HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Sơ cứu trẻ trong những tình huống nguy hiểm

    Dưới đây là cẩm nang sơ cứu trẻ trong những tình huống nguy hiểm dành cho các bậc phụ huynh.

    Điện giật
     
    Bạn không được chạm vào bé nếu nó vẫn ở trong nguồn điện, nếu không bạn cũng bị giật.
     
    Tắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể. Còn khi bạn vẫn phải tiếp xúc với bé để lấy nguồn điện ra, hãy đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, dùng thứ gì đó bằng vật liệu cách điện, như cái chổi gỗ hoặc cuộn báo, và đẩy nguồn điện ra.
     
     
    Hoặc nếu không, thòng dây thừng vào cánh tay hoặc cổ chân bé và kéo ra khỏi nguồn điện.
    Kiểm tra hơi thở của bé. Nếu bé bất tỉnh nhưng vẫn thở, hãy đặt bé về tư thế hồi phục. Vết bỏng do điện giật có thể nhỏ nhưng gây nguy hiểm bên trong, hãy gọi cấp cứu.
     
    Trẻ bị ngộ độc
     
    Nếu bạn tin rằng bé đã hít hay nuốt phải chất độc như các chấy tẩy rửa, thuốc, hay các vật thể có hại, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và giữ bé im cho đến khi bác sĩ đến.
    Nếu có thể, tìm hiểu chúng đã nuốt phải thứ gì và mang theo vỏ hộp đến bệnh viện. Đừng khiến chúng nôn ra bởi nó chỉ do gây tổn hại dạ dày và đường ống.
    Nếu bé tự động nôn ra, hãy mang theo chỗ đó tới bệnh viện để phân tích.
     
    Nếu bé nuốt phải thứ gì gây bỏng họng, hãy cho chúng nhấp ít nước hoặc sữa để làm mát bên trong.
     
    Trẻ bị ngất
     
    Nếu bé bất tỉnh, gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ, hãy làm theo các bước sau.
    Nâng cằm bé lên bằng một tay trong khi dùng tay khi ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Khi đường không khí được mở, hãy lắng nghe hơi thở.
     
    Nếu không có dấu hiệu thở, hãy dùng biện pháp hô hấp nhân tạo. Ngửa đầu ra, nâng cằm lên và bịt mũi. Hít một hơi sâu, gắn mồm lên mồm bé và thổi hơi vào miệng trẻ trong 1 giây. Lặp lại không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực bé có phồng lên. Nếu không, kiểm tra miệng xem có vật cản và đảm bảo đầu vẫn ngửa ra.
     
    Đặt ngót tay lên xương ức của bé. Ấn mạnh và nhanh với tốc độ 100 lần/phút. Sau 30 cái, lại hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.
     
    Khi trẻ bị hóc, nghẹn
     
     
    Bé có thể ho sù sụ hoặc lặng câm bởi chúng không thể thở nổi. Nếu vật cản không thoát ra khi chúng ho, cần phải hành động ngay lập tức.
    Xem xét có vật thể nào ở trong, nhưng chỉ lấy ra khi bạn biết chắc có thể chạm vào mà không đẩy chúng sâu vào họng.
     
    Còn không, với bé hơn 12 tháng tuổi, đặt chúng nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay.
    Với em bé hơn, đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn, rồi mới đánh vào giữa vai bé.
     
    Nếu vẫn không hiệu quả, thì lật ngửa bé lên, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào xương ức. Cứ làm như thế sau 3 giây và nhìn vào mồm bé. Nếu bạn thấy cái gì đó thì nhặt ra, còn không thì tiếp tục ấn.
     
    Với bé trên 1 tuổi, đứng sau chúng và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần.
    Nếu bé vẫn không hết ngạt, hãy gọi cấp cứu trong khi tiếp tục sơ cứu.
     
    Bị bỏng
     
     
    Làm mát chỗ bị bỏng bằng nước lạnh trong ít nhất 10 phút. Nó sẽ làm giảm sưng phồng. Cởi bỏ quần áo ra, nhưng nếu nó dính vào vết bỏng thì để nguyên.
     
    Băng vết thương bằng loại nilon bọc thức ăn hoặc miếng vải sạch không nhiều sợi lông. Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn bàn tay thì phải đưa bé đến bệnh viện.
     
    Những điều cha mẹ nên lưu ý
     
    Những lưu ý về các phòng trong nhà dưới đây, cha mẹ nên để ý để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra cho bé.
     
    Chúng ta đều muốn những đứa con đang chập chững những bước đi đầu tiên của mình có thể thỏa sức đi lại và vui đùa mà không gặp phải bất cứ một tai nạn nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, không phải nơi nào trong căn nhà của chúng ta cũng an toàn đối với trẻ.
     
    Theo thống kê của một nghiên cứu mới đây, bốn khu vực nguy hiểm nhất đối với trẻ em trong nhà chúng là nhà bếp, phòng tắm, phòng khách và cầu thang. Do vậy, để đảm bảo con bạn được an toàn trong các khu có mức độ nguy hiểm cao này, bạn nên …
     
    Phòng khách
     
     
    Phòng khách là nơi tương đối an toàn cho trẻ em so với nhà bếp và phòng tắm. Tuy nhiên, phòng khách vẫn ẩn chứa những nguy hiểm có thể gây tai nạn cho con bạn. Có rất nhiều tai nạn xảy ra cho trẻ do những đồ vật có góc nhọn đặt trong phòng khách như kệ TV, bàn uống… . Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy chọn những đồ vật có góc tròn hơn. Bạn cũng nên chú ý không để bất cứ vật gì có thể gây hại trong tầm với của trẻ nhỏ. Theo những nghiên cứu mới đây, rất nhiều trẻ em đã chạy thẳng vào cửa kính và bị thương nặng.
     
    Nhà bếp
     
    Trong căn nhà của chúng ta, có lẽ nhà bếp là nơi nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với một chút để ý, bạn có thể làm giảm nguy cơ cho con em mình bị tai nạn ở khu vực này. Đầu tiên, bạn cần để những dụng cụ sắc nhọn như dao, kéo, v.v… ở những vị trí mà trẻ không thể với tới được. Tương tự, nếu con của bạn hay nghịch bật nắp nồi cơm điện, bạn nên sử dụng những nồi cơm điện có van khóa an toàn đối với trẻ em.
     
    Sàn nhà bếp thường có thể trở nên rất trơn do thức ăn, nước hoặc mỡ rơi ra. Do vậy, bạn phải thường xuyên vệ sinh sàn bếp để tránh trẻ bị trơn trượt. Ngoài ra, bạn cũng không nên để xoong, nồi trong tầm với của trẻ. Nhưng cách tốt nhất để tránh tai nạn cho trẻ là không để trẻ vào bếp một mình, đặc biệt là trong khi nhà bạn đang nấu ăn.
     
    Phòng tắm
     
    Cho đến khi trẻ đủ lớn để hiểu được sự nguy hiểm của phòng tắm, bạn không nên để trẻ một mình vào trong căn phòng này. Tuy vậy, có những lúc con bạn sẽ vào phòng tắm một mình mà bạn không thể biết được, do đó bạn phải sắp xếp những vật dụng trong nhà tắm một cách an toàn nhất có thể đối với trẻ. Bạn nên để các loại mỹ phẩm, thuốc vệ sinh, kem đánh răng ngoài tầm với của trẻ. Ngoài ra, bạn nên đậy nắp bồn vệ sinh, không bật bình nóng lạnh. Nền nhà tắm cũng nên được lát bằng những loại gạch có độ nhám để tránh trơn trượt cho trẻ.
     
    Cầu thang
     
    Để tránh trẻ bị tai nạn do cầu thang, bạn không nên để đồ vật hấp dẫn trẻ trên cầu thang, vì con bạn có thể bị ngã khi cố gắng trèo lên cầu thang để lấy những vật đó. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới khoảng cách giữa các thanh chắn trên lan can cầu thang, đảm bảo chúng không quá rộng vì trẻ có thể chui qua và ngã xuống đất. Tốt nhất là bạn nên có cửa ngăn ở các đầu cầu thang để ngăn trẻ đi lên cầu thang tránh tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.
     

     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội