HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin nổi bật

    Trẻ lười ăn, biếng ăn

    Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, với các biểu hiện trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt.

    Ngoài ra, trẻ lười ăn, biếng ăn thường không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn…

    Những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn

    Nguyên nhân đầu tiên phải nói tới là do thiếu ăn. Người mẹ khi mang thai thiếu ăn (thiếu sắt, canxi, kẽm, các vitamin…), dẫn tới trẻ bị thiếu ăn và suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả là trẻ sinh non tháng, thiếu cân dẫn tới lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh. Những trẻ sinh thường, đủ cân có thể lười bú mẹ, bỏ bú mẹ hoặc đang ăn sữa ngoài bình thường tự nhiên giảm lượng ăn hoặc bỏ hẳn sữa ngoài. Với trẻ lớn hơn cũng xảy ra tình trạng như vậy. Dẫn tới tình trạng này cũng do thiếu ăn (khẩu phần ăn không cân đối, thiếu chất) nên thiếu vitamin D, vitamin C, vitamin nhóm B, magiê, đặc biệt là tình trạng thiếu canxi.

    tre-bieng-ăn

    Biếng ăn ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân và cần phải xác định đúng

    Nguyên nhân thứ hai là do trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virút hệ hô hấp, hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột…). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng các vitamin và các chất khoáng bị mất đi rất lớn, nhất là vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, magiê, B6, sắt, kẽm, can xi… làm cho trẻ biếng ăn. Hơn nữa, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột cùng với các tổn thương thực thể tại hệ tiêu hóa, nên trẻ bị trướng bụng, khó tiêu, càng dễ biếng ăn.

    Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối có nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ biếng ăn. Thường một đôi tuần đầu mới ăn bổ sung thì trẻ ăn rất ngon miệng, sau đó trẻ ăn kém dần do nhu cầu vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1), magiê bị thiếu hụt.

    Một số nguyên nhân khác nữa như: trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, ăn không có giờ giấc, ăn quà vặt hoặc ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn. Thức ăn không hợp khẩu vị cũng làm cho trẻ biếng ăn.

    Cuối cùng, một số trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý (gọi là biếng ăn tâm lý). Khi trẻ bị ốm, mọc răng… trẻ dễ bị biếng ăn. Chưa kịp ăn ngon miệng trở lại thì bị người lớn thúc ép ăn, hoặc là trẻ mải chơi trong khi người lớn thúc ép về mặt thời gian cho nên trong các bữa ăn trẻ bị quát mắng, thậm chí bị đánh làm cho các cháu sợ bữa ăn, chỉ cần nghe hoặc nhìn thấy bát bột, bát cơm là trẻ quay đi, trẻ lớn hơn thì chạy trốn, nhiều cháu cứ hễ thấy bát bột là khóc, buồn nôn. Một số cháu không ăn để “chống đối” cha mẹ.

    Cần làm gì khi trẻ biếng ăn?

    Để giúp cho trẻ ăn ngon miệng trở lại, cha mẹ các cháu cần phải kiên nhẫn và phối hợp với các bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ nhi loại bỏ nguyên nhân gây biếng ăn.

    Nên có một chế độ dinh dưỡng và thuốc dành riêng cho trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân.

    Phòng chống bệnh còi xương, bệnh thiếu máu do thiếu sắt ngay từ tháng tuổi thứ 2, liên tục cho đến ít nhất 5 tuổi.

    Trong thời gian điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cần phải bổ sung đầy đủ các vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B và các chất khoáng như: magiê, kẽm..

    Đặc biệt là không được lạm dụng kháng sinh.

    Giảm đau trong quá trình trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng. Thường thường người lớn ít quan tâm đến vấn đề đau khi trẻ mọc răng mà cho đó là điều bình thường, nhưng thực ra khi mọc răng trẻ rất đau, đau phát sốt và không dám ăn vì sợ đau.

    Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi món ăn, cách chế biến để cho trẻ ăn ngon miệng. Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm. Khi trẻ được 6 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn bổ sung. Không nên vì mong con nhanh tăng cân mà ép trẻ ăn quá nhiều.

    Để giải quyết tình trạng biếng ăn bệnh lý, cần phải có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn cụ thể, phù hợp với từng trẻ, và điều quan trọng là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng. Sau đây là các gợi ý cho các bậc cha mẹ :

    1. Nguyên tắc ‘mackeno’

    ‘Mackeno’ chính là ‘Mặc kệ nó’. Nếu nhóc tì không đói, đừng cố để ép bé ăn một món nào đó hay đồ ăn vặt. Xác định rõ ràng rằng chính trẻ sẽ là người quyết định ăn hay không ăn. Nếu trong vòng 20 phút, mẹ không thể thuyết phục con ăn, hãy doạ rằng mẹ sẽ cất hết thức ăn đi, và thực tế hãy làm như vậy.

    Đặc biệt, tuyệt đối không mua chuộc, dụ dỗ bé bằng bất kỳ hình thức nào, ví như: cho tiền hay thưởng quà… để dụ bé ăn. Vì hành động này có thể có hiệu quả trong một vài lần nhất định, nhưng vô tình lại tạo cho bé quyền được ‘yêu sách’ trước mỗi bữa ăn.

    2. Cho trẻ ăn vào giờ cố định

    Tùy theo độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng, số lượng bữa ăn chính phụ, số lượng thực phẩm cần ăn trong mỗi bữa là khác nhau. Các mẹ cần tìm hiểu để cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi bắt được nhịp lúc con cảm thấy đói, bạn hãy dần dần tìm cách cố định giờ ăn cho bé vào khoảng thời gian ấy. Trẻ quen với nhịp sinh hoạt điều độ sẽ ăn ngủ đúng giờ, giúp trẻ ăn ngon miệng, tránh được việc ăn uống thất thường lúc nhiều lúc ít.

    tre-luoi-an-bieng-an

    Nên cho trẻ ăn vào giờ cố định và đảm bảo đủ bữa cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết

    3. Chấp nhận một số ý thích trái khoáy của trẻ

    Nếu trẻ cứ nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam hay không chịu uống sữa khi thiếu ống hút thì cha mẹ đừng bực mình, quát mắng. Chẳng qua là sở thích và khẩu vị của bé hơi khác lạ nhưng chẳng có vấn đề gì đâu. Cứ chiều theo ý thích của trẻ, chắc chắn rồi đến một lúc nào đó chúng sẽ chán.

    4. Giới hạn thời gian ăn

    Cha mẹ khôn ngoan sẽ không để bé ‘câu giờ’, cà kê vừa ăn vừa chơi, tự do kéo dài thời gian ăn, vì làm như vậy sẽ không tốt dạ dày của bé. Mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút là hợp lý.

    5. “Treo đầu rau bán thịt cá”

    Là biện pháp ngoạn mục đòi hỏi khả năng trình bày và yếu tố nghệ thuật ẩm thực nhằm đánh lừa yếu tố tâm lý của bé. Ví dụ đố với những bé “kén cá chọn canh” thì việc chỉ biết có thịt mà không chịu ăn cá là chuyện thường ngày. Chúng ta có đủ sự tưởng tượng để “ngụy trang kiểu Úc” một loại thức ăn nào đó trong cái vỏ bọc khác. Đôi khi một cái tên gọi mới để thổi hồn vào món ăn cũ cũng cần thiết. Ví dụ: mẹ gọi đây là món “cá chiên” hay nên hình tượng hóa hoặc chế biến thành món “chả cá nhúng dầu, hay cá thu xối mỡ”? … Một cái tên lạ sẽ làm bé tò mò và muốn ăn thử…

    6. Kích thích ngon miệng

    Bằng cách nào ư? Hãy chú ý đến Kẽm, Vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng là đừng chỉ cho bé ăn bằng “miệng”. Chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động cũng là cách để bé hào hứng với bữa ăn của mình.

    7. Không ti vi, không đi rong, không đồ chơi

    Thói quen này cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Một đứa trẻ chưa từng được tập ‘ăn chay’ (không đồ chơi, không tivi) thì làm sao chúng hiểu giờ ăn phải thế nào? Tất cả đều do người lớn tạo thói quen. Nhưng nếu bạn đã trót làm – bé – hư khi ăn uống thì hãy kiên nhẫn sửa sai.

    8. Hãy để trẻ tự ăn

    tu-xuc-com-an

    Hãy để trẻ tự xúc ăn và học tập tính tự giác

    Phần lớn trẻ sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ cứ để bé tự xúc. Nếu cha mẹ cứ bón cho con ăn mãi, dần dần bé sẽ nhận thấy rằng bữa ăn đúng là một ‘cực hình’ đầy khó chịu, chẳng khác gì phải gội đầu hay uống thuốc. Hãy làm sao để bé thấy rằng bữa ăn là niềm vui, là sự thích thú giống như bé đang chơi một trò chơi vui vậy.

    Đặc biệt các bậc cha mẹ nên thường xuyên bổ sung cho trẻ các chế phẩm chứa canxi và men tiêu hóa sống. Các chế phẩm chứa canxi giúp trẻ chống còi xương, suy dinh dưỡng. Khi trẻ bị thiếu hụt canxi, sẽ dẫn tới bị còi xương, sinh ra quấy khóc bỏ ăn, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, đồng thời ảnh hưởng lớn đến phát triển chiều cao của bé, làm chậm quá trình mọc răng. Men tiêu hóa sống sẽ giúp hệ tiêu hóa bé được khỏe mạnh, kích thích bé đòi ăn, tăng cường khả năng tiêu hóa cho bé đồng thời giúp cho hệ tiêu hóa của bé chống lại vi khuẩn có hại.

    MỘT SẢN PHẨM CHỨA CANXI TỐT NHẤT PHẢI ĐẢM BẢO CÁC YẾU TỐ SAU:

    1. Hợp chất chứa Canxi phải là dạng dễ hấp thu nhất (Canxi Gluconat là hợp chất dễ hấp thu nhất).

    2. Phải chứa Vitamin D3 ở hàm lượng thích hợp, vì Vitamin D giúp xương hấp thu được Canxi.

    3. Phải giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, không bị táo bón. Vì sản phẩm chứa Canxi rất dễ gây táo bón. Nếu bé bị táo bón sẽ dẫn tới giảm hấp thu dưỡng chất và Canxi, khiến bé càng còi xương và chậm lớn. Vì vậy các chế phẩm chứa Canxi này nên bổ sung một lượng men tiêu hóa sống để giúp hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh, hỗ trợ chống táo bón, tăng cường hấp thu canxi và dưỡng chất.

    Theo Dược sĩ Như


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần