Hỏi: Tôi bị đau dạ dày đã 7 năm, ban đầu hay bị đau ở vùng bụng. Dạo gần đây ít đau hơn nhưng lại bị ợ hơi, nhất là lúc vừa ăn xong. Đi ngoài thì không bình thường. Bác sĩ có cách nào giúp tôi thoát khỏi tình trạng này không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! ( Thanh Nhu)
Trả lời:
Chào bạn Thanh Nhu!
Theo các báo cáo gần đây có tới 5-10% dân số mắc bệnh dạ dày hành tá tràng. Các chuyên khoa về tiêu hóa cũng tiếp nhận khoảng 30% bệnh nhân nằm viện để điều trị bệnh đau dạ dày. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ trong việc nội soi chuẩn đoán bệnh. Ngoài ra, nhờ việc phát hiện và chứng minh vai trò gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter Pylori(HP) đã làm thay đổi hẳn quan điểm điều trị.
Nếu như trước đây, việc điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng chủ yếu là điều trị ngoại khoa tức là đồng nghĩa với việc phải cắt đoạn dạ dày thì ngày nay xu hướng điều trị nội khoa (dùng thuốc) là chính. Bệnh nhân cần được khám lâm sàng cũng như các xét nghiêm cận lâm sàng để lựa chọn phác đồ điều trị cụ thể dựa theo vị trí tổn thương là viêm hay loét, nằm ở vị trí của dạ dày hay hành tá tràng:
Nếu tổn thương loét ở vị trí hành tá tràng: bệnh thường lành tính
– Thời gian đầu điều trị trong vòng 4 đến 6 tuần.
– Sau đó kiểm tra nếu thấy tổn thương đã liền sẹo thì theo dõi, nếu tái phát thì điều trị lại.
– Nếu sau điều trị bệnh không đỡ, tổn thương chưa liền sẹo thì phải điều trị đợt 2, phải thay đổi phác đồ, cấy bệnh phẩm làm kháng sinh đồ nếu test H.P (+) tính. Nếu vẫn không liền sẹo sau phác đồ thứ 2 thì lại tiếp tục điều trị thêm một lần nữa với phác đồ khác, nếu vẫn không liền sẹo, bệnh nhân vẫn đau thì có thể xem xét phải phẫu thuật.
– Riêng đối với các trường hợp như: Bệnh nhân có bệnh sử chảy máu, đã khâu thủng dạ dày, bệnh nhân lớn tuổi, đau nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt, loét xơ chai, loét mặt sau, thì chỉ cần điều trị không đỡ ở phác đồ thứ 2 là đã có thể xem xét phẫu thuật.
Bạn có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh lý của mình.
Nếu tổn thương loét ở Dạ dày: có thể gặp tỉ lệ ác tính, nhất là loét bờ cong nhỏ.
Bệnh nhân cần sinh thiết mô bệnh học ít nhất 4 đến 5 mẫu để có thể loại trừ ác tính
– Nếu không có loạn sản trên sinh thiết, bênh có thể điều trị trong vòng 6 tuần sau đó sẽ được kiểm tra bằng soi và sinh thiết lại:
+ Nếu liền sẹo: 1 năm theo dõi một lần
+ Nếu không liền sẹo thì điều trị tiếp tục thêm 4 tuần hay đổi thuốc sau đó kiểm tra lại nếu vẫn không liền sẹo có thể xem xét tới phẫu thuật
– Nếu kết quả sinh thiết mô bệnh hoạ có loạn sản của tế bào thì bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ trong 8 tuần, sau đó được kiểm tra bằng nội soi và sinh thiết:
+ Nếu liền sẹo: Theo dõi bằng nội soi trong thời gian 3 – 6 tháng một lần
+ Nếu không liền sẹo kèm thêm bệnh nhân lớn tuổi, tiền sử chảy máu nhiều lần hoặc có tiền sử khâu thủng dạ dày… thì nên phẫu thuật.
Bạn nên lưu ý mọi việc làm dù nhỏ nhất đều có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý của bản thân, do vậy bạn nên đi khám để có kết quả xét nghiệm và phác đồ điều trị cụ thể
Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan
- Lý do bạn nên cân nhắc khi định rửa ruột
- Tại sao nên sớm điều trị chứng táo bón ở…
- Phụ nữ mang thai uống canxi kéo dài có sao…
- Viêm ngứa âm đạo cần phải làm gì?
- Có nên dùng men tiêu hóa chữa biếng ăn?
- Lý do quan hệ 2 tiếng mới xuất tinh
- Mãn dục sớm ở đàn ông
- Dịch sởi biến chứng nguy hiểm thế nào?
- Viêm khớp cùng chậu ở nữ giới
- Thiếu tự tin vì “cậu nhỏ” không cứng bằng bạn…