HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Ăn đúng cách trong viêm đại tràng mạn tính

    Chế độ ăn trong viêm đại tràng mạn tính trước hết cần đảm bảo đủ thành phần các chất dinh dưỡng như: Chất đạm (protein): 1g/kg/ngày; Năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg/ngày tùy theo từng bệnh nhân; Chất béo: ăn hạn chế không quá 15g/ ngày; Uống đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
    Những thực phẩm nên tránh khi bị viêm đại tràng
    Đậu
    Đậu là thực phẩm có nhiều chất xơ, tuy nhiên nó không phải là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh viêm đại tràng vì nó gây tình trạng đầy bụng.
    Cà phê và trà
    Cà phê và trà chứa chất kích thích phá vỡ quá trình tiêu hóa, nó gây triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân và gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh. Các loại nước uống chứa chất kích thích và những nước uống đóng trai đều không tốt cho bệnh viêm đại tràng.
    Bông cải xanh
    Chất xơ như bông cải xanh, bắp cải, cần tây là những loại rau khó tiêu hóa gây ra các triệu chứng đầy bụng, đầy hơi. Bạn có thể cắt nhỏ, nấu chín có thể sẽ tốt hơn hoặc có thể dùng các thực phẩm khác thay thế như súp lơ, cà rốt, khoai lang.
    Không ăn ngô và nấm
    Ngô và nấm là thực phẩm khó tiêu hóa, toàn bộ hạt ngô gồm rất nhiều chất xơ sẽ đi vào bộ máy tiêu hóa gây ra những kích ứng bộ máy tiêu hóa, gây ra tiêu chảy ở người bệnh viêm đại tràng.
    Lưu ý trong ăn uống
    Thức ăn đối với người bị viêm đại tràng mãn tính rất nhạy cảm. Hầu hết người bị viêm đại tràng mãn tính khi ăn “thức ăn lạ” là bị đau bụng, đi lỏng ngay sau khi ăn không bao lâu. Khi bị viêm đại tràng mãn tính cần xác định nguyên nhân của viêm đại tràng mãn tính thì việc điều trị mới đưa lại kết quả tốt.
    Ăn, uống không phải là thuốc điều trị, nhưng nó có vai trò thúc đẩy quá trình lành bệnh và giảm các triệu chứng. Trong những lúc bị rối loạn kích thích gây đi lỏng, phân nát, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì không nên ăn rau, hoặc các loại có chất xơ; không ăn ớt, hạt tiêu, chất gia vị; không ăn các thức ăn chua; khi ăn trái cây thì cần gọt vỏ; không ăn chuối, nhất là chuối tiêu; không ăn các loại quả đóng hộp; không uống cà phê, kẹo sô-cô-la sẽ gây kích thích đại tràng. Nên ăn cháo đặc, súp, ăn làm nhiều lần, không nên ăn một lúc no quá.
    Trái lại khi bị táo bón thì thức ăn cần có rau xanh như canh lá mồng tơi, rau lang, củ khoai lang. Ăn cơm nhai kỹ, vẫn phải tránh ăn chua, cay, các loại gia vị; không uống rượu, bia. Cũng rất nên tránh ăn thức ăn có nhiều lượng dầu, mỡ như món xào, chiên.
    Viêm đại tràng mãn tính cần tránh dùng các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm steroid vì chúng làm ảnh hưởng đến niêm mạc đại tràng trong lúc niêm mạc đang bị bệnh. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, ăn uống hợp lý thì tập thể dục đều đặn như tập dưỡng sinh, xoa bụng, đi bộ… cũng đóng góp đáng kể vào việc chữa trị bệnh viêm đại tràng mãn tính có hiệu quả.
    Món ăn chữa viêm đại tràng mãn tính
    Cháo cá diếc có tác dụng ích khí kiện tỳ, rất tốt cho bệnh nhân viêm đại tràng mạn. Cá diếc 1 con làm sạch, ninh lấy nước rồi vớt ra, cho 50 g gạo nấu cháo, khi nhừ lại cho cá vào, thêm gia vị, ăn nóng.
    Viêm đại tràng mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu suất công tác. Một số món ăn có tác dụng tốt với bệnh này:
    Thể can khí thừa tỳ
    Bụng đầy chướng và đau, khi đau thì muốn đi ngoài, lượng phân không nhiều, khó đi, sau khi đại tiện thì đỡ đau, ợ hơi nhiều, bụng óc ách, chán ăn, chậm tiêu, có thể táo bón, thay đổi tính nết, hay cáu giận, mỗi khi căng thẳng thì bệnh lại tái phát, rêu lưỡi trắng mỏng.
    – Phật thủ 15 g, hoa nhài 10 g, trứng gà 2 quả. Trứng gà luộc chín, bóc vỏ rồi cho vào nồi nấu cùng với phật thủ thái chỉ và hoa nhài trong 15 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày.
    – Gạo tẻ 60 g, biển đậu (bạch biển đậu thì càng tốt) 60 g, hoa mai 3-5 g. Gạo tẻ và biển đậu đãi sạch đem ninh thành cháo, khi chín cho hoa mai vào quấy đều một lát là được, ăn khi bụng đói.
    – Quất bì 100 g, kê nội kim (màng trong mề gà) 20 g. Hai thứ sấy khô, tán mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 g với nước ấm.
    Thể thấp trọc khốn tỳ
    Mệt mỏi, mình mẩy nặng nề, bụng đầy chướng và đau, hay có cảm giác lợm giọng, buồn nôn hoặc nôn, đi lỏng có cảm giác tức nặng hậu môn, ăn kém chậm tiêu, hễ ăn thức ăn lạ hoặc tanh, lạnh là đau bụng, tiểu tiện không thông thoáng, lưỡi bè bệu, rêu lưỡi trắng dày dính.
    – Gạo tẻ 100 g đem sao cháy, sau đó nấu thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, ăn nóng.
    – Hạt ý dĩ 30 g, gạo tẻ 60 g. Hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
    – Biển đậu 60 g, hoài sơn 60 g, gạo tẻ 50 g. Ba thứ cho vào nồi ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày hoặc dùng làm món điểm tâm hàng ngày.
    Với thể tỳ vị hư nhược
    Mệt mỏi nhiều, gầy sút, sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém chậm tiêu, đầy bụng chướng hơi, đại tiện khi nát khi lỏng, sống phân, hễ ăn một chút đồ ăn chiên xào, tanh lạnh khó tiêu là đi lỏng nhiều lần, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt.
    – Hạt dẻ 30g, hoài sơn 15g, đại táo 5 quả. Ba thứ đem ninh nhừ thành cháo, dùng làm món điểm tâm buổi sáng.
    – Thịt ngỗng 750g, gừng khô 6 g, ngô thù du 3g, nhục đậu khấu 3g, nhục quế 2g, đinh hương 1g. Các vị thuốc tán vụn; thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng, ướp với bột thuốc và gia vị vừa đủ trong 2 giờ, sau đó đem xào qua rồi chế thêm nước, hầm nhừ, ăn nóng.
    – Đẳng sâm 25g, gạo tẻ sao vàng cháy 50g. Hai thứ đem ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
    – Thịt dê 1.000g, thảo quả 5g, gừng tươi 10g, bột đại mạch 1.000g, bột đậu 1.000g. Bột đại mạch và bột đậu nhào với nước rồi chế thành dạng mì sợi. Thịt dê rửa sạch, thái miếng rồi đem ninh với thảo quả và gừng tươi, khi nhừ cho mì vào nấu chín, chế thêm gia vị, chia ăn nhiều lần.
    Thể tỳ thận dương hư
    Thể trạng gầy yếu, mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng nhợt, ăn kém, hay có cảm giác lạnh bụng, thích chườm nóng, bụng đau âm ỉ, sáng sớm tỉnh giấc là phải đi ngoài ngay (ngũ canh tả), sau khi đi thì đỡ đau bụng, lưng đau gối mỏi, miệng nhạt, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng.
    – Hoài sơn 100g, thịt dê 100g, gạo tẻ 250g. Hoài sơn thái vụn, thịt dê thái miếng, hai thứ đem ninh với gạo thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: ôn bổ tỳ thận, sáp tràng chỉ tả.
    – Cùi vải khô 50g, hoài sơn 30g, gạo nếp 50g, đường trắng lượng vừa đủ. Đem cùi vải, hoài sơn và gạo nếp ninh thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.
    Dược sĩ Hưng

    3D V- serento_H+L (1)

    V-SORENTO – SỨC MẠNH CỦA ĐẠI TRÀNG
    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần