HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tư vấn sức khỏe

    Viêm khớp cùng chậu ở nữ giới

    Cháu năm nay 22 tuổi. Cháu đi khám cách đây hai năm, bác sĩ nói cháu bị viêm khớp cùng chậu hai bên và cho thuốc tây để uống. Bác sĩ nói bệnh này hầu như phụ nữ nào cũng bị nhưng ai yếu thì bị biểu hiện ra ngoài. Sau đợt uống thuốc đó, cháu thấy đỡ nên cũng không uồng thuốc nữa. Nhưng bây giờ cháu lại bị đau, bình thường đi lại không sao, nhưng nằm xuống là đau, đau ở phần lưng chỗ eo, gần hông . Bây giờ cháu muốn chữa bằng đông y, vì cháu thấy thuốc tây làm kinh nguyệt không đều, dẫn đến đau dạ dày. Cháu muốn hỏi uống thuốc bắc có khỏi dứt điểm không ạ? và bệnh của cháu với những biểu hiện như vậy có nguy hiểm đến sau này không ạ? và cháu muốn hỏi những bài tập thể dục, cùng những điều nên tránh, nên làm giúp cải thiện được bệnh. Cháu xin chân thành cảm ơn.

    (Hoàng Mai Lan)

    Trả lời: 

    Viêm khớp cùng chậu được xếp vào nhóm bệnh lý cột sống. Nếu như ỏ nam giới nguyên nhân gây nên bệnh này thường do viêm cột sống dính khớp và không do vi khuẩn thì ngược lại, ở phụ nữ lại hay gặp viêm khớp cùng chậu do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ có các bệnh về viêm đại tràng, viêm nhiễm đường sinh dục, vệ sinh vùng kín. Do vệ sinh không sạch sẽ, nhất là trong thời kỳ hành kinh có thể khiến vùng kín bị viêm nhiễm, rồi gây tổn thương lan rộng.

    Còn với phụ nữ mang thai và sau sinh, rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Vì thế, viêm khớp cùng chậu hay là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thời kỳ mang thai, sau đẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, vi khuẩn có nguy cơ lan đến khớp cùng chậu.

    Viêm khớp vùng chậu

    Viêm khớp cùng chậu được xếp vào nhóm bệnh lý cột sống thường gặp ở cả nam và nữ.

    Ảnh hưởng của bệnh đến việc mang thai của phụ nữ: Những phụ nữ bị viêm khớp cùng chậu trong thời kỳ mang thai thường phải mổ đẻ do khung chậu không co giãn tốt. viêm khớp cùng chậu nếu không được điều trị, rồi luyện tập thường xuyên có thể để lại hậu quả không tốt, nhất là những phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ.

    Khi bị viêm khớp cùng chậu lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ sau này, khiến cho thai nhi khó có thể đi qua tiểu khung trở nên bị hẹp trong quá trình rặn đẻ. Do vậy, những sản phụ này thường phải mổ đẻ.

    Điều trị và luyên tập là hai việc quan trọng và phải tiến hành đồng thời: Để trị căn bệnh này tận gốc, chỉ uống thuốc điều trị thôi chưa đủ, quan trọng là người bệnh cần luyện tập thể dục để giúp vùng khung chậu có độ “đàn hồi” tốt, việc sinh nở sau này dễ dàng hơn. Nếu tập luyện đúng phương pháp, kiên trì, những bệnh nhân từng bị căn bệnh này vẫn có thể sinh thường mà không cần phải mổ đẻ. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn các động tác tập luyện cụ thể, vừa giúp luyện tập cột sống, vừa giúp tập tuyện khung chậu để xương chậu cơ động, linh hoạt và dẻo dai hơn.

    Bài tập hiệu quả và đơn giản: Động tác tập nằm ngửa trên nền phẳng, chân trái co về sát ngực, hai tay vòng lấy chân, giữ người ở tư thế thẳng, rồi quay hết cỡ về bên phải, đến khi đầu gối chạm sàn, rồi lại quay ngược về bên trái, nghiêng người hết cỡ để đầu gối chạm sàn rất hiệu quả đối với việc tập luyện khung xương chậu. Cần tập lần lượt mỗi bên chân rồi chuyển sang chân còn lại trong thời gian 30 đến 40 phút mỗi ngày.

    Chúc bạn thành công. 

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần