Hỏi: Năm nay em đã 18 tuổi, em dậy thì từ năm 16 tuổi. Nhưng hiện tại chiều cao của em rất khiêm tốn. Cơ thể em lúc nào cũng trong trạng thái ốm yếu, còi cọ, da dẻ xanh xao. Em có đọc trên mạng và nghĩ mình bị hạ canxi trong máu. Liệu đây có phải là nguyên nhân khiến em không cao được không ạ. Nếu chữa khỏi bệnh em có thể cao thêm được từ 7- 10cm nữa không ạ? Em xin cám ơn!
Trả lời:
Chào bạn!
Hạ canxi là nồng độ canxi huyết tương toàn phần thấp hơn 2,2 mmol/l (hay 8,8 mg/dL). Một cách chính xác hơn, hạ canxi máu được định nghĩa khi nồng độ canxi ion hóa trong huyết tương thấp hơn 1,16 mmol/l (hay 4,6 mg/dL). Bởi chính phần canxi ion hóa này mới là phần canxi lưu hành có tác dụng sinh học và được điều hòa bởi các hormone của cơ thể.
Cơ thể chúng ta mỗi ngày chuyển hóa tới 25mmol canxi và thải ra 20mmol qua phân và 5mmol qua đường nước tiểu. Theo đó cơ thể bình thường có nhu cần canxi vào khoảng 500mg/ngày. Tình trạng suy giảm canxi trong máu của bạn có thể do các nguyên nhân sau:
Do chế độ ăn thiếu canxi hoặc vitamin D, cũng có thể do cơ thể bạn không hấp thụ được canxi.
Cũng có thể do sự suy giảm albumin huyết thanh và tăng phosphate máu hoặc do dùng thuốc kích thích beta 2 trong thời gian dài.
Tiêu sử mắc các bệnh về thận và hệ bài tiết nên phải dùng thuốc lợi tiểu kiểu furosemid quá nhiều gây tăng đào thải canxi.
Vì mô tả của bạn còn quá chung chung nên chúng tôi chưa thể khẳng định rằng bạn có hoàn toàn mắc các chứng hạ canxi trong máu không. Hãy xem mình có các dấu hiệu dưới đây không nhé.
Dấu hiệu nhận biết hạ canxi
Hạ canxi khởi đầu bằng các triệu chứng: tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Sau đó là sự co cơ khắp cơ thể. Co thắt các cơ ở tay tạo ra dấu hiệu “bàn tay đỡ đẻ”. Co thắt các cơ ở chân tạo ra “dấu bàn đạp”.
Hạ canxi cũng đồng thời làm co thắt các cơ vùng mặt và các cơ toàn thân gây đau đớn; co thắt các cơ hô hấp gây khó thở. Trong những trường hợp nặng hơn có thể gây co giật toàn thân hoặc khu trú.
Thông thường cơn hạ canxi cần có những kích thích mới biểu hiện rõ, ví dụ như cãi nhau, tức giận, buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi hoặc cảm sốt…
Nếu có những biểu hiện trên bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời
Cách phòng tránh
– Tăng cường ăn các thực phẩm có chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót và các loại sữa tươi.
– Chăm chỉ tắm nắng (vào 9h – 9h30 sáng mỗi ngày) để giúp cơ thể hấp thụ được nhiều Vitamin D qua da, đồng thời tăng cường việc ăn các thực phẩm có dầu thực vật để hấp thu Vitamin D tốt hơn.
– Tuyệt đối không nên nhịn đói để phosphate trong cơ thể không bị giảm, gây hạ canxi.
Bài viết liên quan
- Lý do bạn nên cân nhắc khi định rửa ruột
- Tại sao nên sớm điều trị chứng táo bón ở…
- Phụ nữ mang thai uống canxi kéo dài có sao…
- Viêm ngứa âm đạo cần phải làm gì?
- Có nên dùng men tiêu hóa chữa biếng ăn?
- Lý do quan hệ 2 tiếng mới xuất tinh
- Mãn dục sớm ở đàn ông
- Dịch sởi biến chứng nguy hiểm thế nào?
- Viêm khớp cùng chậu ở nữ giới
- Thiếu tự tin vì “cậu nhỏ” không cứng bằng bạn…