HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Làm gì khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản?

    Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

    Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn non nên cơ thắt trên của dạ dày còn yếu, khi co bóp dễ làm thức ăn bị trào ngược trở lên thực quan hay nôn ra mũi, miệng. Một số trẻ có đoạn thực quản phía dưới cơ hoành dài hơn bình thường cũng dễ gặp phải tình trạng này.
    Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra nôn trớ khoảng 15 phút sau bữa ăn hay bú. Hiện tượng này sẽ làm đau cuống họng khiến trẻ khó nuốt dẫn đến bỏ ăn gây ảnh hướng đến sức khỏe và sự hấp thu dinh dưỡng. Nhưng người nhà cũng cần để ý, có thể bé bị ói do bú quá no hay do chất lượng sữa ngoài, thức ăn không hợp với trẻ.
    Bé hay bị nôn, trớ cũng có thể do hiện tượng sinh lý. Nghĩa là né bị trớ khi bú nhưng vẫn ăn uống, vẫn lên cân đều đặn, không bị thở khò khè, không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển thể chất và sinh hoạt của trẻ. Như vậy thì không đáng lo ngại. Khi lớn lên, dạ dày co thắt tốt hơn trẻ sẻ tự khỏi (thường là sau 3 tuổi). Chứng trào ngược dạ dày thực quản không có biến chứng, từ từ sẽ hết theo thời gian.
    Nhưng nếu bị trào ngược dạ dày thực quản nhiều lần trong ngày, khiến trẻ chậm lên cân, gầy gò, biếng ăn, hay thở khò khè… thì nhiều khả năng trẻ bị trào ngược bệnh lý. Nếu không đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời dễ ảnh hưởng đến hô hấp (viêm phổi), trẻ còn có thể bị khàn tiếng, hen suyễn hay bị viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng… Nặng nề hơn, có thể gây loét niêm mạc thực quản, dẫn đến hẹp thực quản khiến trẻ nôn càng nhiều hơn.
    Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày còn có thể do người mẹ khi cho trẻ bú, đặt trẻ không đúng tư thế.
    Vì vậy, trẻ bị trào ngược cần được đi khám sớm. Nếu được điều trị trước 12 tháng tuổi, cơ vòng thực quản sẽ co bóp trở lại như trẻ bình thường. Sau thời điểm này, khả năng khỏi bệnh rất thấp, trẻ dinh dưỡng không đủ nên chậm phát triển, đề kháng kém và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
    Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thường biếng ăn, lâu dần sẽ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng
    Chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
    Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ
    Phần lớn trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ là hiện tượng trào ngược sinh lý, chỉ bị trong giai đoạn đầu bé mới sinh, sẽ khỏi sau 3 tuổi. Không cần điều trị bằng thuốc. Việc chăm sóc, điều chỉnh dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp hạn chế được tình trạng nôn, trớ sau khi ăn hoặc bú mẹ.
    Nếu trẻ còn bú mẹ thì nên tránh để bé bú quá no mà nên cho bú nhiều lần. Khi bế bé, không nên để ngửa đầu bé ra sau, tránh sặc sữa vào phổi dễ dẫn đến tử vong. Đối với trẻ đến tuổi ăn dặm, nên cho ăn thức ăn đặc, dễ tiêu hóa. Mẹ có thể nặn sữa ra bình và trộn thêm bột gạo để giúp sữa đặc hơn. Các lần ăn, uống được chia nhỏ nhiều bữa trong ngày, không ép bé ăn quá nhiều.
    Không cho bé ăn lại ngay sau khi bị nôn do lúc này dạ dày đã bị mất hết dịch vị, bé có ăn cũng không tiêu hóa được. Nên đợi sau đó 2 tiếng hãy cho ăn lại. Cho bé uống thêm nước để bổ sung lại lượng nước lỏng đã mất khi trẻ nôn, trớ. Nên tráng miệng cho trẻ bằng nước ấm sau khi nôn để rửa sạch miệng và lưỡi. Nếu thức ăn bị sặc lên mũi, bạn nên hút mũi và vệ sinh mũi, miệng thường xuyên để tránh viêm đường hô hấp cho bé.
    Ngoài ra, có thể sử dụng sữa công thức dành riêng cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản có bổ sung chất xơ tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi dịch vị dạ dày, giúp duy trì độ sệt của sữa từ bình vào trong dạ dày, giúp trẻ ít bị nôn trớ hơn.
    Nên bế thẳng trẻ sau khi ăn khoảng 30 phút. Khi bé ngủ nên điều chỉnh tư thế nằm, lật nghiêng đầu một bên để khi bé ói, thức ăn dễ chảy ra ngoài không chạy ngược vào họng, mũi. Nên bật đèn ngủ ban đêm và bố mẹ nằm bên cạnh để thường xuyên theo dõi khi trẻ ngủ. Bé bị trớ xảy ra trong lúc ngủ mà không được người nhà phát hiện kịp thời thỉ nguy cơ tử vong do tắc thở rất cao.
    Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ sẽ điều chỉnh được tình trạng trào ngược dạ dày của trẻ
    Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
    Để giúp trẻ tăng cân, khi bé ăn dặm thì trong bát bột ngoài thịt, cá, trứng… nên cho thêm 1 đến 2 thìa cà phê dầu ăn để tăng năng lượng trong khẩu phần ăn của bé.
    Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi để cung cấp các vitamin. Ngoài uống sữa bột, có thể cho bé ăn thêm sữa chua, pho-mát.
    Nếu bé bị nôn trớ nhiều lần và kéo dài thì có thể dùng thuốc giảm co thắt dạ dày khi cần thiết nhưng phải có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Nếu tình trạng vẫn kéo dài, nên đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị sớm.
    Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, a-xít
    Các mẹ khi có con bị nôn, trớ thì lo lắng trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, khát nước nên thường cho uống những nước ép trái cây chứa a-xít giàu vitamin C như: nước cam, quýt, bưởi… hay cho trẻ ăn thức ăn nhiều chất béo. Đây là điều sai lầm. Lý do là a-xít sẽ làm tăng tiết dịch của dạ dày, chất béo làm cho việc tiêu hóa thức ăn chậm và khó khăn  hơn, càng làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ.
    Làm đặc thức ăn
    Bạn có thể làm đặc thức ăn bằng cách bổ sung 1 muỗng canh bột gạo (bột gạo đã được chế biến sẵn) vào 60ml – 120 ml sữa.
    Đối với trẻ bú mẹ, bạn nên cho trẻ bú mẹ nhiều lần, ngoài ra có thể vắt sữa mẹ và pha thêm bột gạo vào sữa mẹ.
    Làm đặc thức ăn có tác dụng làm giảm tần xuất nôn trớ, kéo dài giấc ngủ của trẻ và giảm hiện tượng quấy khóc của trẻ. Ngòai ra, làm đặc thức ăn làm tăng năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt hơn, nhưng đồng thời làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ cũng như làm giảm khả năng hấp thu của canxi có trong sữa.
    Sử dụng sữa có đạm thủy phân
    Một số tác giả cho rằng trào ngược dạ dày thực quản là biểu hiện của dị ứng sữa bò. Vài nghiên cứu đã chứng minh rằng dị ứng sữa bò là nguyên nhân của khỏang 20% trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhũ nhi. Một nghiên cứu trên 204 trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản có đến 41% trẻ bị dị ứng sữa bò và biểu hiện trào ngược được cải thiện khi lọai trừ sữa và sản phẩm sữa khỏi chế độ ăn của trẻ hoặc sử dụng sữa có đạm thủy phân (làm giảm tỉ lệ dị ứng). Ngòai ra khi cho trẻ bú sữa có đạm thủy phân giúp cho trẻ tiêu hóa tốt hơn, dạ dày được làm trống sau bú nhanh hơn cũng có tác dụng là giảm hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
    Nên tránh những thực phẩm làm tăng trào ngược dạ dày thực quản như cam, quýt, bưởi
    Bạn nên tránh cho trẻ ăn một số thực phẩm làm tăng trào ngược dạ dày thực quản
    – Nước cam, quýt, bưởi
    – Chế độ ăn giảm chất béo được khuyến nghị cho bà mẹ và trẻ nhũ nhi bị trào ngược dạ dày thực quản như So-co-la và café
    – Thức ăn chiên hoặc nhiều dầu
    – Tỏi, hành, thức ăn cay
    – Xốt cà chua và những thực phẩm chế biến kèm xốt cà chua.
    Tư thế trẻ sau bữa ăn
    – Bế thẳng trẻ sau ăn khỏang 20 – 30 phút.
    – Trẻ ngủ với đầu giường nâng cao 30 độ
    – Tránh cho trẻ nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn, ít nhất sau 2-3 giờ.
    – Bạn cần cho trẻ mặc quần áo rộng.
    Cách cho trẻ ăn
    – Cho trẻ ăn nhiều cữ, mỗi cữ ít một với thức ăn được làm đặc
    – Trẻ phải có thời gian biểu các bữa ăn được phân chia đều trong ngày. Ví dụ: trẻ dưới 4 tháng tuổi: thể tích sữa bú/ngày = Cân nặng trẻ x 150 ml, bạn có thể chia đều cho 10 – 12 cử/ngày.
    – Hạn chế cho trẻ bú hơi: khi cho trẻ bú bình bạn cần phải cho sữa xuống đều, trẻ không nút hơi và cho trẻ trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú được 30 – 60ml sữa.
    – Khi trẻ trào ngược có biểu hiện tím tái, ngưng thở, cần kích thích thở bằng cách vuốt nhẹ lưng và xoa lòng bàn chân. Nếu trẻ sặc sữa, phải vỗ lưng và cho nằm nghiêng để sữa trào ra. Ngay sau khi sơ cứu, cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
    Ngoài ra, bạn cần kiên trì thực hiện theo những nguyên tắc chăm sóc trẻ bị ngược dạ dày thực quản được gợi ý ở trên. Việc kết hợp điều trị với áp dụng các biện pháp chăm sóc hỗ trợ nêu trên sẽ giúp trẻ giảm dần chứng ngược dạ dày thực quản.
    Dược sĩ Hưng

    513Dalovi-tri-viem-loet-da-day-thuong-vi

    DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương