HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe sinh sản

    Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với những bệnh nào?

    1. Đau bụng dưới

    Sau sinh, tử cung co hồi lại chỉ còn như quả bưởi, sờ thấy đáy tử cung ở rốn. Chỉ một tuần sau đã thu hồi bằng một nửa và tiếp một tuần nữa thì không còn sờ nắn thấy tử cung ở trên bụng. Sản phụ thường không cảm thấy đau. Nếu thấy đau, phải khám xem có viêm nhiễm không. Cụ thể, nhiễm trùng ở dạ con, viêm ruột thừa, viêm phần phụ, viêm đại tràng đều có thể gây đau bụng dưới.
     
    Khi thấy tử cung co chậm, sản dịch hôi và sốt, bạn phải nghĩ tới viêm dạ con (niêm mạc) và xem xét có sót nhau không? Viêm dạ con, nếu để lâu rất nguy hiểm vì nó chuyển biến thành thể nặng rất nhanh.
     
    2. Đau và sưng vùng đáy xương chậu
     
    Bạn sẽ có thể phải chịu đựng cảm giác chẳng dễ chịuc hút nào như đau và sưng vùng đáy chậu, nguyên nhân là do sự giãn nở ở khu vựcnày trong quá trình bạn "vượt cạn".
     
    Nếu đau đớn kéo dài, khiến bạn khó chịu bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa, kê cho bạn những loại thuốc có tác dụng giảm đau.
     
    3. Sốt sau sinh
     
    Nhiều sản phụ sau khi sinh 2-3 ngày có thể bị sốt trên 38 độ C hoặc ngược lại là bị lạnh liên tục. Tình trạng này thường là do viêm nhiễm trong tử cung dẫn đến sốt. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng, làm cho trạng thái toàn thân xấu đi, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Khi sốt, sản phụ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt mà nên đến bệnh viện kiểm tra.
     
    Phương pháp phòng ngừa tình trạng này: lúc xử lý vệ sinh dịch nhầy phải chú ý đảm bảo vệ sinh, hơn nữa phải chú ý giữ sạch sẽ vùng bên ngoài bộ phận sinh dục. Sau sinh, sản phụ cần nằm trên giường nghỉ ngơi, giữ ấm. Ngoài ra cần phải hấp thụ chất dinh dưỡng hợp lý, bảo đảm trạng thái toàn thân khoẻ mạnh.
     
    4. Bệnh “nứt cổ gà”
     
    Bệnh “nứt cổ gà” thường gặp ở những bà mẹ đang cho con bú. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này là vì cho con bú không đúng cách. Thay vì cho bé ngậm hết quầng vú thì mẹ chỉ cho con mớm hời hợt vào núm vú. Vì thế, mỗi lần bé bú, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây ra hiện tượng “nứt cổ gà”. Biểu hiện ban đầu của bệnh là xuất hiện một hoặc hai vết nứt nhỏ, sau đó tấy đỏ, đau nhức, thậm chí nhiễm trùng, mưng mủ. Nếu không chữa trị kịp thời, vết nứt sẽ lan dài quanh chân núm vú, gây đau đớn cho mẹ và mất vệ sinh cho trẻ. Phòng tránh bệnh này bằng cách cho trẻ bú đúng cách. Hãy kéo bé về phía ngực mình, kích thích bằng cách dùng đầu vú cù vào môi dưới của trẻ để trẻ há miệng to như đang ngáp, lúc này mẹ phải kéo nhanh bé về phía bầu vú. Miệng của bé mở rộng sẽ ngậm hết toàn bộ phần quầng vú và đầu vú.
     
    5. Ra máu nơi "vùng kín"
     
    Sau khi sinh, trong vòng 4 tuần đầu bạn sẽ thấy xuất hiện máu ở âm đạo tương tự như hiện tượng "nguyệt san" thông thường.
     
    Ban đầu máu sẽ ra nhiều và có màu đỏ đen, kèm theo những cục máu nhỏ, hiện tượng này sẽ kéo dài trong vòng từ 3 – 6 ngày.
     
    Tiếp đó máu sẽ ra ít hơn và màu máu sẽ tươi hơn. Sang đến tuần thứ hai sau khi sinh, máu sẽ ra ít hơn nhiều và màu máu sẽ chuyển từ màu hồng sang màu nâu hay vàng.
     
    Trong thời kỳ đầu sau khi sinh bạn nên tránh vận động mạnh, mà thay vào đó hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc bé yêu hoặc mát xa nhẹ nhàng vùng bụng để giảm lượng máu chảy.
     
    Còn trong trường hợp bạn thấy lượng máu chảy ra không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo cảm giác đau bụng hoặc sốt, nên nhanh chóng tới bệnh viện trước khi quá muộn, bởi đây là biểu hiện của chứng băng huyết rất nguy hiểm.
     
    6. Đau vùng tầng sinh môn
     
    Tầng sinh môn hay bị chấn thương và cũng dễ bị cắt rộng khi đẻ con so, đầu thai to, hoặc do tầng sinh môn giãn nở ít. Vùng này tập trung nhiều máu nên dễ liền. Trong vài ngày đầu, sản phụ cũng cảm thấy khó chịu và khó khăn khi di chuyển, đi lại.
     
    Tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi thấy đau nhức, có cảm giác bị cắn rứt, ngứa, bị phù nề và có khi có mủ thì phải báo ngay cho bác sĩ để được cắt chỉ sớm, rửa bằng thuốc sát khuẩn (polividine) tại chỗ và băng sạch. Nếu viêm nhiễm rộng hoặc nặng thì nên đến bệnh viện ngay.
     
    7. Căng sữa và tắc tia sữa
     
    Vài ngày sau khi sinh, vú cương to vì đã tiết sữa đầy đủ. Vú nóng, nặng cứng, có khi căng. Đây là hiện tượng bình thường. Cho trẻ bú ngay thì các hiện tượng trên sẽ hết. Nếu vì lý do gì đó mà trẻ không bú được thì cần vắt sữa hoặc cho trẻ khác bú (bú trực).
     
    Sữa trong vú nếu không ra ngoài được do tia sữa bị tắc nghẽn, do viêm đầu vú hoặc nứt kẽ đầu vú, sẽ rất nhanh chóng bị nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm tuyến sữa, viêm ống dẫn sữa và cuối cùng là áp xe vú.
     
    Để tránh áp xe vú, phải xử lý thật sớm tắc tia sữa, không để sữa bị ứ đọng trong vú. Hút bằng máy ít có tác dụng, vì dễ làm phù quanh các ống dẫn sữa ở đầu vú. Chườm nóng, xoa bóp, nhờ một đứa trẻ khỏe hơn, lớn hơn bú ngay từ lúc mới tắc là biện pháp tốt nhất. Nếu đã đỏ tấy một vùng trên vú thì chườm nóng và vắt sữa là biện pháp thích hợp nhất.
     
    8. Viêm nhũ
     
    Viêm nhũ là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kỳ cho con bú với những triệu chứng bầu vú sưng nóng, sốt, đau mình. Nguyên nhân chính của bệnh này cũng là do trẻ bú mẹ không đúng cách làm trầy da vùng xung quanh núm vú và dẫn đến viêm tuyến sữa. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau sinh; không vệ sinh đầu vú và vắt bỏ sữa thừa khi trẻ không bú hết (sữa đọng gây ôi, tắc và ung nhũ); tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ cung..
     
    9. Bệnh trĩ
     
    Trong thời kỳ mang thai, nếu sản phụ mắc bệnh trĩ, sau khi sinh thường tình trạng sẽ xấu hơn. Vì lúc đẻ phải dùng sức rặn rất mạnh nên bệnh càng trầm trọng hơn.
     
    Trĩ thường sưng đỏ sau khi đẻ 2 – 3 tuần, rất đau, vì sợ đau nên có buồn đại tiện cũng nhịn, dẫn tới bị táo bón, làm cho trĩ lại càng nặng hơn, hình thành vòng tuần hoàn ác tính. Ngoài điều trị dùng thuốc và thuốc mỡ mềm, sản phụ còn phải chú ý ăn uống, không để bị thành táo bón và không nên rời giường sớm.
     
    10. Rối loạn tiết niệu
     
    Vấn đề này thường ít xảy ra, nhưng nếu có thì rất nguy hiểm. Có 2 loại rối loạn:
     
    – Bí tiểu: Sản phụ không tiểu tiện được vì thành trước âm đạo bị thay đổi, hoặc bị chấn thương làm niệu đạo bị gấp hoặc cơ cổ bàng quang bị đóng chặt. Sản phụ bị bí tiểu, bụng dưới to, đau do bàng quang đầy và căng.
     
    – Nước tiểu dầm dề: có 2 nguyên nhân:
     
    Rò bàng quang âm đạo: do thành trước âm đạo bị rách sau khi dùng phoóc xép hay giác hút để kéo thai ra. Phải mổ khâu lại lỗ rò.
     
    Do cổ bàng quang bị tổn thương, cơ thắt ở cổ bàng quang không hoạt động được tốt sau khi sinh. Tổn thương này thường tạm thời và không kéo dài. Điều trị không phức tạp.
     
    11. Xuất huyết muộn sau sinh
     
    Đây là một bất thường nếu máu lại chảy ra vào ngày thứ hai, thứ ba hay muộn hơn sau khi sinh. Nguyên nhân chính là ở vùng nhau bám cổ tử cung co hồi kém, hoặc là do sót nhau. Trường hợp này phải báo với bác sĩ ngay để được dùng thuốc co tử cung mạnh và xoa bóp tử cung để cầm máu.
     
    12. Đau đầu, nặng đầu
     
    Sau sinh, người thiếu máu, huyết áp cao, người dùng thuốc tê phẫu thuật, người lao động quá nặng nhọc có thể dẫn tới đau đầu hoặc nặng đầu. Nếu ngủ đủ, triệu chứng có thể giảm nhẹ. Nếu thấy đau nghiêm trọng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
     
    13. Chân tay tê
     
    Sau khi sinh, sản phụ có thể bị phù hoặc thường xuyên mệt mỏi, có lúc còn xuất hiện triệu chứng chân tay tê, tay mỏi rã rời, chân nặng… những triệu chứng này mất dần cùng với sự phục hồi của cơ thể.
     
    14. Cứng và đau cơ
     
    Vừa phải mang chiếc bụng to, vừa phải tiêu hao nhiều sức lực khi sinh, sản phụ có thể bị đau cơ sau sinh. Trong thời gian ở cữ, hoạt động quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới đau lưng. Khoảng sau một tuần có thể giảm bớt, nếu kéo dài không khỏi nên hỏi ý kiến bác sĩ.
     
    15. Sa tử cung
     
    Sa tử cung là tử cung đang ở vị trí bình thường dọc theo âm đạo tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Đây là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là những phụ nữ không kiêng cữ và thuờng lao động nặng sau khi sinh. Nguyên nhân chủ yếu gây sa dạ con ở sản phụ là do lao động nặng quá sớm sau khi sinh. Một tháng sau khi sinh, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Điều này khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới. Ngoài ra cũng có thể do suy nhược toàn thân, nhưng ít gặp. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa dạ con cao hơn.
     
    Trong một số trường hợp vị trí của tử cung thay đổi bao gồm tử cung tụt xuống hoặc dịch chuyển sang trái, sang phải, ra phía sau xương chậu. Nguyên nhân của chứng bệnh này là do sau khi sinh sản phụ ít vận động, nằm ngửa quá lâu, ngồi lâu, hoặc có thói quen nằm nghiêng một bên.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần