HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Chữa bệnh từ thực phẩm ngày Tết

    Ít ai có thể ngờ được, những thực phẩm ngày Tết đơn thuần lại có thể là những “vị thuốc” có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh và đôi khi là để tăng cường thể lực.

    Thông thường, vào dịp lễ Tết, các gia đình Việt luôn có bánh chưng xanh, cơm nếp, mứt gừng, chả, thịt gà, hoa quả….Đây đều là những món ngon, mang hương vị đặc trưng Tết truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, theo góc độ Đông Y, những thực phẩm ngày Tết lại mang một “tầm vóc” mới, giúp chữa bệnh, phòng bệnh và còn có tác dụng tăng cường thể lực mà ít ai có thể ngờ tới.

    Bánh chưng xanh, bánh tét

    Khi nói đến bánh chưng là chúng ta nhớ ngay đến hương vị thơm lừng của gạo nếp, đỗ xanh, của lá dong, của mùi thịt mỡ, mùi hành và mùi tiêu. Tất cả như được hòa quyện, mang đến nét độc đáo cho ngày Tết của người Việt Nam chúng ta.

    Bánh chưng

    Đỗ xanh

    Đỗ xanh tên thuốc là lục đậu; Vị ngọt và tính hàn. Vào kinh vị, tâm và can; có tác dụng thanh thử nhiệt, giải độc của thuốc. Trong 100g đậu xanh có chứa tới 22 – 23,4% protein, 1 – 2,4% lipit, 53 – 60% carbohydrat và các axit amin, các vitamin A, B1, B2, PP, B6, nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết khác.

    Gạo nếp

    Gạo nếp tên thuốc là nhu mễ, vị ngọt, tính ấm. Tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế, chỉ hãn… chữa các chứng hư lao tiết tả, tỳ vị hư, đau thượng vị, nhiều mồ hôi, vị hư tiết tả, váng đầu chóng mặt…

    Lá dong

    Tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Bánh được gói lá dong giúp bảo quản bánh được lâu, có màu xanh, mùi thơm, khai vị kích thích tiêu hoá.

    Hành

    Hành tên thuốc là thông bạch, vị cay, tính bình; vào ba kinh: phế, can, vị; có tác dụng phát hãn giải biểu, thông dương lợi thuỷ, giải độc thức ăn, tiêu ung nhọt mới phát, tuyên thông mạch lạc.

    Muối

    Muối tên thuốc là thực diêm; Vị mặn, tính hàn. Vào kinh thận; có tác dụng nhuận đại tiện, tăng cường khí lực, sát khuẩn, chỉ thống. Ngoài ta còn có tác dụng điều hòa âm dương trong cơ thể… khi thiếu muối cơ bắp dễ bị chuột rút, hoa mắt, chóng mặt…

    Tác dụng của muối

    Hạt tiêu

    Hạt tiêu tên thuốc là hồ tiêu, bạch hồ tiêu, hắc hồ tiêu; Vị cay, tính đại ôn. Vào kinh phế, vị, đại tràng; có tác dụng trừ hàn, ấm vị, hạ khí tiêu đờm, làm gia vị.

    Thịt lợn

    Thịt lợn tên thuốc là trư nhục; vào các kinh: vị, tỳ, tiểu tràng; có tác dụng là bổ tỳ ích vị; chữa các chứng hư nhược, gày yếu, mệt mỏi… Thịt heo, nguồn cung cấp chất đạm (protein) là chất không thể thiếu cho mọi lứa tuổi. Nếu trẻ em thiếu đạm sẽ chậm lớn, thấp bé khi trưởng thành. Người lớn tuổi thiếu đạm hay bị mệt mỏi, giảm cân…

    Mỡ lợn (trư cao)

    Tác dụng bổ hư nhuận táo. Chữa trị được chứng ho khan, táo bón, khô da, nứt nẻ da… Mỡ lợn nguồn cung cấp chất béo (lipit) là chất không thể thiếu cho mọi lứa tuổi, nếu bổ sung chất béo hợp lý đóng vai trò rất quan trọng về hình thành phát triển của hệ thần kinh, nội tiết tố, sinh dục… Ngoài ra, chất béo còn giúp hòa tan hấp thu chuyển hóa các vitamin A, D, E, K, cũng như duy trì mềm mại của làn da mái tóc…

    Tất cả các thứ trên được gói chung luộc nhừ, ép chặt tạo thành một cái bánh có nhiều hương vị chung hòa quyện vào nhau vừa ôn ấm vừa bổ, vừa thơm ngon đậm, khiến người ăn cảm giác ngon miệng mà không chán ngán; mặt khác ăn vào không bị đầy bụng và bảo quản được lâu

    Mứt gừng

    Được làm bằng gừng tươi và đường mía; được chưng theo một phương pháp riêng sao cho bên trong ruột miếng gừng hết nước và bề mặt miếng gừng được bám đầy đường; khi ăn vị cay ngọt đượm lẫn nhau tạo thành một vị đặc biệt vừa thơm vừa ngon lại giúp cho tiêu hóa tốt, chống đỡ được với ngoại cảm phong hàn.

    Mứt gừng

    Gừng tên thuốc là sinh khương, vị cay, tính hơi ôn; vào ba kinh phế, tỳ và vị; có tác dụng: giải biểu tán hàn, ôn trung, chỉ nôn, kích thích tiêu hóa, hoá đàm thông thuỷ, ôn hoá đàm ẩm.

    Mứt bí đao

    Được làm bằng bí đao sau khi đã cạo bỏ vỏ và ruột cùng với đường mía; được chưng theo một phương pháp riêng sao cho bên trong ruột miếng bí đao gần hết nước, được thay thế bằng nước đường và bề mặt miếng bí đao được bám đầy đường; khi ăn vị ngọt đượm tạo thành một vị đặc biệt vừa thơm vừa ngon lại giúp cho cơ thể đỡ háo khi dùng quá nhiều rượu hoăc đồ cay nóng như riềng, gừng, ớt.

    Bí đao tên thuốc là đông qua bì, qua biện; vị ngọt, tính hơi hàn; vào bốn kinh tỳ, vị, đại tràng, tiểu tràng; có tác dụng lợi thủy ở bì phu, thanh thấp nhiệt.

    Các loại thịt, cá thường dùng trong ngày Tết:

    Thịt gà

    Thịt gà tên thuốc là kê nhục; vào các kinh: can, đởm, vị, tỳ, tiểu tràng; có tác dụng chủ yếu là bổ can tỳ, ích vị, liền cân dưỡng nhục; chữa các chứng hư nhược, gày yếu, mệt mỏi, gãy xương…

    Cá chép

    Cá chép tên thuốc là lý ngư; tính vị cam bình; vào các kinh vị, tỳ, tiểu tràng; có tác dụng hạ thủy khí, lợi tiểu tiện, bổ tỳ ích vị, an thai; chữa các chứng phụ nữ có thai thủy thũng, cước khí, hoàng đản, người gày yếu, mệt mỏi…

    cá chép

    Rượu nếp

    Rượu nếp tên thuốc là tửu bạch; vị đắng, ngọt, cay, tính ôn; vào mười hai kinh; có tác dụng: Điều hòa khí huyết, thông kinh lạc, dẫn thuốc đi lên, khai vị.

    Trà xanh

    Nước trà xanh tên thuốc là thanh trà, vũ tiền trà; vị ngọt, đắng, tính hơi hàn; vào bốn kinh tâm, phế, tỳ, vị; thanh nhiệt giáng hỏa, tiêu thực, tỉnh ngủ, trừ được uất nhiệt ở thượng tiêu, giải khát nước. Sau khi ăn uống xong thường uống nước trà xanh nóng có tác dụng giúp cho tiêu hóa được tốt còn thanh tâm thần giúp cho cơ thể thỏa mái.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang