HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Tìm hiểu về hội chứng “chân không nghỉ”

    Hội chứng chân không nghỉ này xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Tại Anh, số bệnh nhân được xác định mắc phải hội chứng Restless legs syndrome – RLS ước tính lên tới 5 triệu người. Điều đáng lo ngại hơn cả là hội chứng này do lỗi gen gây ra và có thể di truyền. Về bản chất, Restless legs syndrome là một dạng bệnh khủng hoảng hệ thần kinh với các biểu hiện đặc trưng như người bệnh không thể cưỡng lại được sự muốn chuyển động cơ thể và họ bắt buộc phải cử động chân, tay hay luôn đi lại để giảm cảm giác khó chịu trong người. Hội chứng bệnh xảy ra phổ biến và ảnh hưởng nhiều nhất đến tay, chân vì thế còn có tên gọi là hội chứng “chân không nghỉ”. Khi phải ngồi yên một chỗ, người bệnh bắt đầu có các triệu chứng bồn chồn, ngứa ngáy khó chịu trong cơ bắp chân hoặc tay và sự khó chịu này chỉ chấm dứt khi các cơ tay chân được vận động. Trong lúc ngủ, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng co giật cơ chân, tay và bồn chồn không yên. Bệnh lý có thể gây ra khủng hoảng cho giấc ngủ và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.

    Nguyên nhân nào dẫn đến Hội chứng chân không nghỉ?

    Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân của Hội chứng chân không nghỉ không rõ. Tuy nhiên, có thể Hội chứng chân không nghỉ liên quan đến di truyền. Hội chứng chân không nghỉ thường thấy ở những người trong cùng một gia đình với các triệu chứng khởi phát trước tuổi 40. Hiện nay người ta đã xác định được 5 nhiễm sắc thể chứa gen liên quan đến Hội chứng chân không nghỉ. Bên cạnh đó Hội chứng chân không nghỉ có liên quan đến rối loạn dẫn truyền ở vòng nối các hạch nền ở não sử dụng dopamin làm chất dẫn truyền. Sự gián đoạn của những con đường này gây nên các vận động không tự chủ. Có bằng chứng cho rằng nồng độ thấp của sắt trong não cũng có thể gây Hội chứng chân không nghỉ.

    Hội chứng chân không nghỉ cũng xuất hiện có liên quan đến các yếu tố hoặc các điều kiện sau đây: thứ nhất là các bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường và bệnh lý thần kinh ngoại vi. Bên cạnh đó một số thuốc như thuốc chống nôn, thuốc chống loạn thần… có thể làm nặng thêm các triệu chứng.

    Ngoài ra, tình trạng có thai đặc biệt là trong 3 tháng cuối. Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng thường biến mất trong vòng 4 tuần sau khi sinh.

    Cuối cùng còn một yếu tố khác cũng liên quan đến Hội chứng chân không nghỉ là uống rượu và thiếu ngủ cũng có thể làm nặng thêm hoặc gây ra triệu chứng ở một số cá nhân. Giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các yếu tố này có thể làm giảm triệu chứng Hội chứng chân không nghỉ, tuy nhiên việc loại bỏ các yếu tố trên có làm hết hẳn Hội chứng này hay không thì vẫn chưa đủ bằng chứng.

    Hội chứng chân không nghỉ xảy ra ở mọi lứa tuổi

    Dấu hiệu và triệu chứng

    Người ta mô tả các cảm giác chân không thoải mái như cảm giác “âm ỉ, từ từ, lê chân, dễ kích thích, ngứa, rát hoặc đau” ở bắp chân, đùi, bàn chân hoặc tay. Đôi khi những cảm giác rất khó tả. Hội chứng chân không nghỉ thường không được mô tả như chuột rút hoặc tê cơ.

    Các đặc điểm thường gặp của cảm giác này bao gồm:

    Khởi phát khi không hoạt động. Cảm giác này điển hình bắt đầu khi bạn nằm hoặc ngồi lâu, như ngồi trong xe ô tô, máy bay hoặc rạp chiếu phim.

    Muốn cử động. Cảm giác này của Hội chứng chân không nghỉ giảm khi ngồi dậy hoặc cử động. Người ta chống lại cảm giác chân không nghỉ theo nhiều cách căng chân, lắc nhẹ chân, bước trên sàn nhà, tập luyện hoặc đi bộ. Những cách này có thể loại bỏ hội chứng chân không nghỉ.

    Các triệu chứng nặng hơn vào buổi tối. Các triệu chứng thường không rõ vào ban ngày nhưng rất rõ vào buổi tối.

    Chân khó chịu suốt đêm. Hội chứng chân không nghỉ liên quan tới những cử động chân theo chu kỳ khi ngủ (PLMS). Bác sĩ thường gọi là rung giật cơ, nhưng hiện nay họ gọi chúng là PLMS. Bị PLMS, bạn co và duỗi chân vô tình khi ngủ không biết bạn đang làm gì thường ảnh hưởng tới giấc ngủ của người nằm chung giường. Hàng trăm lần khó chịu hoặc những cử động này có thể lặp đi lặp lại suốt đêm. Nếu bị Hội chứng chân không nghỉ nặng, những cử động vô tình này có thể xuất hiện khi bạn thức. PLMS thường gặp ở người già ngày cả khi bị Hội chứng chân không nghỉ và thường không làm gián đoạn giấc ngủ.

    Phần lớn những người bị Hội chứng chân không nghỉ rất khó ngủ. Mất ngủ có thể gây ngủ gà ngủ gật nhiều vào ban ngày, nhưng Hội chứng chân không nghỉ có thể làm cho bạn không muốn chợp mắt vào ban ngày.

    Mặc dù hội chứng chân không nghỉ không gây các bệnh nghiêm trọng khác, triệu chứng có thể thay đổi từ khó chịu tới tàn phế. Thực tế, các triệu chứng thường dao động về mức độ nặng, và đôi khi triệu chứng của bạn có thể biến mất trong một thời gian.

    Hội chứng chân không nghỉ có thể tiến triển ở bất kỳ lứa tuổi nào, thậm chí ở cả trẻ em. Nhiều người lớn bị Hội chứng chân không nghỉ có thể trở về tuổi thơ ấu khi họ đang tiến triển đau hoặc có thể tưởng là cha mẹ đang xoa chân để giúp họ ngủ. Rối loạn này thường gia tăng theo tuổi.

    Hội chứng chân không nghỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh

    Xác định Hội chứng chân không nghỉ

    Có 4 tiêu chí cơ bản để chẩn đoán Hội chứng chân không nghỉ:

    • Thứ nhất là các triệu chứng nặng hơn vào ban đêm và không xuất hiện hoặc có nhưng không đáng kể vào buổi sáng.
    • Thứ hai là nhu cầu mạnh mẽ buộc bệnh nhân phải di chuyển các chi bị ảnh hưởng thường gắn liền với dị cảm hoặc rối loạn cảm giác.
    • Thứ 3 là các rối loạn cảm giác được kích hoạt khi nghỉ ngơi, thư giãn hoặc khi ngủ và cuối cùng là các rối loạn cảm giác đó giảm đi khi di chuyển chân.
    • Ngoài ra một số xét nghiệm cần làm thêm như xét nghiệm máu có thể xác định sự thiếu hụt sắt và vitamin cũng như các rối loạn khác có liên quan với Hội chứng chân không nghỉ. Trong một số trường hợp, ghi đa ký giấc ngủ (polysomnography) có thể xác định sự hiện diện của nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ khác (ví dụ ngưng thở khi ngủ), và để theo dõi, kiểm soát chứng rối loạn này.

    Phụ nữ mang thai với hội chứng chân không nghỉ

    Những thay đổi trong thời kỳ mang thai khiến phụ nữ dễ rơi vào hội chứng chân không nghỉ

    Những phụ nữ đã mắc hội chứng “Chân không nghỉ” từ trước khi mang thai thường bị nặng hơn trong thai kỳ. Không ai biết chính xác tại sao hội chứng này lại đến với những phụ nữ mang thai, dù trước đó họ chưa từng mắc bệnh, nhưng cũng có vài giả thuyết được đưa ra. Thủ phạm có thể là do thiếu sắt, thiếu folate (thường nhắc đến bằng axit folic), sự thay đổi hóc-môn (đặc biệt là tăng estrogen) và sự thay đổi trong hệ tuần hoàn.

    Mới đây một nhóm các nhà nghiên cứu khác ở Munich, Đức phát hiện rằng chính hormon sinh dục nữ estradiol, bản chất là steroid tăng lên trong máu phụ nữ có thai (trung bình: 34,211pg/ml còn ở phụ nữ bình thường khỏe mạnh là 25,475pg/ml) đóng vai trò trong việc gây ra các kích thích trên khiến chân của phụ nữ có thai không ngừng cử động và ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon của họ.

    Người mắc Hội chứng chân không nghỉ đòi hỏi điều trị suốt đời

    Điều trị di chuyển các chi bị ảnh hưởng có thể là biện pháp tạm thời cho bệnh nhân. Bên cạnh đó cần tìm và điều trị các bệnh lý có liên quan như thiếu máu thiếu sắt, đái tháo đường, suy thận. Điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống (không sử dụng cà phê, thuốc lá, bổ sung sắt, folate, magie và thay đổi hoặc duy trì một mô hình giấc ngủ thường xuyên, một chương trình tập thể dục và massage chân, tắm nước nóng, hoặc bằng cách sử dụng một miếng đệm nóng hoặc túi nước đá bởi các hoạt động có thể làm giảm các triệu chứng ở những trường hợp Hội chứng chân không nghỉ nhẹ hoặc vừa phải.

    Hội chứng chân không nghỉ nói chung là một hội chứng đòi hỏi phải điều trị suốt đời. Tuy nhiên, liệu pháp hiện tại có thể kiểm soát các rối loạn, giảm thiểu các triệu chứng và tăng thời gian của giấc ngủ yên tĩnh. Các triệu chứng dần dần có thể tồi tệ hơn với tuổi tác, mặc dù sự suy giảm có thể là hơi nhanh hơn cho các bệnh nhân cũng bị một bệnh liên quan. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể thuyên giảm các triệu chứng trong nhiều ngày, tuần, hoặc vài tháng tuy nhiên sau đó lại xuất hiện trở lại.

    Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ chế gây Hội chứng chân không nghỉ có liên quan đến sự mất cân bằng dopamin trong vỏ não. Như vậy, có thể áp dụng cách điều trị tương tự như điều trị chứng Parkinson là làm cân bằng lượng dopamin thiếu hụt trong vỏ não để hạn chế cảm giác bồn chồn khó chịu chân tay khi cơ thể không hoạt động. Ngoài ra, nguyên nhân thứ phát gây Hội chứng chân không nghỉ còn được phát hiện do các viêm nhiễm gây thiếu hụt sắt trong máu và do phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với khuẩn gây bệnh đường ruột. Tuy nhiên, Hội chứng chân không nghỉ vẫn đang được xem là bệnh lý phức tạp chưa cách nào chữa trị dứt điểm và cần nhiều thời gian nghiên cứu làm rõ.

    Những điều nên tránh

    • Phụ nữ có thai không nên dùng thuốc để chữa hội chứng “Chân không nghỉ”
    • Nếu đang bị Hội chứng chân không nghỉ, bạn nên cố gắng loại bỏ hoàn toàn caffein ra khỏi chế độ ăn uống bởi một lượng nhỏ caffein cũng có thể khiến các triệu chứng của “Chân không nghỉ” trở nên tồi tệ hơn.
    • Nằm trên giường đọc sách hay xem TV trước khi ngủ có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn bởi bạn càng nằm yên lâu thì “Chân không nghỉ” càng có khả năng xuất hiện. Vì thế, chỉ nên lên giường nằm khi bạn thực sự muốn ngủ ngay.

    Dược sĩ Hưng


    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội