe sinh sản

    Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

    1. Tư thế nằm sau khi sinh mổ
     
    Tư thế nằm ngửa sẽ khiến bạn đau đớn rất nhiều, vì thế nên nằm nghiêng, kê gối sau lưng, tạo với mặt giường một góc khoảng 20 – 30 độ. Tư thế này sẽ giảm tối đa việc tác động đến vết mổ, nhất là khi dịch chuyển cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý rằng càng ít cử động thì càng đỡ đau.
    Trong vòng 6 giờ đầu tiên, cơ thể bạn vẫn còn bị ảnh hưởng của thuốc dùng gây tê màng cứng khi mổ, vì vậy bạn nên nằm duỗi thẳng người, không kê gối, để tránh một tác dụng phụ của thuốc là đau đầu. Sau khoảng thời gian này, bạn vẫn nên nằm nghiêng để giảm đau.
     
    – Không nên nằm bằng : Sau khi sinh mổ tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ sau sinh bắt đầu đau, nằm ngửa dưới giường là không tốt, sẽ cảm thấy đau đớn hơn, tử cung co thắt, nên cầm nằm nghiêng được kê gối chăn cao sau lưng để lưng và giường khoảng 20-300 nghiêng, để giảm việc di động của cơ thể, vết mổ bớt đau.
     
    – Không nằm yên tĩnh, cố định : Sau khi phẫu thuật thì nghỉ ngơi ở giường, nhưng ngủ lâu không tốt, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Sau khi phẫu thuật, cần thực hiên các hoạt động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. Sau 24h thì trở thân mình, ngồi dậy nhẹ nhàng, tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, như thế còn có thể dự phòng bị dính ruột cùng các tĩnh huyết mạch bị tắc dẫn đến các bộ vị tách mạch.Nên cho trẻ bú sữa sớm , không nên để sữa chảy, vú căng.
     
    2. Vận động sau khi sinh mổ
     
    Dĩ nhiên bạn cần nghỉ ngơi sau ca mổ đẻ, nhưng đừng nằm bất động quá lâu kẻo sản dịch sẽ bị ứ lại trong tử cung, không thoát ra được, rất nguy hiểm. Vì vậy sau 1 ngày, bạn nên tập cử động chân tay rồi nhúc nhắc ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu.
     
    Cách chăm sóc vết mổ sau sinh
     
    Hình ảnh về quá trình sinh mổ
     
    Tuy nhiên,trong vòng 2 tháng, người sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu muốn nhanh bình phục. Bạn cũng đừng mang vật gì nặng quá trọng lượng của em bé. Đừng lên xuống cầu thang quá nhiều, cũng không tự lái xe, vì việc xử lý những tình huống bất ngờ gặp phải trên đường có thể gây những chấn động mạnh lên vết mổ.
     
    3. Chăm sóc vết mổ sau sinh
     
    Tuần lễ đầu sau sinh mổ
     
    Chăm sóc vết mổ
     
    Sau khi sinh mổ, bà mẹ cần được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc với các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung và chăm sóc vết mổ để được an toàn tuyệt đối. Các bà mẹ hãy yên tâm vì những loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa non nên hãy tranh thủ cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt nhé. Trong trường hợp cảm thấy vết mổ quá đau, hãy nói với bác sĩ để được sử dụng những loại thuốc giảm đau an toàn cho sản phụ.
     
    Vấn đề ăn uống trong tuần lễ đầu
     
    Ngày đầu sau sinh mổ, bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo thịt loãng cho đến khi bạn đánh hơi được mới bắt đầu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa và các loại thức ăn nhanh: phở, hủ tiếu, nui… Sang ngày thứ 2 trở đi, bà mẹ ăn uống bình thường, chú ý ăn nhiều đạm và các thực phẩm có nhiều canxi. Đồng thời uống nhiều nước để có sữa cho bé bú.
     
    Vấn đề đi lại và nghỉ ngơi
     
    Sau sinh, bà mẹ nên dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi. Nên nằm nghiêng sang một bên để tránh bị đau do tử cung co thắt và tránh bị nôn. Khi đã cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn các bà mẹ nên ngồi dậy và tập đi để thông huyết, tránh tình trạng bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch.
     
    Tuần lễ thứ 2 trở đi sau sinh mổ
     
    Chăm sóc vết sẹo
     
    Lúc này hầu hết chị em đã được cắt chỉ. Hãy làm theo những hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết mổ được an toàn. Thời gian này, chị em cũng nên dùng khăn bông ấm để chườm vết mổ hàng ngày để tránh bị ngứa và đau khi thời tiết chuyển mùa.
     
    Nếu vết mổ bị ngứa, chị em đừng nên gãi mà hãy lấy bông thấm nước ôxy già, lau đi lau lại vết mổ sẽ đỡ ngứa. Trong trường hợp vết mổ căng tức, tiết dịch, mọc lông, khi nhổ 1 sợi lông ra thấy kèm theo mủ ở chân lông thì bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ. Lúc này bạn cần đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
     
    Về chế độ ăn uống
     
    Sau khi các mẹ đã đào thải được khí ra ngoài cơ thể có thể ăn uống bắt đầu từ những loại thức ăn lỏng đến sền sệt, nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá như canh trứng gà, cháo nhuyễn, rau xanh… sau đó tuỳ theo thể chất của sản phụ để dần dần khôi phục lại chế độ ăn như bình thường. Chị em cũng cần uống nhiều nước để tránh tình trạng táo bón sau sinh.
     
    Về vấn đề đi lại
     
    Trong vòng 2 tháng, chị em sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu bạn muốn nhanh bình phục
     
    4. Chăm sóc vết sẹo sau sinh 
     
    Hiện tượng liền sẹo vết mổ
     
    Liền sẹo vết mổ là một quá trình phức tạp, sự lành sẹo da trải qua 4 giai đoạn chồng lấp nhau: giai đoạn xuất huyết và phản ứng viêm, giai đoạn biểu mô hóa, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo.
     
    Các yếu tố ảnh hưởng đến sự liền sẹo vết mổ
     
    Nhiễm trùng tại chỗ hay nhiễm trùng toàn thân là một trở ngại cho sự lành vết mổ. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp vết mổ mau lành và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hồi phục của vết mổ.
     
    Vai trò vitamin và các yếu tố vi lượng trong sự lành vết mổ sinh
     
    Trong suốt quá trình làm lành vết mổ, các loại vitamin B, C, A, K. Tham gia trong quá trình tổng sản sinh collagen và đa dạng hóa của các nguyên bào sợi cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Riêng vitamin K, tham gia vào cơ chế cầm máu ở giai đoạn đầu của vết mổ. Ngoài ra các yếu tố vi lượng như: canxi, kẽm, sắt, đồng có vai trò chính trong quá trình lành vết mổ.
     
    Các thành phần chính khâu lành vết mổ
     
    Protein: đây là nguyên liệu chính để tạo tế bào mới, thành phần của mô hạt và các thành phần khác có liên quan đến sự lành vết thương như collagen, fibronectin. Mỗi ngày, cần ăn khoảng 200g các thức ăn cung cấp protein như: thịt, cá, trứng, sữa, đậu. Các chất có liên quan đến việc tạo máu (sắt, acid folic, vitamin B12, chất đạm): máu là phương tiện mang những nguyên liệu cần thiết như protein, oxy đến và đem chất thải ra khỏi khu vực vết mổ.
     
    Một số lưu ý ở giai đoạn lành vết mổ
     
    Tránh hút thuốc lá hay người nhà hút thuốc làm cho các bà mẹ hút thụ động vì đây là nguyên nhân gây co các mạch máu ở ngoại vi, làm giảm sự tưới máu đến vết mổ, giảm lượng ôxy đến mô. Ở những bà mẹ bị rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bệnh lý suy gan, suy thận, các vết mổ rất khó lành. Cần tham khảo ý kiến chuyên viên dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, giúp ổn định cơ thể để vết mổ mau lành, đồng thời không ảnh hưởng xấu đến bệnh lý đang có.
     
    Chăm sóc vết mổ trên những bà mẹ có cơ địa sẹo lồi
     
    Sẹo lồi là những vết sẹo lồi lên khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng phải có thể gây đau, có khi gây ngứa, tồn tại mãi với thời gian. Sẹo lồi tạo nên do sự phát triển quá mức, dày đặc chất collagen ở lớp bì và dưới da trong quá trình hồi phục vết mổ. Sẹo lồi thường không tự giảm mà lại có khuynh hướng phát triển trở lại sau khi bị cắt đi. Sẹo lồi, thường do cơ địa sẹo lồi hoặc do ảnh hưởng di truyền.
     
    Chăm sóc vết mổ trên cơ địa sẹo lồi hết sức kỹ lưỡng, tránh nhiễm trùng, tránh là căng da quá mức. Thay băng hàng ngày với nước rửa dung dịch Betadin, ngày thứ 3 trở đi có thể để hở da, không cần thay bắng. 
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội