HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Cách cho con trẻ uống thuốc an toàn

    Thông qua con đường uống

    Nếu uống thuốc bằng cách này cần phải chú tâm đến các yếu tố của đường tiêu hóa như độ rỗng của dạ dày, pH dịch tiêu hoa, nhu động ruột… Đặc biệt phải chú ý đến mức độ bài tiết dịch vị và acid HCl, do ở trẻ em tính theo cân nặng thể trọng thấp hơn nhiều so với người lớn, nhất là ở các bé thiếu tháng và trẻ sơ sinh. Mức độ này chỉ đạt được độ tương đương khi trẻ trên 2 tuổi. 
     
     
    Bởi vậy, việc dùng các thuốc chịu ảnh hưởng bởi acid dạ dày và dịch vị ở trẻ em cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Bên cạnh đó, tốc độ làm rỗng dạ dày ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh rất chậm, khoảng 6 – 8 tháng mới đạt được như người lớn, vì vậy phần lớn các thuốc dùng đường uống cho trẻ dưới 8 tháng tuổi sẽ hấp thu chậm hơn, do vậy ở lứa tuổi này người ta khuyến cáo nên dùng đường tiêm tĩnh mạch để thuốc hấp thu tối đa và ổn định hơn.
     
    Với đường trực tràng
     
    Trường hợp trẻ bị nôn hoặc các trường hợp khác mà trẻ không tiếp nhận uống thuốc được. Việc hấp thu qua đường trực tràng là khá tốt và nhanh, cũng cần lưu ý đến tình trạng ngộ độc thuốc là có thể xảy ra nếu không tính toán liều cẩn thận.
     
    Đường hấp thu qua da
     
    Ở trẻ em cũng hay dùng cách này, nhưng da trẻ em rất mỏng nên khả năng hấp thu qua da rất lớn, da bị tổn thương khả năng hấp thu càng tăng, vì vậy dễ dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra, da trẻ em rất nhạy cảm nên cần để ý đến các phản ứng kích thích tại chỗ.
     
     Cách tiêm bắp
     
     
    Đối với trẻ nhỏ cơ bắp chưa phát triển, do vậy lưu lượng máu tới cơ vân còn thấp, khả năng hấp thu chậm, hơn nữa tiêm bắp cũng gây một điều phiền toái khác là làm các bé rất đau. Nên các cha mẹ nên hạn chế dùng cách đưa thuốc này.

    Hấp thu qua niêm mạc hô hấp
     
    Với các thuốc dạng xịt, khí dung thì đây là cách được sử dụng nhiều do niêm mạc hô hấp mỏng, có nhiều mạch máu nên khả năng hấp thu thuốc tốt. Nhưng cũng cần phải lưu ý, nếu dùng nhiều các thuốc co mạch sẽ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp.
     
    Những điều nên tránh khi cho trẻ uống thuốc
     
     
     Không pha thuốc vào sữa, nước ép trái cây hoặc thức ăn của trẻ
     
    – Không bóp mũi trẻ, đè đổ thuốc. Giải thích và dỗ dành trẻ nếu trẻ khóc hoặc không chịu uống thuốc.
     
    – Không cho trẻ uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười hay đang co giật.
     
    – Không nên cho trẻ uống thuốc lúc bụng đói, nhất là các thuốc giảm đau, kháng
    viêm như: aspirine, corticoide… để phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày.
    – Không pha thuốc vào bất cứ loại nước nào hoặc thức ăn
     
    – Không tự ý dùng thuốc cho trẻ vì có thể gây ngộ độc, lờn thuốc. Luôn tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ khi dùng bất kỳ thuốc gì cho trẻ.
     
    – Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc. Không sử dụng toa cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống.
    của trẻ
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội