HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Cảnh giác với những căn bệnh “âm thầm”

    1. Suy tuyến giáp
     
    Tuyến giáp trạng là 1 tuyến nội tiết quan trọng điều hòa nhiều hoạt động của cơ thể. Khi rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra các bệnh về tuyến giáp trạng. Khi tuyến giáp bị suy, cơ thể không sản xuất đủ hoóc môn kích thích tuyến giáp để nó hoạt động hợp lý, và là tình trạng rất đáng báo động. Nhưng các triệu chứng suy giảm tuyến giáp như mệt mỏi hoặc không chịu được lạnh, đều rất dễ bị bỏ qua. Theo thống kê, cứ 14 phụ nữ thì có 1 người mắc bệnh tuyến giáp, thường là trong giai đoạn từ 20 – 30 hoặc trên 60 tuổi.
     
    Theo tiến sĩ Jampolis thì suy giảm tuyến giáp có thể dẫn đến tăng cân, bệnh tim, hàm lượng cholesterol cao hoặc các bệnh lý khách như vô sinh, trầm cảm, tổn thương thần kinh cao và di tật bẩm sinh. Nếu gia đình bạn có người mắc phải bất kỳ vấn đề gì liên quan đến tuyến giáp, hãy đi khám để kiểm tra lượng hoóc môn kích thích tuyến giáp bằng xét nghiệm máu. Sau tuổi 35, bạn nên kiểm tra lượng hoóc môn này 5 năm một lần.
     
    2. Cao huyết áp
     
    Bệnh cao huyết áp rất nguy hiểm vì nó diễn biến âm thầm lặng lẽ nhưng lại gây ra các biến chứng rất nặng nề trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như: tim mạch, não, thận, mắt. Do đó bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, ngay cả khi bạn vẫn cảm thấy bản thân rất khỏe mạnh. Hãy tự đo huyết áp tại nhà, viết số đo huyết áp của bạn ra để nắm được huyết áp trung bình của mình. Huyết áp ở mức độ bình thường vào khoảng 120/80 mmHg.
     
    3. Cholesterol cao
     
    Cholesterol là một chất giống chất béo có trong máu và trong hầu hết các tế bào của cơ thể chúng ta. Cơ thể có cholesterol là chuyện hết sức bình thường. Như một số chất khác trong cơ thể, cholesterol là phần quan trọng trong một cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể chúng ta sử dụng cholesterol để tạo ra màng tế bào và một số nội tiết tố (hormone) quan trọng như nội tiết tố sinh dục chẳng hạn. Cholesterol cũng phục vụ cho các chức năng cần thiết khác của cơ thể. Tuy nhiên, việc tăng nồng độ cholesterol trong máu có thể làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến lưu lượng máu thấp trong các cơ quan quan trọng như tim và não, có thể gây ra cơn đau tim hay đột quỵ. Thêm vào đó, cholesterol cao và cao huyết áp chính là yếu tố dẫn đến bệnh tim. Vì vậy, hãy xét nghiệm máu 5 năm một lần để kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu của bạn. Nếu phát hiện ra nồng độ cholesterol cao, bác sĩ khuyên bạn nên tập thể dục, và thay đổi chế độ ăn uống như thế nào và sau đó sẽ xét nghiệm máu lại một lần nữa
    .
    4. Bệnh đau nhức toàn thân
     
    Đau nhức toàn thân và đau cơ là căn bệnh khiến chúng ta đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi, thậm chí mất ăn mất ngủ, dẫn đến sức khỏe ngày càng suy giảm, không thể tập trung trong công việc và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống . Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi,và thường kéo dài lúc nhẹ, lúc nặng gây cho người bệnh tâm lý căng thẳng và hết sức buồn chán. Nhưng bệnh đau nhức toàn thân rất khó chẩn đoán. Bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán bằng cách loại trừ từ các loại bệnh khác, vì vậy có thể mất nhiều năm để chỉ ra chính xác xem bệnh trong cơ thể bạn là gì. Bệnh đau nhức toàn thân không đe dọa đến tính mạng, nhưng cũng gây khá nhiều ảnh hưởng đến công việc và tinh thần của người phụ nữ và người thân của họ nữa. Các yếu tố gây nên bệnh này bao gồm, tiền sử gia đình bị bệnh đau nhức toàn thân, chứng rối loạn thấp khớp, hoặc các bệnh truyền nhiễm, hay một sự kiệnư đau buồn trong quá khứ như tai nạn xe hơi. Nếu những cơn đau của bạn tiếp tục lan rộng, và đã xem xét lại các yếu tố mà không thấy vấn đề gì, thì hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu có thể.
     
     
     Đau nhức toàn thân khiên người bệnh mệt mỏi và khó chịu
     
    5. Bệnh thiếu máu
     
    Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố xuống dưới mức bình thường so với người khỏe mạnh cùng tuổi và cùng giới.  Ở người Việt Nam trưởng thành, số lượng bình thường của hồng cầu là: 3,87 – 4,91 x 1012/l ở nữ và 4,18 – 5,42 x 1012/l ở nam giới.
     
    Sự cạn kiệt dần dần lượng máu dồi dào oxy này thường diễn ra ở phụ nữ có kinh nguyệt nhiều hoặc quá thường xuyên. Khi số lượng tế bào máu đỏ từ từ giảm, các triệu chứng phức tạp như mệt mỏi có thể xuất hiện, những triệu chứng này rất mơ hồ và dễ dàng biến mất. Thiếu oxy có thể gây hại đến các cơ quan trong cơ thể, tăng cao nguy cơ bị đau tim. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, bạn có nhiều kinh nguyệt hơn bình thường, hoặc rối loạn đường ruột như bệnh Crohn (một bệnh bị viêm tại đường ruột) hoặc bệnh loét bao tử, thường liên quan đến thiếu máu. Nếu bạn cảm thấy sức khỏe yếu đi, mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân là gì, hãy đến gặp bác sĩ và làm xét nghiệm máu kịp thời.
     
    6. Hội chứng buồng trứng đa nang
     
    Hội chứng buồng trứng đa nang là rối loạn liên quan đến mất cân bằng hormon và kháng insulin, gây nên rất nhiều triệu chứng: chu kì kinh không đều, không có kinh, rậm lông, mụn, thừa cân, rụng tóc, buồng trứng rất nhiều nang khi siêu âm… Nguyên nhân gây nên hội chứng này là do buồng trứng không thể sản xuất các hormon theo đúng tỉ lệ bình thường, có thể dẫn đến trứng rụng thưa hoặc không rụng trứng, thường thể hiện qua tình trạng kinh nguyệt thưa (2-3 tháng hoặc vài năm mới có kinh một lần). Tình trạng này nếu xảy ra có thể làm cho phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang giảm khả năng sinh sản.  Trong thực tế, nhiều phụ nữ không nhận ra vấn đề gì cho đến khi họ đã cố gắng nhưng không thể mang thai. Bên cạnh vấn đề về khả năng sinh sản, hội chứng buồng trứng đa nang còn có thể dẫn đến lượng cholesterol cao, tiểu đường, bệnh tim và ung thư nội mạc tử cung.
     
    Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn hơn hoặc dài hơn 28 ngày một cách đáng kể, thì hãy đến gặp bác sĩ. Các triệu chứng như mụn trứng cá và lông mọc bất thường trên ngực cũng như trên mặt của bạn, đó cũng là dấu hiệu biến động nội tiết tố.
     
    7. Chứng ngưng thở khi ngủ
     
    Hội chứng ngưng thở lúc ngủ là một bệnh lý rất thường gặp hiện nay nhưng rất khó nhận ra nếu không có sự tư vấn của chuyên gia về giấc ngủ và các thiết bị y tế chuyên dụng. 
     
    Nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ là do các cơ trong cổ họng co lại dẫn đến nghẹt thở. Thật khó khăn để có thể nắm bắt được bản chất của chứng ngưng thở, nhiều người tin rằng bạn bị thừa cân, hoặc bị mất ngủ vào ban ngày. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 83% phụ nữ sau mãn kinh gặp phải chứng ngưng thở trong khi ngủ. Những tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương tim mạch, tăng huyết áp và bệnh tiểu đường. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có một giấc ngủ ngon hơn khi bạn cảm thấy chán nản, tỉnh giấc vào ban đêm, gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ hay không hiểu sao lại thấy mệt mỏi trong ngày.
     
     
    Chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây tổn thương đến tim mạch, tăng huyết áp và bệnh tiêu đường
     
    8. Loãng xương
     
    Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn. Mắc chứng này, xương dễ bị gãy hơn bình thường, do đó, chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương bị gãy nặng. Chứng loãng xương là chứng bệnh âm thầm, không có dấu hiệu hay triệu chứng nào cho thấy bệnh nhân bị mắc bệnh, chỉ phát hiện được khi đã có gãy xương.
     
    Để làm giảm những nguy cơ này hãy tìm đến sản phẩm sữa và thực phẩm chứa nhiều canxi, đặc biệt nếu bạn chưa đến kỳ mãn kinh. Bạn cần 1.000 mg canxi nếu dưới 50 tuổi, và 1.200 nếu trên 50 tuổi. Tư vấn bác sĩ để có thể bổ sung canxi hợp lý. Ngoài ra, hãy tìm hiểu tiền sử gia đình, và kiểm tra mật độ xương khi bước vào tuổi 50.
     
    9. Tiểu đường tuýp 2
     
    Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể phát triển rất chậm. Trong thực tế, có thể có bệnh tiểu đường tuýp 2 trong nhiều năm và thậm chí không biết nó. Nếu cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để phân giải glucose, một loại đường kích thích trao đổi chất, cơ thể bạn sẽ phát triển những rối loạn. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn biến, tuyến tụy sẽ sản xuất insulin chậm lại. Bạn có thể bị tiểu đường trong nhiều năm mà không hề hay biết. Căn bệnh này có thể gây hại cho mắt, tim, thận, và dây thần kinh, tiến sĩ Jampolis cho biết thêm. Hãy kiểm tra lượng đường trong cơ thể từ lúc bạn bước sang tuổi 45, nên chú ý hơn nếu bạn đang thừa cân hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
     
    10. Hàm lượng vitamin D thấp
     
    Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ), hàm lượng vitamin D trong máu thấp có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1. Do đó, hãy bổ sung thêm vitamin D thường xuyên để tránh nguy cơ mắc bệnh.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội