HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và hướng xử lý

    Ngủ là một phần tất yếu và vô cùng quan trọng của cuộc sống. Giấc ngủ là một hoạt động có hiệu quả để đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khoẻ sau một ngày thức để làm việc. Giấc ngủ còn góp phần giúp cơ thể bài tiết ra hóc môn tăng trưởng giúp cho trẻ em phát triển và lớn lên. Chúng ta không thể sống mà không ngủ. Nếu mất ngủ trong một thời gian dài thì cơ thể chúng ta sẽ rối loạn và có thể dẫn đến chết.

    Giấc ngủ còn được xem như một tiêu chuẩn bắt buộc để đánh giá chất lượng của cuộc sống. Đối với người thầy thuốc, giấc ngủ của người bệnh được xem như là một tiêu chuẩn cần đạt được trong quá trình điều trị và tiên lượng bệnh.

    Trung bình một người trưởng thành cần 7h – 8h để ngủ. Ở trẻ em cần ngủ nhiều hơn để cơ thể bài tiết hoóc môn tăng trưởng. Trẻ mới đẻ cần 20h/ngày, càng lớn lên thời gian ngủ giảm dần, đến 6 tuổi trẻ cần 10h – 12h/ ngày để ngủ. Người già giấc ngủ ít hơn nữa, khoảng 5h – 6h/ngày. Cả cuộc đời, con người dành 1/3 thời gian để ngủ, 2/3 thời gian thức.

    Thống kê cho thấy có đến 80% người từng bị rối loạn giấc ngủ và 10-16% trường hợp phải điều trị. Rối loạn giấc ngủ ở người 60 tuổi trở lên thường có hai nguyên nhân chính là do bệnh tật và tâm lý. Rối loạn giấc ngủ ở người trong độ tuổi từ 30-50 thường do yếu tố tâm lý.

    Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

    Yếu tố bên ngoài: Căng thẳng trong công việc hoặc tài chính; Xung đột với người chung quanh; Sự cố lớn trong cuộc sống; Mệt mỏi do công việc hoặc làm việc theo ca kíp.

    Mắc những bệnh lý nội khoa về tim mạch (mạch vành, loạn nhịp tim, suy tim); Hô hấp (hen phế quản, ngưng thở khi ngủ); Đau mạn tính; Bệnh nội tiết (đái tháo đường, cường giáp); Tiêu hóa (viêm loét dạ dày, viêm dạ dày – thực quản trào ngược); Thần kinh (Parkinson, động kinh) và phụ nữ đang mang thai.

    Tâm thần kinh: Rối loạn tính cách (trầm cảm, loạn thần); Rối loạn lo âu; Hội chứng cai thuốc, rượu.

    Mất ngủ do sử dụng một số thuốc: Chống động kinh; Hạ huyết áp nhóm ức chế giao cảm; Lợi tiểu hoặc nhóm steroid, thuốc hưng phấn thần kinh.

    Tùy mức độ và nguyên nhân của mất ngủ, y học hiện đại có nhiều thế hệ thuốc từ thuốc kháng histamin tại thụ thể H1 thế hệ 1 đến thuốc an thần gây ngủ để điều trị chứng mất ngủ, tuy nhiên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không nên sử dụng kéo dài vì có thể gây những phản ứng ngoài ý muốn.

     

    Rối loạn giấc ngủ gây cảm giác mệt mỏi và căng thẳng

    Ai dễ mắc?

    Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), những năm gần đây lượng bệnh nhân đến khám được phát hiện mắc rối loạn giấc ngủ do bị căng thẳng trong công việc hay bị stress trong cuộc sống ngày càng nhiều. Áp lực lớn của xã hội công nghiệp, môi trường sống thay đổi và do kinh tế khiến con người căng thẳng quá mức hay những bức xúc về xã hội, công việc, khủng hoảng tâm lý, tình cảm, stress mạnh làm cho rối loạn giấc ngủ gia tăng.

    Thống kê cho thấy 80% số bệnh nhân đến khám đều mắc rối loạn giấc ngủ với các triệu chứng ngáy, ngưng thở khi ngủ. 5% trong số đó ở thời kỳ bệnh quá nặng. Những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, căng thẳng rất dễ bị mắc bệnh này. Nhiều nhất là các nhà quản lý, nhà kinh doanh, công nhân kỹ thuật, người làm việc liên tục với máy tính, lái xe…

    Những rối loạn về giấc ngủ

    Những rối loạn giấc ngủ bao gồm:

    Khó ngủ

    Được xác định theo quan điểm của các nhà lâm sàng là kéo dài >30 phút từ lúc lên giường để ngủ mà không ngủ được. Loại rối loạn này thường do những nguyên nhân như: cá nhân không đủ độ mệt để ngủ như đi ngủ quá sớm hoặc ngủ quá muộn, do ảnh hưởng của các rối loạn như căng thẳng, lo âu; sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè, rượu. v.v… hoặc các bệnh thực thể tồn tại gây mất ngủ như đau, ưu năng tuyến giáp trạng, v.v…

    Người thầy thuốc cũng chú ý tới những hiện tượng đặc biệt khác gây mất ngủ như hội chứng chân không nghỉ (restless legs syndrome).

    Nhiều người khó ngủ còn do những nguyên nhân như đang ngủ bị kích thích phải tỉnh giấc (ví dụ cần đi tiểu có thể do uống thuốc lợi tiểu) hoặc các yếu tố tâm lý như lo âu, trầm cảm. Xử dụng các thuốc như các loại Corticoide, Thyroxine, lợi tiểu. Và nhiều thuốc điều trị tăng huyết áp khác nhau cũng như các chất kích thích như cà phê, chè, rượu.

    Hội chứng ngừng thở khi ngủ: Đây là rối loạn hiếm gặp, có thể do hậu quả của bệnh thần kinh – cơ hoặc là tổn thương trung tâm hô hấp ở hành tuỷ (ví dụ, sau tai biến mạch máu não). Việc điều trị chứng bệnh này có thể dùng Theophylline, nhưng thông thường là điều trị bằng thông khí nhân tạo.

    Giấc ngủ ở tuổi già.

    Người già dành quá nhiều thời gian để ngủ, nhưng lại ít ngủ thường ở tuổi 60-80 giành khoảng 6 – 6,5 giờ để ngủ trong 1 đêm.

    Người già thường đi ngủ sớm hơn, nhưng lại cần nhiều thời gian để tạo giấc ngủ, khoảng >30 phút ở 32% nữ giới và 15% ở nam giới >65 tuổi.

    Người già thường hay tỉnh giấc, và khi tỉnh giấc thì khó ngủ lại ở tuổi 65 thì thường dành 1 giờ để thức trong mỗi đêm. Nhiều người già thường dạy sớm hơn. Người ta tính toán thấy rằng khoảng 50% ở lứa tuổi 70 thường dạy sớm trước 7 giờ sáng; 25% dậy trước 5 giờ sáng; 60% nam giới và 45% nữ giới >60 tuổi thường ngáy khi ngủ. Điều đó thường hay dẫn tới trạng thái mệt mỏi nghỉ ngơi không đầy đủ, hay gây trạng thái ngủ ngày.

    Mất ngủ ở người già có liên quan đến tình trạng sa sút trí tuệ ví dụ như trong bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, các tổn thương cấu trúc của não như chảy máu não, chấn thương sọ não có thể gây nên trạng thái mất ngủ khó điều trị. Sa sút trí tuệ thường gây nên rối loạn chu kỳ thức ngủ kết quả dẫn tới ngủ nhiều ban ngày và đôi khi gây trạng thái lú lẫn ban đêm.

    Ngủ nhiều

    Thuật ngữ này để chỉ những người có rối loạn về giấc ngủ, và thường ngủ nhiều về ban ngày. Đôi khi gây buồn ngủ khi ở trạng thái mệt mỏi ban ngày. Tuổi càng cao thì tần số càng tăng đặc biệt sau khi ăn hoặc khi uống rượu. Một số bệnh cũng có thể gây ngủ nhiều như tổn thương khu trú ở thân não (cầu não, cuống não…), tràn dịch não, các bệnh thoái hoá thần kinh, loạn dưỡng cơ, viêm não và màng não, động kinh, bệnh não do rối loạn ngộ độc và chuyển hoá như xử dụng các thuốc an thần kinh, thuocó kháng histamin, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chữa Parkison, suy gan, suy thận, bệnh phổi kèm tăng CO2 máu. Các bệnh tâm thần như trầm cảm kèm ngủ nhiều, nghiện rượu. Các bệnh của tuyến nội tiết.

    Nghiến răng khi ngủ

    Nguyên nhân thực sự của thói quen này vẫn chưa được làm sáng tỏ một cách rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng stress, căng thẳng, ức chế sự tức giận… đều có thể gây ra vấn đề này.

    Nghiên răng khi ngủ mặc dù không nghiêm trọng, nhưng nếu diễn ra trong một thời gian dài thì nó có thể dẫn đến hủy hoại hàm răng và gây ra các bệnh răng miệng. Nếu gặp phải vấn đề này, bạn cần đi khám nha khoa sớm.

    Mộng du

    Mộng du khá vô hại, nhưng nó có thể gây nguy hiểm cho bạn nếu bạn đi xe hoặc làm những việc ảnh hưởng đến tính mạng. Nhiều người mộng du nhưng lại không hề nhớ rằng mình đã đi lang thang. Mộng du khi ngủ thường do các vấn đề cơ bản sau đây gây ra: co giật, ngủ ngưng thở hoặc rối loạn nhịp tim.

    Đi tiểu thường xuyên khi ngủ

    Thức dậy giữa đêm để đi tiểu là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, nhất là với những người già. Khi chúng ta có tuổi, cơ thể chúng ta không có khả năng giữ chất lỏng trong thời gian dài, do đó thường xuyên phải dậy đi tiểu. Điều này khiến cho bạn thường xuyên mất ngủ. 

    Ngáy ngủ

    Ngáy ngủ có thể gây ra rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng cho người bệnh cũng như người ngủ bên cạnh. Ngáy là sự rung động của hệ thống hô hấp và âm thanh, đây là do khi hít thở trong khi ngủ, luồng không khí bị chặn dẫn tới ngáy. Trong một số trường hợp, tiếng ngáy có thể nhỏ nhưng nhiều trường hợp khác tiếng ngáy có thể rất to.

    Ngáy trong khi ngủ có thể là một dấu hiệu, hoặc báo động đầu tiên của chứng ngưng thở khi ngủ (OSA). Cách duy nhất để giảm bớt vấn đề này là bạn cần giảm cân, thay đổi tư thế ngủ, tránh rượu và thuốc an thần khác.

    Ngưng thở khi ngủ

    Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng và là một dạng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến. Hiện tượng này xảy ra là do sự tắc nghẽn đường hô hấp trên. Điều này có thể dẫn đến gián đoạn trong giấc ngủ của bạn, khiến bạn thức giấc mỗi giờ.

    Nếu thường xuyên bị ngưng thở khi ngủ, bạn có thể bị kiệt sức, kích thích và làm giảm năng suất làm việc trong ngày. Các triệu chứng phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ là ngáy ngủ, tạm dừng trong hơi thở hoặc thở hổn hển trong khi ngủ và thức dậy mệt mỏi dù bạn đã ngủ rất lâu.

    Nguy cơ từ rối loạn giấc ngủ

    Rối loạn giấc ngủ đang ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của nhiều người. Gốc tự do được xác định là thủ phạm gây ra các cơn thiếu máu não, dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.

    Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung, giảm sút khả năng lao động, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống. Nghiêm trọng hơn, rối loạn giấc ngủ còn có nguy cơ gây phát sinh và làm nặng thêm nhiều bệnh như: rối loạn tiêu hóa, tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não,thậm chí có thể dẫn đến đột tử…

    Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ

    Hiện nay, để phát hiện và chẩn đoán rối loạn giấc ngủ, các bệnh viện sử dụng máy đa kí giấc ngủ có chức năng ghi lại toàn bộ những dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ của bệnh nhân qua các kênh điện não, điện tim, điện cơ, thông khí hô hấp, chỉ số ôxy, giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ để điều trị kịp thời và hiệu quả các bệnh như: mất ngủ, ngáy và ngưng thở lúc ngủ; hội chứng chân không yên, cử động chi có chu kỳ hay ngủ rũ, mộng du và nghiến răng…

    Để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ nên tập thói quen ngủ và thức vào một thời điểm nhất định trong đêm; Không nên ngủ buổi trưa quá dài (trung bình 15 – 30 phút là đủ); Phòng ngủ cần yên tĩnh, thoáng (không có quá nhiều đồ vật, sách vở…), ánh sáng phù hợp (không quá sáng); Không ăn quá no hoặc ngược lại bị quá đói sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ; Tránh uống trà, càphê đậm đặc vài giờ trước khi ngủ; Tập thở sâu, đặc biệt thở cơ hoành (thở vào sâu, bụng di động theo nhịp thở trong khi hạn chế cử động của lồng ngực: Vai không nhấc lên, cơ cổ, cơ ngực không co kéo mạnh); Tập thư giãn (nằm thả lỏng các cơ từ mặt, cổ, ngực, bụng, tay, chân; Không nghĩ ngợi miên man.

    Tập trung tư tưởng theo dõi vào động tác hít vào thở ra đều đặn. Thực hiện tốt thư giãn, giấc ngủ sẽ dễ dàng có chất lượng; Day ấn một số huyệt có tác dụng dịu sự căng thẳng và an thần như: Huyệt ấn đường (điểm giữa hai đầu trong chân mày), huyệt an miên (điểm sau trái tai khoảng 1,5cm), huyệt nội quan (điểm giữa hai gân cơ trên nếp gấp cổ tay khoảng 3cm). Xoa nóng bàn chân cả mặt lòng và mặt lưng, hoặc ngâm bàn chân trong nước ấm khoảng 50 độ C.

    Ngoài ra có thể dùng một số dược liệu có tác dụng trấn tĩnh, giúp dễ ngủ như rau rút (rau rút non được sử dụng nấu canh với cá, thịt, tôm…); Củ sen, hạt sen, tâm sen, củ súng (có lợi cho người suy nhược tâm – thần kinh, rối loạn giấc ngủ); Nhãn nhục (nấu nước hoặc kết hợp hạt sen, táo nấu chè giúp dễ ngủ); Lá vông nem, ăn hoặc uống nước ép quả cà chua, càrốt, quả bơ, trái khóm, chuối… vì có chứa nhiều vitamin B2, B3, B6, C… giúp cơ thể tạo được chất serotonin, một loại hormone giúp ngủ ngon.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang