HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Bệnh Hysteria

    1. Nguyên nhân của bệnh
     
    Các yếu tố gây stress đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khởi phát trạng thái phân ly. Các hoàn cảnh xung đột dồn nén, các tình huống đòi hỏi phải quyết định, đương đầu nhưng bệnh nhân lại không đủ bản lĩnh và khả năng để giải quyết, đối mặt nên trạng thái bệnh phân ly xuất hiện như một tình huống đệm, để bệnh nhân lẩn trốn thực tại. Bên cạnh đó, nhân cách được coi là yếu tố chính, thường là loại thần kinh yếu, tính cách "nghệ sĩ" (thích hình thức, thích được chú ý), kém chịu đựng khó khăn, dễ bị xúc động hay tự ái, cả tin, dễ bị ám thị, loại hình nhân cách này thường gặp ở phụ nữ trẻ, chưa có va chạm nhiều trong cuộc sống.
     
    Một số trường hợp cũng có thể gặp ở nam giới: người yếu đuối, ít va chạm, được gia đình chiều chuộng nhiều, quá chú ý, quá bao bọc (con út, con một), môi trường xã hội không bền vững… Ngoài ra, có thể có các yếu tố góp phần làm xuất hiện cơn Hysteria như cơ thể yếu mệt, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chấn thương, thời kỳ dậy thì, thời kỳ mãn kinh…
     
    Về cơ chế phát sinh hysteria, có nhiều học thuyết khác nhau. Các nhà thần kinh học hiện đại cho rằng bệnh phát sinh do tăng cảm xúc, ám thị ở những người có nhân cách yếu. Ở những người này, vỏ não suy yếu, hệ thống dưới vỏ não thoát ly nên khi bị kích thích thì không thể kiềm chế được, tăng ức chế vỏ não. Cuối cùng là sự tăng hoạt động dưới vỏ mà biểu hiện trên lâm sàng là nhiều triệu chứng đa dạng, tùy theo vùng não bị kích thích tập trung. Chính từ đặc điểm này mà bệnh có thể xuất hiện và giảm bớt bằng cách ám thị. Cảm ứng thành cao trào khi có sang chấn tạo phản ứng dây chuyền trong cộng đồng (có cùng hoàn cảnh), làm gây bệnh tập thể, một lúc có thể lên đến cả trăm người.
     
    2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh
     
    Cơn hysteria: Cơn co giật, co cứng sững sờ sau một chấn thương tâm lý. Bệnh nhân giãy giụa la hét, đập giường… nhưng ý thức vẫn tỉnh táo và nhận biết được xung quanh, thích được mọi người chú ý.
     
    Cơn rối loạn cảm xúc: Kêu khóc, cảm xúc hỗn độn, nói không chuẩn, không ăn nhập với chủ đề xung quanh, gào thét không rõ lý do, ý thức ít bị rối loạn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có ảo giác (thường là ảo thị – nhìn thấy những hiện tượng không có từ bên ngoài). Bệnh nhân rất dễ bị ám thị và tự ám thị (nhận thức không đúng về sự vật hiện tượng xảy ra ).
     
    Cơn ngất lịm hysteria: Đột nhiên ngất lịm nhưng ý thức không bị ảnh hưởng nhiều, mắt có thể còn chớp nháy (khác hẳn cơn ngất do tim, bệnh nhân mệt mỏi trước khi có cơn, tiền sử có bệnh tim mạch, khi cơn xảy ra ý thức bị mất hoàn toàn).
     
    Cơn ngủ hysteria: Lên cơn co giật nhẹ rồi đi vào giấc ngủ nhưng mắt vẫn lim dim. Giấc ngủ có thể kéo dài 1-2 ngày.
     
    Rối loạn vận động: Có thể gặp rối loạn vận động như run, co giật, liệt chức năng mơ hồ không rõ định khu, không rõ ràng, có khi như giả vờ, lan tỏa khắp cơ thể.
     
    Rối loạn cảm giác: Rối loạn cảm giác mất hoặc tăng cảm (một kích thích nhỏ nhưng bệnh nhân cảm nhận lớn hơn bình thường); cảm giác đau và sơ đồ cảm giác cơ thể; cảm giác nội tạng cũng bị rối loạn như đau bụng, đau ngực, đau vùng tim…
     
    Rối loạn giác quan: Đột nhiên điếc sau một chấn thương tâm lý mà không hề có tổn thương thực thể ở hệ thống thính giác. Khả năng phục hồi bằng thôi miên hầu như có kết quả rất rõ. Có khi bệnh nhân đột nhiên chẳng nhìn thấy gì trong khi mắt vẫn mở, vẫn mơ hồ nhận thấy le lói vật thể xung quanh.
     
    3. Cách xử trí với người bị bệnh hysteria
     
    Khi có bệnh nhân bị cơn Hysteria, cần cho bệnh nhân nằm nơi thông thoáng, thầy thuốc phải hết sức bình tĩnh, điềm đạm vì điều này có ảnh hưởng rất lớn tới bệnh nhân. Tuyệt đối tránh nhiều người vào thăm hỏi gây ồn ào, tỏ thái độ quá quan tâm lo lắng làm tăng thêm sự tự ám thị cho bệnh nhân dẫn đến cơn Hysteria kéo dài thêm. Có thể điều trị bằng biện pháp tâm lý như ám thị, thôi miên hoặc dùng giả dược cho bệnh nhân. Một số trường hợp nặng có thể dùng thuốc an thần, sau khi ngủ dậy bệnh nhân sẽ hết cơn.
     
    Điều trị dự phòng bao gồm loại bỏ các sang chấn tâm lý, điều chỉnh nhân cách, điều trị bệnh tật đang mắc. Một số trường hợp tái đi tái lại nhất thiết cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh – tâm thần. Tạo một môi trường giáo dục, môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, không có những căng thẳng, bức xúc về mặt tinh thần cũng giúp cho những đối tượng có nguy cơ cao: phụ nữ trẻ, người tâm lý không ổn định, người có nhân cách yếu… tránh được những ức chế về mặt tâm lý để cơn Hysteria không xảy ra.
     
    Phòng bệnh bằng phối hợp giảng dạy tâm lý và chăm sóc sức khỏe học đường, cân đối áp lực học tập, vui chơi, làm việc, nghỉ ngơi, loại trừ các yếu tố gây căng thẳng. Người bệnh hồi phục nhanh, nhưng bệnh dễ tái phát khi tiếp cận với những hoàn cảnh tương tự. Muốn cải thiện, người bệnh cần tập tính chịu đựng, tập luyện nhân cách vững vàng trong các môi trường khác nhau. Kêu gọi mọi người sống chan hòa, có tinh thần tập thể, tình thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau. Loại trừ các yếu tố gây căng thẳng, các yếu tố môi trường thuận lợi làm phát sinh bệnh như đã nêu ở trên.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội