HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Ăn chay đúng phương pháp có tác dụng ngừa bệnh

    Nhiều người trong chúng ta cứ tưởng nhầm là ăn chay là chỉ ăn rau quả và đậu. Thực tế, có nhiều loại ăn chay khác nhau trên thế giới. Nói chung có năm loại ăn chay là: (1) Ăn chay thuần tuý: không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ loài động vật, (2) Ăn chay uống sữa bò nhưng không ăn trứng, (3) Ăn chay có trứng, (4) Ăn chay có sữa bò và trứng, và (5) Ăn chay bán phần (partime vegetarians).

    Theo các nhà khoa học cho biết ăn chay đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít chất béo bão hoà, nhiều chất béo không bão hoà, nhiều vitamin C, E … có tác dụng chống oxy hóa, giảm hàm lượng cholesterol trong máu và giúp ngăn ngừa được nhiều thứ bệnh như: bệnh tim mạch, bệnh ung thư vú và đại tràng, bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, cao huyết áp, sỏi mật và táo bón
     
    Ăn chay là gì?
     
    Theo wikipedia thì ăn chay hay chủ nghĩa ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật(trái cây, rau quả, vv..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ.
     
    Việc ăn chay có thể do nhiều lý do khác nhau: lý do đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế. Ở Ấn Độ ước tính khoảng 40% dân số là những người ăn chay.
     
    Ăn chay đúng phương pháp
     
    Ăn chay được xem là đúng phương pháp khi chúng cung cấp cho cơ thể chúng ta đủ các chất dưỡng sinh cần yếu và tạo ra một số năng lượng cần thiết vừa đủ cho cơ thể để hoạt động và tăng trưởng và cũng không qúa ít để bị suy nhược. Nói một cách khác là quân bình năng lượng calories giữa cung và cầu của cơ thể. 
     
    Dù ăn chay theo loại nào thì dưới góc độ dinh dưỡng cũng phải hội đủ ba nguyên tắc cơ bản: 
     
    Thứ nhất
    • Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu thiếu một thành phần nào đó lâu dài, dễ gây bệnh như thiếu các loại vitamin A, B2, C, D, E và chất xơ có thể dẫn đến ung thư ruột và dạ dày.
    • Nên nhớ là không có bất kỳ một loại thực phẩm đơn độc nào bao hàm đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần đến, chẳng hạn như cam cho nhiều sinh tố C nhưng lại không có sinh tố B12. 
    Thứ hai
    • Ăn các loại thực phẩm càng ít chế biến hoặc chưa chế biến càng có lợi về dinh dưỡng. Cứ qua một lần chế biến thì chất dinh dưỡng của thực phẩm bị giảm đi do quá trình chuyển hoá. 
    • Ví dụ như gạo được chế biến cho trắng vì qua quá trình đánh bóng gạo, đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng nằm ngoài vỏ hạt gạo. Các loại ngũ cốc khác cũng vậy và thực phẩm tươi tốt hơn thực phẩm đóng hộp. 
    Thứ ba
    • Ăn chừng mực, tức là không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc ăn quá ít một loại và không ăn quá no hoặc để quá đói và tránh ăn nhanh, nuốt vội. 

    Trên đây là ba nguyên tắc cơ bản trong việc ăn chay để tạo sự cân đối và bảo đảm nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và cho một sức khỏe tốt. 

    Một số người vẫn lầm tưởng ăn chay sẽ thiếu dinh dưỡng, nhưng thực tế khoa học đã chứng minh không phải như vậy. Việc thiếu dinh dưỡng và gây ra một số bệnh là do chúng ta đã ăn không đúng cách và thiếu hợp lý về dinh dưỡng. Vì thế yếu tố cân bằng dinh dưỡng là điều cần thiết. 
     
     
    Ăn chay không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng ngừa bệnh
     
    Ăn chay có tác dụng ngừa bệnh
     
    Ung thư
     
    Theo BS Nguyễn Thị Kim Hưng – Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCM, tỷ lệ ung thư ở người ăn chay ít hơn 25 – 50% so với người không ăn chay. Trong hướng dẫn ăn uống phòng ngừa ung thư, các bác sĩ chuyên khoa ung bướu khuyên dùng thực phẩm nhiều chất xơ, rau quả…, tránh ăn thịt đỏ, thịt cháy, thịt muối… vì chúng là một trong những nguyên nhân gây ung thư.
     
    Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ ăn thịt hằng ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú nhiều hơn 3,8 lần những người ăn ít hơn một lần thịt trong tuần. Những người ăn chay có tỷ lệ ung thư thấp hơn nữa còn nhờ vào thực phẩm chay thường được làm từ đậu nành, chứa hoạt chất có khả năng chống ung thư.
     
    Bệnh tim mạch
     
    Các nghiên cứu so sánh về áp lực máu và nồng độ cholesterol do nhiều nhà khoa học tại Anh và Mỹ thực hiện cho thấy, những người ăn chay luôn có huyết áp thấp hơn người ăn mặn (ăn thịt, cá, tôm…) vài chỉ số. Tương tự, những người ăn chay cũng có chỉ số cholesterol thấp hơn ăn mặn. Nếu thay đổi chế độ ăn từ chay sang mặn, người ta nhận thấy chỉ số huyết áp và cholesterol của họ tăng. Các chỉ số này trở về như cũ sau 10 – 14 ngày ăn uống thanh đạm. Hạ áp huyết và hạ độ cholesterol trong máu tức là giảm bớt nguy cơ mắc  bệnh tim mạch. Người ta cho rằng ăn các món được chế biến từ động vật nhiều acid béo bão hòa dễ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đây hình thành các mảng bám vào thành mạch máu. Dòng máu trở nên chậm hơn, lượng mỡ tích lũy vào thành mạch ngày càng nhiều, tạo thành các mảng xơ vữa dễ đứt vỡ. Và đây là một trong những nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
     
    Loãng xương
     
    Ăn nhiều đạm động vật, ăn mặn, uống cà phê nhiều làm tăng lượng canxi thải qua đường bài tiết. Phụ nữ giai đoạn mãn kinh cũng dễ bị loãng xương vì nội tiết tố buồng trứng không còn nhiều nên không thể giúp thành ruột hấp thu canxi. Nếu ở giai đoạn mãn kinh mà ăn nhiều đạm động vật, nêm nếm đậm đà, ăn ít thực phẩm chứa canxi và không có thói quen uống sữa bò, sữa đậu nành thì nguy cơ loãng xương rất cao.
     
    Để đủ canxi cho cơ thể, nên ăn chay nhưng đổi món mỗi ngày với các nguyên liệu: đậu nành, đậu phộng, nấm, rau ngót, đậu cô ve, đậu Hà Lan, rau càng cua, chuối, bông cải xanh… Song song đó, nên tập uống sữa hằng ngày, khởi đầu là dùng sữa chua, sữa đậu nành rồi mới tiến tới dùng sữa tươi.
     
     
    Ăn chay cần phải tuân thủ theo đúng cách để đạt dược hiệu quả tốt nhất
     
    Một số lời khuyên khi ăn chay
     
    Thay đổi thực phẩm thường xuyên: 
    • Không một món ăn nào cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết chẳng hạn như cam cho nhiều sinh tố C nhưng lại không có sinh tố B12 và một số sinh tố khác. 
    • Chúng ta có thể dựa vào tỷ lệ dinh dưỡng chay như vừa nói để có một ý niệm nào đó khi chọn mua thực phẩm. Tuy nhiên cách nấu ăn cũng lại là một vấn đề quan trọng khác làm người ta thích ăn hay không. 
    • Người Việt Nam chúng ta có cách nấu ăn hơi phức tạp và hơi mất thì giờ, nên nhiều khi không thích hợp cho thế hệ thứ hai sống tại hải ngoại. Vì thế chúng ta nên tìm cách đơn giản hoá việc nấu ăn mà ăn vẫn ngon và vẫn có đầy đủ năng lượng. 

    Cần quân bình giữa ăn uống và tập luyện thể dục. 

    • Một trong những điều cần thiết chúng ta phải làm là tạo thói quen ăn uống tốt, nhưng tập luyện thể dục để tiêu năng lượng dư thừa là chuyện quan trọng không kém, vì nếu cơ thể chúng ta béo mập quá thì dễ đưa đến một số bệnh như cao áp huyết, tai biến mạch máu não và tiểu đường.
    • Chúng ta nên tập thể dục cho ra mồ hôi. Tập khoảng 30 phút đến một giờ mỗi ngày và 5 lần mỗi tuần sẽ giúp cho cơ thể tránh được tứ độc hay là giảm đi sự nguy hại của tứ độc. 
    • Thể dục còn làm cho xương cốt được cứng cáp, tim mạch được khoẻ mạnh, bắp thịt dẻo dai, giúp cho tinh thần được sảng khoái, bớt lo âu hồi hộp, bớt bị trầm cảm, tăng sự tự tin và cảm thấy khoẻ mạnh yêu đời, giúp dễ ngủ. 
    Bớt ăn muối: 
    • Sodium là loại muối dùng hàng ngày để nêm vào thức ăn, nếu dùng nhiều có thể đưa đến bệnh cao áp huyết. 
    • Thức ăn Việt Nam có nồng độ muối cao như các món kho, các món phơi khô, các loại mắm, v.v.. Thực phẩm Hoa Kỳ có chứa nhiều muối là đồ hộp, các thực phẩm biến chế ăn chơi, các loại junk foods, khoai tây chiên… Khi nấu thức ăn trong nhà nên tránh nêm nhiều muối để ăn cho “đậm đà”. 

    Tránh thức ăn chứa chất béo bão hoà (saturated fat) và cholesterol:

    • Nên hạn chế bớt chất béo thế nào cho tỷ lệ chất béo trong thức ăn chiếm khoảng 15% năng lượng hàng ngày.
    • Chất béo cung cấp năng lượng và cũng là chất trung gian khiến sinh tố A, D, E, và K được hấp thụ qua vách ruột. Những chất béo dư thừa, nhất là cholesterol ứ đọng ở thành vách mạch máu làm mạch máu nhỏ hẹp dần, đưa đến bệnh tai biến mạch máu não. 
    • Nên dùng dầu thực vật để nấu nướng, nhất là dầu olive hay Canola. Nên giảm ăn trứng. Một cái lòng đỏ trứng cho khoảng 200mg cholesterol. 
    Bớt ăn chất ngọt: 
    • Ðường là tiếng gọi thông thường của glucose hay carbohydrate, là một trong ba thành phần dinh dưỡng của cơ thể. Người Việt Nam cũng như các dân tộc Á Châu khác ăn nhiều đường hơn dân Tây phương qua dạng tinh bột như cơm, bún, mì sợi hoặc bánh mì.
    • Những thức ăn khác cho chất đường là sữa, trái cây, rau và hạt. Khoa học đã chứng minh rằng ăn nhiều đường không liên quan gì đến bệnh tiểu đường mà chỉ liên quan đến bệnh mập phì. Vì vậy chúng ta nên giảm bớt ăn ngọt, còn nếu thích ăn ngọt thì phải tăng cường vận động thể dục thể thao để tiêu hao năng lượng.
    Nấu món chay đúng cách
     
    Cách nấu cũng rất quan trọng, đừng nghĩ là ăn chay thì nấu thế nào cũng được. Nếu thức ăn bổ mà không biết cách nấu thì cũng làm cho nó hết bổ, và có khi còn làm hại bộ máy tiêu hóa nữa.
    • Không nên chiên xào nhiều quá, vì vừa làm mất vitamin trong thực phẩm vừa làm tăng hàm lượng chất béo trong thức ăn, không có lợi cho những người cần chế độ ăn ít năng lượng.
    • Khi nấu hay luộc phải đậy nắp để vitamin trong rau củ không bị bay mất và nên đổ ít nước để chất bổ khỏi bị loãng. Và nước luộc cũng rất tốt, không nên đổ đi.
    • Để có món chay ngon thì cũng đòi hỏi có sự chọn lọc nguyên liệu, kết hợp các nguyên liệu cùng gia vị phù hợp để có một món chay vừa ngon miệng, vừa đảm bảo đủ chất. Ví dụ như đậu hũ sốt cà chua, đậu hũ nhồi nấm, chả giò trái cây, bí đỏ om đậu phộng, canh chua đậu bắp và bạc hà, cháo thập cẩm, xôi gấc…
    • Tránh nấu quá chín các loại rau xanh để vừa giữ được hương vị của rau vừa bảo quản được lượng chất dinh dưỡng quý giá có trong đó. Thời gian cần thiết để nấu các loại rau xanh không quá 15 phút. Một số cách nấu có thể giúp giữ được chất dinh dưỡng khá tốt trong rau như hấp hoặc xào sơ, thậm chí có thể ăn sống.
    • Đối với những thực phẩm khác, chỉ cần nấu đến khi chúng vừa chín tới. Điều này không chỉ giúp bảo quản các vitamin và khoáng chất mà còn khiến thức ăn không bị khô và nhạt.
    • Ăn các loại thực phẩm càng ít chế biến hoặc chưa chế biến càng có lợi về dinh dưỡng. Ví dụ như gạo được chế biến cho trắng vì qua quá trình đánh bóng gạo, đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng nằm ngoài vỏ hạt gạo, các loại ngũ cốc khác cũng vậy và trái cây tươi tốt hơn trái cây đóng hộp.
    • Uống khoảng 2 lít/ngày sẽ giúp cho thận đào thải các độc tố.

    Nhìn từ góc độ dinh dưỡng, nếu khéo léo cân đối các thành phần dưỡng chất qua việc lựa chọn và chế biến thực phẩm thích hợp, thì chế độ ăn chay không liên tục (một ngày mỗi tuần, một tuần mỗi tháng hoặc ba tháng mỗi năm) thật sự là một chế độ ăn kiêng giúp bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần