HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tư vấn sức khỏe

    Trĩ có điều trị tại nhà được không?

    Hỏi: Em bị bệnh trĩ gần 3 năm rồi nhưng chưa bao giờ đi khám cũng chưa bao giờ mua thuốc về nhà uống . Về sau em tìm hiểu nhiều và rồi em tự điều trị bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước, đi bộ… Dần dần em gặp khó khăn khi đi vệ sinh, tuy không chảy máu nhưng búi trĩ phía ngoài vẫn còn. Em có nên đi khám không và nên khám ở đâu ạ? Cảm ơn bác sĩ. (Vân)

    Trả lời

    Trĩ là những búi tĩnh mạch vùng hậu môn. Những búi này có thể bị giãn, làm cho búi trĩ sưng to ra, dễ viêm nhiễm và dễ gây chảy máu do va quệt.

    Nguyên nhân bệnh trĩ

    Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:

    – Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

     

    – Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.

    – Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

    – Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ  là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v…v…

    – U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư  trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về  tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.

    Triệu chứng

    Chảy máu: là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

    Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

    Chú ý bổ sung thêm nước hàng ngày vì nước là một trong những chất quan trọng trong việc điều trị bệnh.

    Trong chế độ sinh hoạt, bệnh nhân mắc bệnh trĩ cần đặc biệt chú ý như hạn chế ngồi xổm hoặc làm những công việc nặng nhọc gắng sức vì dễ làm tăng áp lực trong xoang bụng ảnh hưởng trực tiếp đến sa tĩnh mạch trĩ. Đi cầu vào một giờ nhất định trong ngày.Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng cách dùng nước vệ sinh sau mỗi lần đi ngoài rồi lau nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vùng hậu môn.

    Tâp thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ , đi bơi, yoga. không tham gia tập những môn phải dùng sức nhiều.

    Những chất như bia rượu, những đồ cay, nóng như ớt hạt tiêu ,..dễ kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột tác động trực tiếp làm bệnh trĩ càng ngày càng nặng hơn. Nếu có những bệnh mãn tính như đại tràng, viêm phế quản…thì cần kết hợp điều trị đồng thời.

    Bạn đã tự điều trị bằng chế độ dinh dưỡng, luyện tập, thì chắc là bạn không còn bị bón. Có thể nhờ đó mà hiện tại bạn không còn bị chảy máu khi đại tiện. Tuy nhiên, do búi trĩ đã bị giãn to từ nhiều năm, nên khó mà tự co nhỏ lại được (ví như 1 sợi dây thun đã giãn).

    Với búi trĩ to, nhưng trước mắt không đau, không chảy máu khi đi cầu thì cũng chưa cần can thiệp vội. Ngược lại khi bị đau nhức, chảy máu (cũng sẽ dễ xảy ra vì búi trĩ hiện tại bị giãn lớn), thì bạn nên đến khám ở các bệnh viện quận hoặc thành phố để được khám và tư vấn điều trị.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần