HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh chán ăn (biếng ăn) có nguy hiểm?

    Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế Thế Giới, chứng chán ăn đang ngày càng phổ biến và đối tượng chủ yếu là ở những bé gái vị thành niên và trẻ em. Đôi khi chán ăn còn là biểu hiện của một số bệnh như ung thư, AIDS, và một số bệnh thần kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, chán ăn (hay còn gọi là biếng ăn) có thể gây suy dinh dưỡng, gây trở ngại cho các hoạt động bình thường của cơ thể và đặc biệt là sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

    Các loại chán ăn

    Chán ăn và bệnh ung thư

    Theo các chuyên gia, chán ăn và biếng ăn ảnh hưởng khoảng 15-20% bệnh nhân ung thư (theo viện Ung thư Quốc gia năm 2011). Đặc biệt, chán ăn phổ biến trong giai đoạn tiến triển của ung thư di căn. Phương pháp điều trị ung thư chẳng hạn như hóa trị, xạ trị và các loại thuốc đã ảnh hưởng đến vị giác của người bệnh, khiến người bệnh không còn cảm giác ăn ngon miệng. Ngoài ra, những phương pháp điều trị của bệnh nhân ung thư còn có thể gây ra buồn nôn, nôn, khô miệng và nhiệt miệng dẫn đến người bệnh giảm cảm giác “thèm” ăn.

    Ca phẫu thuật ung thư cũng có thể dẫn đến chứng biếng ăn. Trong trường hợp ung thư có ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, các bác sỹ phẫu thuật có thể “tác động” vào hệ thống tiêu hóa. Vì thế dẫn đến hiện tượng chán ăn, biếng ăn ở bệnh nhân ung thư.

    Mặt khác, bệnh nhân ung thư thường bị đau và trầm cảm. Đây cũng được xem là nguyên nhân của chứng biếng ăn.

    Chán ăn và bệnh Alzheimer

    Bệnh nhân Alzheimer ở giai đoạn phát triển của bệnh thì cảm giác ăn không ngon thường trở nên rõ ràng hơn. Biểu hiện này có thể do những nguyên nhân sau:

    • Không có khả năng nhận biết thực phẩm.
    • Răng giả không khớp.
    • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
    • Thiếu hoạt động thể chất.
    • Suy giảm cảm giác mùi và vị (theo Hiệp hội Alzheimer).

    Chán ăn và bệnh Parkinson

    Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị bệnh Parkinson có thể phát triển chứng biếng ăn. Ngoài ra, biếng ăn cũng là do tác dụng phụ của một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson. Levodopa, dopamine, và các thuốc khác không chỉ gây buồn nôn, mà còn có thể hạn chế ham muốn ăn.

    Biến chứng của chán ăn

    Chán ăn có liên quan đến sự phát triển của một hội chứng được gọi là hội chứng suy kiệt (suy nhược). Theo các chuyên gia, hội chứng này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. Những bệnh nhân ung thư bị chán ăn, suy nhược và sụt cân nhanh chóng thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ ngay lập tức.

    Ngoài ra, những người bị chứng biếng ăn thường không tiêu thụ đủ protein và calo để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan trong cơ thể. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng được gọi là suy dinh dưỡng protein calo. Loại suy dinh dưỡng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Do đó cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu như protein và calo để đáp ứng tối đa nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể.

    Điều trị chứng biếng ăn như thế nào?

    Theo các chuyên gia ung thư Florida, việc điều trị chứng biếng ăn thường xoay quanh việc thiết lập một lịch trình ăn uống nghiêm ngặt bao gồm:

    • Ăn thường xuyên hơn với những bữa ăn nhỏ (khoảnh 5-6 bữa/ngày).
    • Thiết lập thời gian ăn trong ngày, ăn vào những thời điểm bạn không cảm thấy đói.
    • Ăn các thực phẩm giàu năng lượng.
    • Ăn các thực phẩm giàu protein
    • Uống các loại nước dinh dưỡng (như sữa hoặc nước trái cây) giữa các bữa ăn thay vì trong bữa ăn. Bởi việc uống quá nhiều nước trong một bữa ăn có thể khiến bạn cảm thấy no nhanh.
    • Đi bộ khoảng 15-20 phút trước giờ ăn khoảng 1 tiếng. Theo các chuyên gia, việc tập thể dục nhẹ giúp kích thích sự thèm ăn (luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ luyện tập nào).

    Đặc biệt, đối với những trường hợp chán ăn, biếng ăn nên bổ sung các chế phẩm chứa canxi và men tiêu hóa sống. Trong đó, các chế phẩm chứa canxi sẽ giúp người bệnh chống còi xương và suy dinh dưỡng. Men tiêu hóa sống sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và kích thích người bệnh ăn ngon hơn.

    Canxi King là thực phẩm chức năng được bổ sung Canxi gluconat (loại canxi dễ hấp thu nhất). Ngoài ra còn chứa Lysin, các Vitamin như Vitamin D3, men bia tươi. Đặc biệt Canxi King có chứa men tiêu hóa sống là 3 chủng vi khuẩn đã được định tên rõ ràng là Lactobacilus acidophilus La-5, Bifidobacterium Bb-12 và Streptococcus thermophilus TH-4. Đây là các chủng vi khuẩn có hoạt lực mạnh nhất được nhập khẩu trực tiếp từ Đan mạch do Công ty Ch. Hansen sản xuất, với công nghệ bao vi nang Polysaccharide Matrix hiện đại nhất thế giới.

    Canxi King – Lớn cùng trẻ em

    Quý khách có thể tìm mua sản phẩm Canxi King tại tất cả các hiệu thuốc trên cả nước hoặc liên hệ trực tiếp tới văn phòng đại diện theo số điện thoại: 0903 235 129 –  04 3577 2507 để được tư vấn.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần