HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tư vấn sức khỏe

    Cảnh báo người bị huyết áp thấp giảm cân

    Hỏi: Tôi nặng 65kg và cao 1.56m, tôi muốn giảm cân nhưng lại bị huyết áp thấp. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi có cách nào giảm cân mà không bị ảnh hưởng đến huyết áp thấp hay không? Xin cảm ơn bác sĩ ( Hoài Linh – Hải Phòng)
     
    Trả lời:
     
    Chào bạn Hoài Linh!
     
    Cân nặng và chiều cao trên cho thấy chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn là 26.7, chứng tỏ bạn đang thừa cân, béo phì độ 1. Khi bạn giảm xuống 58 kg, BMI là 23,8, vẫn nằm trong “khoảng” thừa cân. Cân nặng với một người cao 1,56 m chuẩn nhất là 44-56 kg (ứng với BMI 18-23). Bạn nên giảm xuống cân nặng trong khoảng giá trị trên để tránh những nguy cơ thừa cân, béo phì.
     
    Theo như số liệu mà bạn gửi cho chúng tôi thì chứng tỏ bạn đang bị thừa cân, béo phì độ 1. Do vậy bạn nên giảm cân nặng xuống để tránh nguy cơ bị thừa cân và béo phì. Bạn còn bị thêm bệnh lý huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 5 – 7% dân số trưởng thành. Nữ giới mắc bệnh huyết áp thấp nhiều hơn nam giới khoảng 30 lần.

    Huyết áp thấp có nguy cơ gì?

    Huyết áp càng thấp bị mất trí nhớ càng cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer gây ra và các tác giả nhận thấy rằng huyết áp tâm trương dưới 70 mm thì rất có khả năng bị chứng mất trí nhớ. Đặc biệt, huyết áp giảm 10 mm thì nguy cơ bị mất trí tăng 20%. Và những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong hai năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp hai lần.
     
    Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Và một điều ít ai biết, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chiếm tỷ lệ 10 – 15% giống như tăng huyết áp; 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.
     
    Như vậy, việc giảm cân không chống chỉ định ở những người huyết áp thấp. Huyết áp liên quan tới nhiều yếu tố, được tính bằng công thức sau:
     
    Huyết áp động mạch = Cung lượng tim + Sức cản động mạch.
     
    Hai thành phần này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lực co bóp của tim, lưu lượng tim, độ quánh của máu, trạng thái hoạt động của mạch, lứa tuổi, giới tính, trạng thái tâm sinh lý, chế độ sinh hoạt, hoạt động thể dục thể thao. Ở cùng một người, khi béo và khi gầy, những yếu tố này có thể sẽ khác nhau. Với vai trò của nhiều yếu tố ảnh hưởng huyết áp như vậy nên không phải khi bạn giảm cân thì huyết áp của bạn sẽ giảm theo.
     
    Bạn hoàn toàn có thể thay đổi các yếu tố trên cho phù hợp để giảm cân mà vẫn giữ được huyết áp, thậm chí tăng đến mức huyết áp chuẩn bằng chế độ ăn và lối sống khoa học hơn. Thực tế, những triệu chứng, biến chứng của cao huyết áp và những bệnh lý liên quan đến thừa cân, béo phì còn nguy hiểm hơn, khó kiểm soát hơn chứng bệnh huyết áp thấp.
     
    Bạn có thể giảm cân bằng cách kết hợp giữa phương pháp ăn kiêng và tập luyện thể dục thể thao.

    Chế độ ăn kiêng
     
     
    – Thực hiện chế độ ăn từng bữa nhỏ, 5-6 bữa/ngày. Mục đích: Chia nhỏ bữa ăn để năng lượng sản sinh sau khi ăn được đốt cháy tối đa, tránh hiện tượng tích mỡ.
     
    – Hạn chế lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn ở mức thấp nhất có thể. Mỗi bữa bạn giảm dần lượng cơm và thức ăn có nguồn gốc động vật, thay chúng bằng rau hoặc củ cải luộc (1-1,5 miệng bát con/bữa).
     
    – Sau khi ăn cơm, bạn nên ra khỏi nơi đang ăn (ra khỏi phòng ăn và đi ra ngòai, tránh cảm giác thèm ăn).
     
    – Khi đói bạn nên sử dụng các loại sữa ít béo và tăng cường calci (thường là các loại sữa dành cho người già hiện có trên thị trường) hoặc 1 lát bánh mì mỏng hay các loại trái cây có năng lượng thấp như dưa chuột, củ đậu.
     
    – Nên chọn quả chín loại không quá ngọt và không quá chua.
     
    – Hạn chế tối đa những thực phẩm giàu chất béo như lạc, vừng, thịt mỡ, các món xào rán, thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo, đồ ngọt, các thức uống công nghiệp…
     
    – Nước uống: 1,5 – 2 lít/ngày, uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày

    Phương pháp luyện tập
     
    Mỗi ngày, bạn cần tiêu thụ 300-500Kcal từ các hoạt động thể lực. Năng lượng này tương đương đi bộ nhanh (đúng kỹ thuật) 30-60 phút. Ngoài ra, bạn có thể tiêu hao năng lượng bằng các hoạt động khác như leo cầu thang, làm việc nhà, đi bơi…
    Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, bạn không nên tập quá mạnh mà nên chia từng giai đoạn:
     
     
    – 3 ngày đầu: Bạn đi bộ mỗi lần khoảng 30 phút, sau đó tăng dần lên 45 phút và 1h
     
    – Sau khoảng 10 ngày: Bạn chuyển sang đi bộ nhanh 10-15 phút rồi đi bộ bình thường 60 phút trong 2-3 ngày
     
    Phác đồ theo dõi
     
    – Ghi lại số lượng thực phẩm đã sử dụng trong mỗi ngày (kể cả đồ ăn và thức uống) để tự kiểm tra và theo dõi
     
    – Ghi lại thời gian đã luyện tập hoặc số động tác đã thực hiện được để tăng dần theo từng ngày.
     
    – Cân trọng lượng cơ thể 2-3 lần/tuần và ghi nhận lại các chỉ số này. Lưu ý: nên cân vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và đã đi vệ sinh với số lượng quần áo trên người tối thiểu để hạn chế sai số.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương