HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Làm gì khi trẻ biếng ăn?

    Trẻ biếng ăn không phải là trường hợp hiếm gặp bởi có đến 20%  các ông bố bà mẹ của trẻ 3 tuổi và 42% bố mẹ các bé 4 tuổi phàn nàn về sự biếng ăn của con mình. Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm. Nếu con bạn vẫn phát triển bình thường thì bạn không có gì phải lo lắng. 
     
    Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu bệnh tự kỷ thuộc Trường Đại học Cambridge (Anh) thì ở những bé gái mắc bệnh tự kỷ và chán ăn có khá nhiều biểu hiện tương đồng vì đa số những bé gái mắc chứng biếng ăn đều có dấu hiệu của bệnh tự kỷ.
     
    Các nhà khoa học cho biết thêm, đối với những bé gái mắc chứng biếng ăn đều có các triệu chứng bệnh tự kỷ vượt quá mức trung bình, không chỉ ở những biểu hiện lâm sàng mà tâm lý của người mắc chứng biếng ăn cũng rất giống người bị bệnh tự kỷ.
     
    Vì các bé gái biếng ăn luôn phải lo ngại về vấn đề cơ thể của mình, nhất là vóc dáng và cân nặng, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các em. Ngoài ra, nếu tình trạng biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần, kém hấp thu dưỡng chất, chậm phát triển và suy sụp tinh thần, thậm chí nếu ở tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong. 
     
    “Bình cũ rượu mới” trị trẻ biếng ăn
     
    Để trị trẻ biếng ăn đòi hỏi tính chuyên nghiệp và ‘tư duy chiến lược’ từ phía phụ huynh.
     
    Khi người lớn có thể lựa chọn cho chính mình thực đơn cơm hoặc phở thì bé chẳng có sự lựa chọn nào hơn ngoài việc ăn những gì được ăn, đó là sữa, bột, cháo, cơm. Chúng ta được quyền nói không, hay từ chối một món ăn nào đó vì không ngon hay chưa thấy đói, nhưng bé thì chỉ có quyền lựa chọn… hoặc cố gắng ăn hoặc ngậm chặt miệng… và dĩ nhiên vũ khí cuối cùng sẽ là… nôn ra. Thế mới biết vẫn còn nhiều hơn thế những cái gọi là "bất công" với thực khách nhí của chúng ta! Đã đến lúc cần có cái nhìn nghiêm túc hơn về tính "dân chủ" và "dân quyền" của bé trong chuyện ăn.. Như một tất yếu, sự thích nghi và hòa hợp với bé biếng ăn cũng đòi hỏi sự nỗ lực nhất định và chuyên nghiệp hơn cùng với những "tư duy chiến lược" từ phía phụ huynh.
     
     
    Trẻ biếng ăn là nỗi lo đối với các bậc phụ huynh
     
    Sau đây là những cách đơn giản giúp cho bé nhà bạn có thể ăn hơn:
     
    1. Thư giãn – Tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời
     
    Các bé thường có xu hướng thích tự kiểm soát cuộc sống của mình, điều đó khiến chúng cảm thấy thỏa mãn hơn, tự tin hơn – và cách chúng cư xử với đồ ăn là một trong những biểu hiện của xu hướng này. Bạn càng ép, trẻ càng chống đối và không muốn ăn. Muốn giải quyết tận gốc vấn đề, hãy tự thả lỏng bản thân mình trước.
     
    Thay vì bắt trẻ phải ăn một loại đồ ăn nào đó vì chúng bổ dưỡng hay đắt tiền và bạn cảm thấy rất tiếc nếu trẻ không ăn; hãy đơn giản là cho trẻ lựa chọn vài loại đồ ăn trong một bữa, và để trẻ tự ăn. Bạn chỉ nên hướng dẫn trẻ cách ăn mà thôi. Đặt đồ ăn trước mặt bé, nếu bé không muốn ăn, bạn đừng ép, và cũng đừng căng thẳng về điều đó bởi các bé rất nhạy cảm và chúng sẽ nhận ra sự căng thẳng của bạn đấy!
     
    Ngoài ra, khi thường xuyên được tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ sẽ được phát triển cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ. Hoạt động này sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu thức ăn, giúp trẻ có cảm giác đói, thèm ăn, trẻ sẽ ăn sẽ ngon miệng hơn. Tuy nhiên, một số trẻ vì các lý do như thiếu sân chơi, chỗ chơi, tâm lý bao bọc, trẻ hay ốm vặt, bố mẹ quá bận… khiến cho trẻ rất ít được hoạt động ngoài trời. Bố mẹ cũng nên lưu ý không cho trẻ chạy nhảy quá nhiều, quá sức để trẻ không bị mệt.
     
    2. Để bé chọn lựa
     
    Không chỉ là chọn đồ ăn, bạn còn có thể khiến bé hứng thú hơn với bữa ăn hàng ngày khi bạn cho phép bé lựa chọn đĩa, bát ăn hay cốc uống nước. Bé sẽ mong đến bữa ăn để được tự mình lựa chọn xem hôm nay mình sẽ ăn bát có hình con thỏ hay con hổ? Màu đỏ hay màu xanh?
     
    Tuy nhiên bạn cần lưu ý thỏa thuận với trẻ rằng việc này sẽ chỉ có thể thực hiện tại nhà thôi nhé, còn khi đi ăn tiệm hoặc tới nhà người khác thì bé phải “có gì dùng nấy” như người lớn đấy!
     
     
    Hãy để bé lựa chọn những món ăn mà bé thích
     
    3. Giảm khẩu phần ăn của trẻ
     
    Một chén cơm đầy thực sự chẳng có hiệu quả gì trong việc kích thích sự thèm ăn của bé. Trái lại, nó sẽ làm bé sợ và ngán. Vấn đề sẽ hòan tòan khác nếu như trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một tí xíu cơm và vài muỗng canh. Bấy nhiêu ấy thức ăn bé hòan tòan có khả năng ăn được, cũng như chừng ấy thức ăn cũng đủ làm no bụng một đứa trẻ 2 tuổi.
     
    4. Sử dụng chiến lược “bình mới rượu cũ”
     
    Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mì. Bạn có thể cho canh vào ly  hoặc tách như một thứ đố uống thay vì trong chén như thường lệ. Hơn nữa. bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn.
     
    5.  Không nên ép bé ăn
     
    Khi ép ăn mà trẻ không muốn sẽ tạo ra một cảm giác bực bội ở cha mẹ, sự nóng vội (do suy nghĩ sợ con gầy yếu) khiến cha mẹ căng thẳng và tiếp tục ép ăn nghiêm khắc hơn. Hiện tượng này diễn ra hàng ngày có thể dẫn trẻ tới cảm giác ám sợ ăn. Đồng thời trong quá trình ép ăn, nét mặt căng thẳng của mẹ làm trẻ mất an toàn cộng với sự sợ hãi của trẻ sẽ làm mất đi cảm giác thèm ăn (vì không ai thèm (thích) ăn khi đang sợ hãi). Do đó đừng ép bé ăn cái mà bé không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.
     
    6. Cứ để bé ăn lâu như nó thích
     
    Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn là quá khó với bé; thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy chén cơm ra xa ngay. Bởi vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt.
     
    7. Bạn đừng bón cho bé, hãy để tự bé ăn
     
    Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé cảm thấy răng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.
     
    8. Hình thành nếp sinh hoạt hợp lý
     
    Trẻ ngủ đủ và ngon giấc đóng vai trò rất quan trọng bởi trẻ thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và nhu động ruột. Khi trẻ ngủ cần hạn chế các yếu tố xung quanh khiến cho giấc ngủ của trẻ không được sâu như ánh sáng, tiếng ồn, các hoạt động của người lớn và hạn chế xem video trước giấc ngủ.
     
    Ngoài ra, cha mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ, không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn, tốt hơn nên hạn chế ăn vặt ở. Kẹo hay đồ uống có gas sẽ khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao gây cảm giác no ảo. Khi đó, trẻ sẽ ăn ít hoặc mất cảm giác thèm ăn.
     
    9. Giảm những bữa ăn vặt
     
    Bạn hãy thử xem trẻ có ăn vặt hay không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.
     
    10. Để bé ngồi cùng bàn ăn
     
    Cho dù bé không muốn ăn, bạn vẫn nên để bé ngồi cùng mâm với các thành viên khác trong suốt bữa ăn. Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng nếu bé chịu ngồi bên cạnh bạn nửa giờ đồng hồ, nhiều khả năng, bé sẽ muốn ăn thứ gì đó.
     
    11. Kiểm tra lượng kalo hàng ngày của bé
     
    Với một bé kén ăn, bạn nên cẩn thận nhẩm tính lượng dinh dưỡng mà bé dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Sau đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để tìm cách cân bằng năng lượng cho bé.
     
    Nếu trẻ biếng ăn do nguyên nhân đến từ cha mẹ, thì những người lớn đã vô tình tước đi cảm giác thèm ăn – một nhu cầu căn bản và cấp bách của trẻ, lấy đi quyền được hưởng sung sướng của các em. Để giải quyết tốt mối quan hệ mẹ con trong ăn uống và giúp trẻ trọn vẹn thỏa mãn, trước hết các bậc cha mẹ nên lắng nghe sự mách bảo từ bản năng của mình xem trẻ thích ăn gì, trẻ không thích gì, ăn bao nhiêu là đủ, ăn khi nào. Còn các chỉ dẫn mang tình khoa học hay thực đơn hướng dẫn của bác sĩ nên chỉ dùng để tham khảo, định hướng cho cảm nhận bản năng của người mẹ.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội