HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe người cao tuổi

    Hiểu biết hơn về căn bệnh Alzheimer

    Những phát hiện mới về căn bệnh Alzheimer
     
    Alzheimer là một căn bệnh đáng báo động của thế kỷ XXI, riêng tại Pháp đã có hơn 800.000 người mắc bệnh mà không thể chữa lành được. Lâu nay, người ta cho rằng bệnh Alzheimer chỉ là bệnh thoái hoá thần kinh chứ không bao giờ nghĩ rằng đó lại là một bệnh lây truyền. Chỉ mới đây, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Thụy Sĩ đã minh chứng Alzheimer thuộc về bệnh lây truyền.
     
    Vừa qua, trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học tại viện Buck ở California đã đưa ra phương pháp mới nhằm mục tiêu vào sự tương tác giữa ApoE4 và một protein có tên SIRT1. Nghiên cứu này đã tiến gần hơn đến việc phát triển phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh Alzheimer ở những người di truyền dễ mắc phải căn bệnh này.
     
    Ngoài ra một nghiên cứu mới của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ cũng cung cấp thêm bằng chứng rằng chất hóa học resveratrol, được tìm thấy trong vỏ nho và rượu vang đỏ, có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer,  Parkinson"s và các bệnh tim mạch liên quan tới cholesterol. Các con chuột được thí nghiệm với một liều resveratrol thì sống lâu hơn và cuộc sống khỏe mạnh hơn so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên phương pháp này vẫn đang được nghiên cứu và phát triển để đưa vào sử dụng điều trị cho bệnh Alzheimer.
     
    Nguyên nhân mắc bệnh
     
    Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer hiện vẫn chưa rõ ràng. Các nhà khoa học đã khám phá ra trong não các bệnh nhân Alzheimer có nhiều tế bào bị chết hoặc tổn thương nguyên nhân chưa được biết.
     
    Một bộ não khỏe mạnh bình thường chứa khoảng 140 tỷ tế bào thần kinh gọi là nơ-ron. Các nơ-ron này tạo ra các tín hiệu điện học và hóa học, dẫn truyền từ nơ-ron này sang nơ-ron khác giúp bạn suy nghĩ, ghi nhớ và cảm nhận. Những chất hóa học này được gọi là chất dẫn truyền thần kinh, giúp cho các dòng tín hiệu liên tục giữa các nơ-ron.
     
    Trên bệnh nhân Alzheimer, các nơ-ron trong não bộ chết một cách từ từ, gây giảm nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh và rối loạn các tín hiệu trong não.
     
     
    Bệnh Alzheimer gây phiền toái cho cuộc sống thường ngày
     
    Bệnh này được đặt theo tên của nhà thần kinh học người Đức, bác sĩ Alois Alzheimer. Năm 1906 ông đã phẫu tích não bộ một tử thi nữ sau nhiều năm mắc bệnh sa sút trí tuệ. Kết quả cho thấy có những đám tế bào não và những điểm gút bất thường. Ngày nay, những đám tế bào này (gọi là mảng tế bào) và những điểm gút (gọi là các đám rối) chính là những thương tổn điển hình của bệnh Alzheimer.
     
    Các nhà khoa học vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu về những cấu trúc bất thường này – các mảng và đám rối – nhằm để hiểu thấu đáo hơn vì sao tế bào não bệnh nhân Alzheimer bị chết một cách chậm chạp.
     
    Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer
     
    Bệnh Alzheimer – một tiến trình thoái hóa bệnh lý của não bộ – vượt quá giới hạn của sự quên thông thường. Nó có thể bắt đầu bằng sự rối loạn và mất trí nhớ nhẹ nhàng, nhưng dần dần sẽ dẫn đến sự suy giảm trí tuệ bất hồi phục nặng nề, tàn phá khả năng nhớ, lý luận, học tập và trí tưởng tượng của người bệnh.
     
    Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy sự “hiện diện” của căn bệnh hay quên này:
    • Tính hay quên liên tục và tăng dần. Thông thường bệnh nhân mới mắc căn bênh Alzheimer có những biểu hiện quên. Tuy nhiên mức độ quên chỉ dừng lại ở những việc nhỏ, lặt vặt và không quan trọng. Nhưng về sau triệu chứng quên cứ tồn tại và tăng dần. Bệnh nhân thường quên nội dung các cuộc nói chuyện, quên các đồ vật, đặt sai vị trí của chúng và thường đặt chúng không đúng theo logic và công dụng. Ngoài ra, bệnh nhân còn thường quên tên bạn bè, rồi cuối cùng quên hẳn cả tên những người thân trong gia đình và tên các đồ vật thường dùng nhất, như cái lược, đồng hồ,…
    • Thay đổi tính cách. Người mắc bệnh Alzheimer cư xử hàng ngày theo cách của mình, trở nên cáu kỉnh khi sinh hoạt thường lệ bị thay đổi hay gián đoạn. Người bệnh có thể trở nên lẫn lộn, nghi ngờ, phiền muộn , lo âu hay quá sợ sệt. Có thể làm đảo lộn bất hòa trong gia đình, với bạn bè hay nơi lẽ ra thoải mái. Mất ngủ cũng thường xảy ra. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân trở nên khó tính, hay kích động và cư xử không phù hợp.
    • Mắt nhìn kém đi vì đục thủy tinh thể. Đây là một dấu hiệu bệnh Alzheimer, đọc chữ kém, không biết khoảng cách xa gần, khó xác định màu sắc. Có thể không biết tấm gương trước mặt và nghĩ có người trong đó.
    • Mất khả năng phân tích và suy xét. Việc giải quyết các vấn đề xảy ra hàng ngày (như làm thế nào để biết thức ăn trên bếp lò bị cháy) trở nên rất khó khăn. Bệnh nhân Alzheimer giờ đây gặp phải trở ngại lớn trong việc thực hiện những công việc đòi hỏi phải có kế hoạch cũng như việc đưa những quyết định và suy xét.
    • Rút lui khỏi công việc và sinh hoạt xã hội. Đôi khi cảm thấy mệt mỏi, chán với công việc, với người thân và với những trao đổi bên ngoài. Người bệnh có thể bắt đầu tự tránh xa các hứng thú trước đó, các hoạt động quan hệ bên ngoài, không liên lạc bạn bè đồng đội, láng giềng hay không biết kết thúc một cách hứng thú.
    • Thực hiện các công việc quen thuộc một cách khó khăn. Những công việc quen thuộc hàng ngày cần phải làm qua các bước tuần tự, ví dụ như việc nấu ăn, đã trở thành một cuộc chiến đấu khó khăn cho người bệnh. Cuối cùng thì bệnh nhân Alzheimer quên cả cách thực hiện những công việc cơ bản nhất, như đánh răng chẳng hạn
    Một số lời khuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
     
    Theo các nhà khoa học thì hiện vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng nào giúp chấm dứt căn bênh Alzheimer này. Và sau 65 tuổi, cứ thêm 5 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh lại tăng gấp đôi. Sau 85 tuổi thì nguy cơ bị bệnh là 50%. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn vẫn có thể áp dụng những lời khuyên sau:
    • Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là một cách tốt giúp giảm nguy cơ mắc chứng Alzheimer. Theo tờ Dailyhealthpost, một số thực phẩm được chứng minh có tác dụng duy trì và bảo vệ não bộ hoạt động tốt gồm: cá, ngũ cốc, trái cây, rau quả, dầu ô liu và các loại hạt. Song song với đó cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa (làm tăng cholesterol trong máu), uống 1 tách trà mỗi ngày, chia nhỏ bữa ăn hằng ngày thành 4 hoặc 6 thay vì 3 bữa như thường lệ. 
    • Tập thể dục. Là một trong những cách hữu hiệu giúp bảo vệ sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe của não bộ. Đi bộ, chạy bộ, nâng tạ, tập thể dục nhịp điệu đều đặn giúp phòng tránh bệnh Alzheimer. Đó là kết quả nghiên cứu vừa được các nhà khoa học thuộc Đại học Washington ở St.Louis (WUSTL) công bố. Các bài tập thể dục giúp cho máu cũng như các dưỡng chất tới não tốt hơn, từ đó giúp mô não khỏe mạnh tăng cường khả năng chống lại bệnh tật.
    • Ngủ đủ giấc. Hiện nay, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ngày càng tăng và bắt đầu xuất hiện ở những người trẻ tuổi do thói quen thức đêm và sinh hoạt không điều độ. Tiến sĩ Stephen Duntley, Giáo sư thần kinh học, Giám đốc Trung tâm giấc ngủ Trường ĐH Washington (Mỹ), cho biết thiếu ngủ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng nhận thức của não bộ. Khi mất ngủ, đầu óc sẽ mệt mỏi và trí nhớ cũng giảm sút rất nhiều. Hãy đảm bảo một đêm ngủ khoảng 7 – 8 tiếng để giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.  
    • Năng đọc. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng một trong những cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer là luôn để đầu óc được hoạt động. Đọc sách cùng với các văn bản hay tham gia các trò chơi ô chữ có tác dụng kích thích não vận động, tránh tình trạng ù lì.
    • Tránh căng thẳng. Căng thẳng là một trong những thủ phạm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, trong đó có bệnh Alzheimer. Khi quá căng thẳng, cơ thể bài tiết nhiều cortisol – hoóc môn làm teo vùng hải mã của não, nơi đảm nhận việc xử lý trí nhớ và giúp não phát triển. Vì vậy, hãy loại bỏ căng thẳng ra khỏi cuộc sống nếu không muốn trở thành nạn nhân của bệnh sa sút trí tuệ. Để giảm căng thẳng, có thể thực hành các bài tập yoga, đi bộ, nuôi vật cưng hay tham gia vào các hoạt động xã hội. 
    Chăm sóc bệnh nhân Alzheimer
     
    Trước khi tìm ra một phương pháp hữu hiệu điều trị bệnh Alzheimer, người bệnh rất cần sự quan tâm chăm sóc và giúp đỡ từ những người xung quanh. Theo Hiệp hội bệnh Alzheimer quốc gia Hoa Kỳ, cứ 10 gia đình thì có 1 có liên quan đến bệnh này. Trong 4 triệu người mắc bệnh Alzheimer tại Mỹ, 70% sống tại nhà và được sự chăm sóc của những người thân trong gia đình.
     
    Chăm sóc bệnh nhân Alzheimer là một thử thách vô cùng lớn. Sự suy sụp chậm chạp và không rõ giới hạn đòi hỏi người chăm sóc phải rèn luyện được tính nhẫn nại, sự hiểu biết, tình thương và óc sáng tạo.
     
     
    Chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Alzheimer và một việc cần thiết
     
    Mấu chốt của việc chăm sóc là tập trung vào những công việc mà người bệnh Alzheimer vẫn còn thấy thích thú. Thực chất những phương cách làm giảm tiếp xúc va chạm đến những khả năng bị suy yếu và các rối loạn cư xử hành vi có thể tránh được một số khó khăn của bệnh.
    • Trợ giúp về trí nhớ nhằm hỗ trợ cho người bệnh khả năng độc lập. Bạn hãy viết ra cho bệnh nhân danh sách các công việc phải làm trong ngày, các số điện thoại thường dùng, nhất là số điện thoại của trung tâm giúp đỡ và hướng dẫn các tác vụ đơn giản, như cách pha cà phê, cách sử dụng điện thoại…
    • Kết cấu nhà ở. Môi trường nhà ở tạo cảm giác bình yên thoải mái và giảm thiểu các sự cố về cư xử. Vị trí lạ, tiếng ồn ào, đông người,… làm người bệnh có cảm giác bất an, lo âu và nhiều suy nghĩ khó khăn hơn.
    • Giám sát chặt chẽ tránh để bệnh nhân đi lang thang. Một số trường hợp cần phải dùng đến những thẻ bỏ túi đơn giản , như “ Hãy gọi về nhà” có kèm số điện thoại bên dưới, hoặc đeo vòng tay cho bệnh nhân có ghi rõ tên tuổi, số điện thoại liên lạc và câu ghi chú “Suy giảm trí nhớ”,… Sự đi lạc của bệnh nhân có thể chỉ đơn giản là họ đang tìm kiếm một vật gì đó, như tìm nhà tắm, hay đang cố thực hiện một công việc có ý nghĩa. Việc tổ chức cho họ những cuộc đi bộ vì sức khỏe hàng ngày giúp bệnh nhân giảm bớt tình trạng đi lang thang.
    • Xếp đặt thời gian buổi tối có trình tự. Thái độ hành vi  của bệnh vào buổi tối thường xấu đi. Thiết lập giờ nghỉ ngơi ổ định và êm đềm, tránh xa tiếng ồn của tivi, những bữa ăn tối và các thành viên hiếu động trong gia đình (như trẻ con). Giới hạn lượng caffein trong ngày, những bài thể dục thân thể hàng ngày cũng giúp ích cho sự thư giãn trong giấc ngủ ban đêm.
    • Tăng cường giao tiếp. Khi nói chuyện với người bệnh, bạn nên chú ý đứng gần họ để có thể thấy,cầm tay, vai thể hiện sự thân mật và chăm sóc. Nói chậm rãi, câu đơn giản và đừng thúc giục họ trả lời. Nên dùng nhiều cử chỉ và dấu hiệu, như chỉ vào các đồ vật. Tránh hỏi những câu quá phức tạp dễ làm cho bệnh nhân nản lòng khi phải tìm câu trả lời một cách khó khăn.
    • Tạo một môi trường an toàn. Hãy tạo cho nhà của người bệnh trở thành một nơi thân thiện và an toàn. Sắp xếp đồ đạc vào những vị trí cố định, tránh lộn xộn và ngã đổ. Khóa tủ thuốc, rượu, vật nhọn hay vũ khí, các chất có thể gây ngộ độc, các vật dụng và công cụ nguy hiểm. Dời các dụng cụ điện tránh xa nhà tắm để ngừa sự cố, đặt cố định nhiệt độ máy nước nóng không quá 120o F,…
    • Các bài tập kết hợp có thể đem lại ích lợi cho nhiều bệnh nhân Alzheimer. Thực sự thì tập thể dục luôn có ích cho mọi đối tượng, kể người bệnh lẫn người bình thường, giúp tăng cường sự khỏe mạnh, sức chịu đựng, có lợi cho hệ tim mạch, cải thiện giấc ngủ và giúp tinh thần sảng khoái. Thể dục giúp bệnh nhân Alzheimer duy trì khả năng vận động, duy trì sức khỏe, tính dẻo dai và sự thăng bằng – giảm nguy cơ chấn thương nặng do té ngã.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội