Hỏi: Con tôi 3 tuổi bị viêm mũi nên mũi luôn bẩn, nghẹt và khó thở. Tôi rửa mãi nhưng vẫn khó sạch. Xin bác sĩ hướng dẫn cách rửa mũi nào hiệu quả? (Vy)
Trả lời:
Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa lạnh bé rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Một trong những triệu chứng gây khó chịu cho bé là chảy nước mũi, nghẹt mũi.
Với những bé nhỏ không thể tự hỉ mũi được sẽ gây tắc đường thở làm cho bé khó ngủ và bú kém.
Vệ sinh mũi là khâu quan trọng trong điều trị bé bị viêm mũi nói riêng và trẻ em nói chung, giúp loại bỏ chất tiết, dị vật, vi trùng dị nguyên để mũi thông thoáng và bé dễ thở.
Bạn có thể rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm. Trẻ lớn có thể dùng bình rửa chuyên dụng hay syringe. Với trẻ nhỏ thì dùng nước muối nhỏ mũi hay bình xịt mũi dạng phun sương.
Nếu dùng bình rửa mũi, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, há miệng thở, xịt nước vào bên mũi phía trên cho tới khi nước chảy qua mũi bên kia hay qua miệng. Nếu dùng nước muối nhỏ giọt, cho trẻ nằm ngửa hay bế ngửa, xịt 1 đến 2 nhát bình xịt vào mũi. Trong trường hợp dùng nước nhỏ thì nhỏ từ 3 đến 5 giọt.
Bạn cũng cần phải hút sạch mũi cho bé. Trẻ lớn có thể yêu cầu bé hỉ sạch nhiều lần. Với trẻ nhỏ thì nên dùng dụng cụ hút mũi (bóng cao su hay bấc sâu kèn). Lặp lại các bước trên cho tới khi mũi của trẻ thông sạch.
Có nhiều cách để vệ sinh mũi cho bé như: dùng tăm bông, ống bơm hút. Nhưng khi dùng tăm bông, đầu bông quấn không chắc sẽ rơi lại gây dị vật đường thở; ống bơm hút mũi mua sẵn có thể gây trầy niêm mạc mũi của bé và không thể vệ sinh được bên trong ống bơm hút sẽ gây nhiễm khuẩn làm bệnh lâu khỏi hơn.
Lấy gỉ mũi cho con
Để lấy gỉ, nước mũi cho bé an toàn và hiệu quả có thể dùng bấc sâu kèn, thực hiện theo các bước sau:
– Dùng khăn giấy sạch dai và mềm (có thể thay thể bằng vải xô)
– Một tay giữ trán, tay còn lại đưa bấc sâu kèn vào một bên mũi bé giữ cho đến khi thấm ướt giấy
Trường hợp mũi khô cần nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0.9%), thực hiện các bước như trên sau khi nhỏ nước muối sinh lý.
Lưu ý: Trước khi làm sạch mũi cho bé, các mẹ phải rửa tay sạch bằng xà phòng để tránh nhiễm trùng cho con.
Đối với trẻ lớn các mẹ cần hướng dẫn trẻ tự xì mũi. Trẻ dùng ngón trỏ ấn vào cánh mũi bịt một bên mũi lại, xì thật sạch rồi lại đổi sang bên kia.
Đề phòng nghẹt mũi ở trẻ các mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị cảm, cúm, bệnh đường hô hấp. Cho trẻ ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng chống lại với các bệnh tật.
Bài viết liên quan
- Lý do bạn nên cân nhắc khi định rửa ruột
- Tại sao nên sớm điều trị chứng táo bón ở…
- Phụ nữ mang thai uống canxi kéo dài có sao…
- Viêm ngứa âm đạo cần phải làm gì?
- Có nên dùng men tiêu hóa chữa biếng ăn?
- Lý do quan hệ 2 tiếng mới xuất tinh
- Mãn dục sớm ở đàn ông
- Dịch sởi biến chứng nguy hiểm thế nào?
- Viêm khớp cùng chậu ở nữ giới
- Thiếu tự tin vì “cậu nhỏ” không cứng bằng bạn…