HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Điểm danh những công dụng tuyệt vời của củ cải

    Củ cải mang nhiều màu sắc và mùi vị khác nhau nhưng các loại củ cải nói chung và củ cải đường, củ cải trắng, củ cải đỏ (cà-rốt)… nói riêng rất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe. Theo kết quả phân tích cứ trong 100g củ cải thì có 93,5g nước, 0,6g protein, 0,1g chất béo, các loại đường là 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ.

    Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị. Củ cải có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.

    Chữa khản tiếng, mất tiếng

    Dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép. Nếu sợ lạnh thì trộn với nước gừng tươi để ngậm nuốt dần. Có thể làm mứt củ cải. Nếu phối hợp với nước giá đậu xanh thì hiệu quả càng cao, phối hợp với tỏi cũng tốt nhưng tỏi hăng và lâu hết mùi.

    Củ cải có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau

    Chữa ho nhiều, suy nhược

    Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật o¬ng 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt nước để riêng. Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày hai lần.

    Trị lao phổi ho ra máu

    Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi chia làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn.

    Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi

    Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

    Trẻ nhỏ bị ho

    Lấy củ cải  thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.

    Chữa nhiệt miệng

    Súc miệng bằng nước cốt củ cải, ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.

    Chữa đái tháo đường

    Củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.

    Trị sỏi mật

    Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh).

    Miệng khô đắng, táo bón

    Ăn củ cải xào với tỏi.

    Ngoài ra, nước ép từ củ cải có tác dụng chống nấm và phòng ngừa sỏi mật.

    Cung cấp nhiều vitamin

    Củ cải đường chứa rất nhiều vitamin C, vitamin A (đặc biệt là ở lá), vitamin B9, sắt, kali, magiê, axit folic và betaine… Củ cải đường có tác dụng rất tốt cho tim mạch, giảm viêm nhiễm, đặc biệt tại các động mạch như chi, thái dương…

    Chống ung thư

    Củ cải đường chứa nhiều chất chống oxy hóa, như beta-carotene và betacyanins. Các nhà khoa học đã chứng minh, các chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn khối u phát triển và giám sát sự phát triển của tế bào bất thường. Nó đặc biệt có tác dụng trong việc phòng chống ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết và ung thư thận.

    Củ cải chữa nhiều vitamin rất tốt cho tim mạch

    Kích thích tình dục

    Từ thời La Mã cổ đại, người ta đã thường xuyên ăn củ cải đường để làm tăng hưng phấn, kích thích tình dục và có được sức khỏe tốt trong chuyện chăn gối. Khoa học hiện đại gần đây cũng đã tìm ra lý do củ cải đường chứa liều lượng của một hóa chất gọi là bo, đóng vai trò trực tiếp trong việc sản xuất hormone tình dục ở người.

    Phòng tránh thiếu máu

    Củ cải đường có vitamin B12 tự nhiên và giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.

    Hỗ trợ tiêu hóa

    Cũng giống như củ cải trắng, củ cải đường giàu chất xơ nên là một chất tẩy rửa tự nhiên cho hệ tiêu hóa, giúp phá vỡ và loại bỏ thức ăn tích tụ trong cơ thể về lâu dài dẫn đến chất thải độc có hại cho sức khỏe.

    Ngăn ngừa nhiễm virus

    Vì hàm lượng vitamin C trong củ cải đường cao nên nó có tác dụng làm sạch cơ thể một cách tự nhiên, tăng cường sức đề kháng. Tiêu thụ củ cải đường thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm virus.

    Đẹp da

    Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn các loại rau của khác. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm.

    Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá rất phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc.

    Giảm mỡ bụng

    Kinh nghiệm thực tế lâm sàng cho thấy: củ cải có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, giảm béo và phòng ngừa béo phì rất tốt.

    Vì vậy những người béo phì nên thường xuyên ăn các món chế biến từ củ cải. Cụ thể, để phòng ngừa béo phì, xúc tiến quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể và hỗ trợ chữa trị béo phì, trong điều kiện gia đình, có thể chế biến món ăn từ củ cải theo 3 cách sau:

    1. Củ cải xào trứng gà:

    Thành phần: Dùng củ cải trắng 400g, trứng gà 1 quả, mộc nhĩ (ngâm nước cho nở) 10-15g, gừng (thái lát) 5g, hành (cắt thành từng đoạn ngắn) 5g, muối 4g, mì chính 1g, đường kính 3g, dầu thực vật 30ml.

    Chế biến:

    – Củ cải luộc chín, thái lát mỏng. Đập trứng gà vào bát, trộn đều, sau đó trộn đều với củ cải, chần qua với nước sôi.

    – Đặt chảo lên bếp lửa, cho dầu thực vật vào, khi dầu nóng  thì cho củ cải, gừng, mộc nhĩ, hành, muối, đường, xào chín, cuối cùng cho mì chính vào trộn đều là được.

    Tác dụng: Tiêu mỡ, giảm béo.

    2. Củ cải trộn tương ớt:

    Thành phần: Củ cải trắng 500g, rau mùi 25g, muối 5g, mì chính 3g, tương ớt 25g, dầu vừng 15ml.

    Chế biến:

    – Củ cải rửa sạch, thái sợi dài khoảng 4-5cm, thêm chút muối vào trộn đều, ướp chừng 5 phút, gạn bỏ nước, cho vào đĩa. Rau mùi rửa sạch, thái vụn, rắn lên củ cải vài sợi…

    – Thêm tương ớt, dầu vừng, muối, mì chính vào, trộn đều là được.

    Tác dụng: Kiện vị tiêu thực, hỗ trợ giảm béo.

    3. Canh củ cải trứng gà:

    Thành phần: Củ cải trắng 200g, trứng gà 3 quả, tỏi 5g, muối 3g, mì chính 1g, bột mì, dầu thực vật 10ml.

    Chế biến:

    – Củ cải rửa sạch thái chỉ: Tỏi đập giập, băm nhỏ. Trứng gà đập vào bát, đánh đều.

    – Đặt chảo lên bếp lửa, đổ dầu thực vật vào, dầu gần chín thì cho tỏi vào xào cho thơm; cho của cải vào xào qua; thêm nước, nấu sôi trong khoảng 5 phút. Cho trứng gà, muối, gia vị vào trộn đều, nấu sôi lại rồi bắc ra. Cho mì chính vào trộn đều. Cuối cùng, rắc hành lên trên là được.

    Tác dụng: Thúc đẩy chuyển hóa mỡ, phòng ngừa béo phì.

    Một tác dụng hữu hiệu nữa không thể bỏ qua đó là tăng hiệu quả hoạt động của trí não.

    Năm 2011, Đại học Wake Forest -Bắc Carolina công bố kết quả cho thấy củ cải đường có thể làm chậm sự phát triển của chứng mất trí. Họ cho rằng điều này là bởi nitric oxide làm tăng lưu lượng máu đến não. Chỉ cần ăn 2 đến 3 lát củ cải đường mỗi ngày cũng được xem là kẻ thù cho sự phát triển của bệnh Alzheimer.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương