HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Tim lợn hầm bài thuốc quý chữa nhiều bệnh

    Theo Đông y, tim lợn vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; vào tâm, phế. Có tác dụng ích khí, bổ tâm, chữa kinh giản thương phong, trợ lực cho phụ nữ sau sinh. Sau đây là một số món ăn – bài thuốc từ tim lợn.

    Tim lợn tiềm ngọc trúc : tim lợn 100g, ngọc trúc 100g, gừng tươi 15g, hành sống 15g. Ngọc trúc nấu lấy nước bỏ bã. Tim lợn làm sạch, cho nước gừng, hành và nước ngọc trúc vào, luộc chín, đun tiếp cho tim lợn chín nhừ và vớt tim ra đĩa; cho tiếp gia vị muối mắm, đường trắng bột ngọt, đun tiếp tạo thành nước canh đặc và đổ lên quả tim; sau đó đổ dầu vừng lên là được. Dùng cho các bệnh nhân có bệnh mạch vành, bệnh tim phổi, đái tháo đường, lao phổi.
     
    Tim lợn hầm ngọc trúc tốt cho người có bệnh mạch vành, đái tháo đường, lao phổi.
     
    Tim lợn hầm chu sa : chu sa 1,5g, tim lợn 1 quả. Chu sa tán bột, tim lợn làm sạch, rạch 1 lỗ cho chu sa vào, buộc khâu kín lại, thêm nước nấu hầm chín, thêm gia vị, ăn tim lợn chín và nước canh. Dùng cho bệnh nhân bồn chồn kích động, mất ngủ, suy nghĩ lo âu.
     
    Tim lợn hầm bá tử nhân : tim lợn 1 quả; bá tử nhân 30g. Tim lợn bóc màng rửa sạch, rạch 1 lỗ cho bá tử nhân vào, khâu lại, hầm cách thủy cho chín nhừ. Khi ăn cho thêm gia vị phù hợp. Dùng cho bệnh nhân loạn nhịp tim, đánh trống ngực hồi hộp, lo âu, mất ngủ quên lẫn.
     
    Tim lợn hầm ngũ vị tử : tim lợn 1 quả, ngũ vị tử 9g. Tim lợn rửa sạch, rạch 1 lỗ cho ngũ vị tử vào khâu lại, hầm cách thủy cho chín nhừ. Dùng cho bệnh nhân hồi hộp loạn nhịp tim, mất ngủ, thở gấp, vã mồ hôi, kích ứng, khát nước.
     
    Tim lợn hầm tương đậu xị : tim lợn 1 quả, đậu xị 50g, hành, gừng, tương, giấm, rượu nhạt và các gia vị khác liều lượng thích hợp. Tim lợn rửa sạch, thêm ít nước và các gia vị trên hầm nhỏ lửa cho chín nhừ cạn nước, tắt bếp, để nguội thái lát mỏng cho ăn. Dùng cho trường hợp tâm huyết hư, hồi hộp lo âu, sản phụ sau sinh hồi hộp tim nhịp nhanh, lo âu xúc cảm.
     
    Tim lợn hầm xương bồ : tim lợn 300 – 500g, xương bồ 6 – 9g. Xương bồ tán mịn, tim lợn rửa sạch thái lát nấu canh. Trước khi ăn, cho xương bồ tán vào. Dùng cho các trường hợp động kinh, kinh giật, ù tai, điếc tai, quên lẫn, giảm trí nhớ.
     
    Tim lợn hầm hạt sen, mạch môn : mạch môn 20g, hạt sen 15g, tim lợn 1 cái. Tim lợn rửa sạch thái lát. Tất cả cùng nấu nhừ, thêm gia vị. Dùng cho người cao tuổi bị mất ngủ.
     
     
    Một món ăn bổ dưỡng, là bài thuốc tốt cho những ai gặp vấn đề về sức khỏe như mất ngủ, suy nhược…

    Tim lợn hầm nga truật : nga truật 25g, tim lợn 1 quả. Tim lợn làm sạch thái lát, nga truật xay nhỏ. Hầm chín, thêm gia vị cho ăn. Liên tục 1 đợt 5 – 7 ngày. Dùng cho các trường hợp trướng bụng đầy tức, ăn không tiêu.           
     
    Tim lợn hầm atisô giúp mẹ bầu thanh nhiệt : 1 quả tim lợn, 2 hoa atisô, 1 củ cà rốt,  500g xương ống,  hành lá, rau mùi, bột nêm, đường, gia vị .
     
    Thực hiện:
     
    – Rửa sạch hoa atisô, bổ đôi, bỏ phần nhụy và lông hoa.
     
    – Gọt vỏ cà rốt, thái khoanh vừa ăn
     
    – Thái nhỏ hành lá, rau mùi.
     
    – 500g xương ống đun sôi sơ qua rồi đổ nước đi. Sau đó, cho nước với tỷ lệ thích hợp với lượng xương và ninh kỹ lấy 2 bát nước dùng.
     
    – Bỏ xương ống ra và lọc lấy nước dùng để riêng.
     
    – Đun sôi nước dùng, cho tim, hoa atisô, cà rốt vào nồi nước hầm, nêm gia vị vừa ăn.
     
    – Khi nước sôi, vớt bọt nhiều lần để nước trong, đun nhỏ lửa, hầm đến khi tim mềm là được.
     
    Tim lợn là phần ngon nhất trong ngũ tạng của con lợn và được dùng như một vị thuốc để bồi bổ cơ thể
     
     
    – Trước khi ăn, vớt tim ra, thái miếng vừa ăn, cho ra bát, rắc hành lá, rau mùi lên.
     
    – Bạn nên ăn món này khi nóng.
     
    Tác dụng của món ăn:
     
    Tim lợn là phần ngon nhất trong ngũ tạng của con lợn và được dùng như một vị thuốc để bồi bổ cơ thể. Món ăn có vị ngọt mặn, tính bình với tác dụng dưỡng tâm, an thần và thường được dùng để chữa mất ngủ do tâm khí suy nhược. Tim lợn rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.
     
    Tim lợn khi hầm cùng hoa acisô giúp kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, lợi tiểu. Đặc biệt, hoa acisô khi được nấu chín có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không dùng nồi gang hay nồi nhôm nấu hoa acisô vì hoa sẽ bị đắng, mất màu, khó ăn. Khi chế biến món ăn với lõi hoa atisô, bạn nên ngâm lõi hoa atisô vào nước muối và chanh pha loãng để hoa bớt chát và đắng.
     
    Tim lợn hầm ngải cứu : Món tim lợn hầm ngải cứu vó vị hấp dẫn đặc biệt là món ăn rất tốt giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, giúp bạn luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Cùng vào bếp học cách chế biến món ăn rất tốt mà cực dễ làm này, hoàn toàn không hề mất nhiều thời gian.
     
    Tim lợn là phần ngon nhất trong ngũ tạng của con lợn . Từ xưa, dân gian hay dùng tim lợn như một vị thuốc để bồi bổ cơ thể. Trên thực tế, tim lợn có rất nhiều cách chế biến, mỗi cách chế biến lại cho một tác dụng khác nhau. Từ đó cho thấy, tim lợn rất giàu dinh dưỡng và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. 
     
    Nguyên liệu: 
    • Tim lợn quả to 
    • Thịt nạc vai
    • Thuốc tần : 2 tháng
    • Hạt sen : 100g
    • Thục : 20g
    • Táo tàu : 10 quả
    • Gừng : 50g
    • Hành khô : 50g
    • Hành hoa, rau mùi  
    • Tiêu, muối, mỳ chính, đường, bột đao  

    Cách làm:

    – Sơ chế:

    + Nấm hương, mộc nhĩ rửa sạch ngâm nở, cắt chân, băm nhỏ.

    + Hành khô, gừng băm nhỏ.

    + Sơ chế tim:

    * Tim lợn cắt bỏ cuống, rửa sạch nước lạnh hết máu đen và tiết đọng.

    *  Rửa rượu gừng, để ráo.

    * Ướp cốt gừng, cốt hành, tiêu, muối, mỳ chính để 15 phút.

    + Thịt nạc vai:

    * Băm nhỏ, trộn mộc nhĩ, nấm hương, cốm khô.

    * Ướp cốt hành, tiêu, muối, mỳ chính, đường, dầu hào, bột đao, bột nêm thịt, hành khô phi vàng để 15 phút.

    + Hạt sen ngâm nở.

    + Thuốc tần rửa sạch.

    + Hạt sen, thuốc tần, táo tàu, thục đun mềm.

    – Chế biến:

    + Nhồi thịt vào tim lợn.

    + Cho tim vào nước dùng, cho gừng thái lát và hành phi cả củ vào.

    + Cho vào nồi áp suất, đun chín mềm, nếm vừa gia vị, xuống chút bột đao cho sánh.

    Yêu cầu: Tim tần chín, không nhũn nát, nước tần có màu nâu, hơi sánh, vị ngọt đậm.

    Công thức 2: Hầm thuốc bắc

    Tim lợn trong Đông y còn gọi trư tim, là một trong các phủ tạng ngon nhất hay được dùng để chế món ăn bồi bổ cơ thể. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc có dùng tim heo.

    Tim lợn tần thuốc bắc : 2 Tim lợn (đừng to quá sẽ dai)

    – thuốc bắc : 10-15 lát sâm "tam thất"10-15,  lát nhân sâm hồng, 1 ít đương quy (1 nắm tay), 1 ít miếng bạch chỉ, 1 ít hạt kỷ tử (người hoa "cẩu kỷ"; người bắc "củ khởi"), 1 ít miếng quế chi, 10-15 hạt táo tàu đỏ, 1 ít nho khô (1 nắm tay), 1 ít long nhãn khô, 1 ít hạt sen không tâm

    – gia vị và rau : 1 chén rượu gạo ngon (dùng nấu nên có pha muối), 1 tép củ xả, 1 củ gừng, 1 củ hành tây hoặc 4 củ hành ta ( tùy thuộc), 3-4 tép tỏi, 3-4 trái ớt thái,  1 ít rau râm, 1 ít rau quế1,  ít rau húng lũi, 1 nửa muổng tiêu đen, 2 chén nước

    Cho thuốc bắc vào tô lớn rồi cho 1 chén rượu gạo vào . Nếu rượu gạo bạn dùng không có pha muối sẵng thì phải cho vào 2 muổng nhỏ muối để có độ mặn . Cho thêm 2 chén nước vào tô . Dùng mặt con dao đập dẹp củ xả cho nguyên củ vào ngâm 1-2 tiếng . 

    2 quả tim lợn rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ . Nên vứt đi thành phần mở và gân cứng bên ngoài của tim vì rất dai không ngon , tốt nhất chỉ lấy phần thịt và gân mềm trong tim thôi 

    Gừng cạo sạch vỏ thái lát nhỏ kèm theo ớt, tỏi và củ hành tây cho vào cối giả nhuyễn . Sau đó cho vào tô thịt tim ướp cùng bột tiêu , rau râu, rau húng, râu quế (đã được cắt nhỏ) khoảng 1-2 tiếng đồng hồ . (Vì trong thuốc bắc có táo tàu, long nhãn khô, và nho khô cho nên không cần cho đường hay bọt ngọt vào . Không cần muối luôn vì rượu đã có muối hoặc đã cho 2 muỗng muối rồi . Tuyệt đối không dùng gia vị hóa chất ảnh hưởng tới thuốc bắc)

    Ướp cả 2 tô khoẳng 1-2 tiếng cho thấm hương vị 

    Cho nước vào nồi đun cho nước xôi bóc khói rồi mới để vĩ và tô thuốc bắc ngâm vào và dùng 1 cái dĩa lớn đậy lên tô thuốc bắc không cho hơi nước thoát ra hoặc ra . Chưng vậy 15 phút . 

    Sau khi chưng tô thuốc bắc ngâm rượu gạo khoảng 15 thì lấy dĩa nấp úp ra và cho thịt tim heo ướp vào luôn chung với thuốc bắc . Trộn đều rồi cho dĩa úp lại ….chưng khoẳng 1 tiếng với lửa nhẹ thật nhẹ . Nhớ là canh chừng nước kẻo hết nước dưới nồi chưng và cảnh thận kẻo bị phỏng tay vì độ nóng . 

    Sau khi chưng 1 tiếng đồng hồ trở lên với lửa nhè nhẹ . Bạn sẽ thấy mùi thơm thuốc bắc bay phủ cả nhà . ( Nhớ cứ nửa tiếng kiểm tra một lần nước để khỏi bị khét nồi chưng . ) Bạn tắt lửa và cho tô thuốc bắc chưng nguội trong vòng 15-20 phút trong nồi chưng để khi lấy ra không bị nóng bỏng tay . Cho ra bàn rồi dùng chén nhỏ múc ra ………tự sướng . Món này dành cho 2 vợ chồng là tốt nhất , vì rất bổ nên con nít không nên cho ăn . 

    Nếu bạn thấy vị thuốc bắc quá nồng sau khi ăn hay bị ợ hơi lên mũi nên nấu chè đậu xanh cà vỏ với long nhãn và nho khô ăn cho nhẹ bụng ! Hoặc bạn cũng có thể dùng đồ ngọt khác để khỏi bị mùi thuốc bắt làm khó chịu sau khi dùng bữa .

    Canh tim heo đông trùng hạ thảo : Tim heo 1 quả (200g), nhân sâm 3g, đông trùng hạ thảo 5g. Nấu tim heo sôi 30 phút. Sau đó cho cả 2 vị thuốc vào nấu tiếp độ 15 phút cho chín. Ăn cả nước lẫn cái.

    Công dụng: Bổ tâm, ích chí, an thần, chỉ ho, thích hợp cho người già yếu tim, mệt mỏi, thấp khớp.

    Tim lợn táo đỏ : Tim lợn 1 quả (200g), bách hợp 40g, vừng đen 80g, gừng sống 1 lát, gia vị. Tim cắt đôi rửa sạch máu, bỏ màng rửa sạch để ráo rồi xắt miếng. Táo bỏ hột thái nhỏ. Gừng bỏ vỏ. Vừng đen đãi sạch.

    Đổ 1/2 lít nước vào nồi nấu cho sôi. Bỏ tất cả vào giảm lửa, dậy kín, nấu chín, ăn nóng.

    Có tác dụng bổ huyết dưỡng âm, an thần, nhuận trường, thanh nhiệt. Dùng cho người làm việc trí óc căng thẳng tổn tâm huyết,tóc rụng. Người bị tim đập nhanh, mất ngủ, trí nhớ giảm, ăn kém, da kém tươi nhuận, mồ hôi trộm.

     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương