HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Những cảnh báo khi uống viên sủi

    Viên nén sủi bọt (gọi tắt viên sủi) là thuốc viên đặc biệt, bởi khác với viên nén thông thường, ta không thể bỏ viên sủi vào miệng và chiêu nước uống, mà phải hoà tan vào ly với lượng nước thích hợp, đợi sủi hết bọt mới sử dụng.
     
    Lợi thế của viên nén sủi bọt
     
    Thích hợp cho người bệnh khó nuốt: nhất là trẻ em và người cao tuổi. Trẻ em khoảng từ 2 – 3 tuổi rất khó uống thuốc loại viên nhưng nếu có viên sủi tạo dung dịch có mùi vị thơm ngon sẽ hấp dẫn trẻ hơn. Còn người cao tuổi, do khó khăn trong việc nuốt, sẽ dễ uống với dung dịch tạo từ viên sủi.
     
    Nhanh hấp thu vào máu: do viên sủi đã hoà tan sẵn, uống với lượng nước nhiều, nên đến dạ dày nhanh. Đặc biệt hấp thu nhanh vào máu, cho tác dụng. Cũng vì vậy mà viên sủi được xem là tăng “sinh khả dụng” (tức làm tăng nhanh độ hấp thu, kể cả tác dụng) của thuốc. Người ta đã làm thí nghiệm và thấy viên sủi cimetidin trị đau dạ dày khi uống có tác dụng trung hoà axít dịch vị gấp mười lần so với viên cimetidin thông thường.
     
     
     
    Giảm kích ứng gây hại niêm mạc dạ dày từ một số dược chất, như aspirin, do dược chất pha loãng với nhiều nước trước khi uống (viên nén aspirin thông thường uống sẽ rã và tập trung tại một chỗ, gây hại dạ dày).
     
     
    Cảnh báo khi dùng viên sủi
     
    Không tốt với người cao huyết áp, suy thận…
     
    Bên cạnh một số lợi thế như nói trên, dạng thuốc sủi bọt cũng có thể gây một số bất lợi, thậm chí tác hại cho người bệnh nếu dùng không đúng cách. Dễ thấy nhất là viên sủi có thể gây hại cho người bệnh tăng huyết áp và đang dùng thuốc kiểm soát tăng huyết áp.
     
    Để bào chế viên sủi, trong thành phần của thuốc luôn có tá dược rã sinh khí, gồm lượng khá lớn muối kiềm (natri carbonat hoặc natri bicarbonat) và axít hữu cơ (như axít citric). Khi bỏ viên sủi vào trong nước, phản ứng hoá học sẽ xảy ra: muối kiềm tác dụng với axít hữu cơ, phóng thích khí CO2, gây sủi bọt. Như vậy, trong viên sủi luôn chứa muối kiềm, tức chứa natri, sẽ gây tăng huyết áp ở người có sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối (kiêng muối thực chất là kiêng natri).
     
    Người ta quy định thuốc viên sủi phải ghi rõ trên bao bì lượng natri chứa trong mỗi viên là bao nhiêu (thông thường mỗi viên chứa từ 274 đến 460mg natri).
     
    Người cao tuổi do khó nuốt thường chọn dùng thuốc viên sủi, nhưng nếu bị tăng huyết áp, xin tuyệt đối không dùng thuốc dạng này. Ngoài ra, người bị suy thận cũng không nên dùng dạng thuốc viên sủi.
     
    Không sử dụng viên sủi để giải khát
     
    Một tác hại nữa dễ gặp của dạng thuốc viên sủi là do khi hoà tan trong nước, thuốc tạo thành dung dịch có mùi vị thơm ngon nên hấp dẫn nhiều người dùng như nước giải khát và dùng nhiều một cách quá đáng.
     
     
     
    Dược phẩm thường dùng dạng viên sủi là thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng, gọi chung là thuốc bổ. Đặc biệt, viên sủi bán trên thị trường thường chứa vitamin C liều cao (mỗi viên chứa 1.000mg vitamin C). Loại này rất được ưa chuộng và nhiều người đã dùng hàng ngày như nước giải khát, bất kể liều lượng. Điều này rất không nên bởi uống nhiều vitamin C có khả năng gây tiêu chảy, loét đường tiêu hoá và có nguy cơ bị sỏi thận (sỏi oxalat). Mỗi ngày chỉ cần bổ sung vitamin C từ 60 – 100mg là đủ. Với viên sủi vitamin C 1000mg, liều dùng an toàn chỉ nên một viên/ngày.
     
    Không để viên sủi bị ẩm
     
    Viên sủi cần được tồn trữ, bảo quản trong điều kiện tránh ẩm. Đây là một khó khăn không nhỏ trong điều kiện khí hậu có độ ẩm cao ở nước ta. Nếu bảo quản không tốt, viên sủi sẽ hút ẩm và phản ứng hoá học giữa các tá dược rã sinh khí sẽ âm thầm xảy ra (giữa chất kiềm và axít hữu cơ), làm chất lượng thuốc thay đổi. Có nhiều dược chất bị biến chất, không còn tác dụng, thậm chí gây hại. Vì vậy, cần giữ viên sủi ở nơi khô ráo, chưa dùng thì không mở lọ đựng hoặc bóc vỏ nhôm bao kín viên thuốc. Cũng cần giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ.
     
    Tuy nhiên, nhiều người không biết cách hoặc sử dụng viên sủi chưa đúng cách: uống quá nhiều trong ngày, uống không đúng thời điểm, trong người đang có bệnh không thể uống viên sủi nhưng vẫn uống dẫn đến việc không những không khỏe mà còn nguy cơ gây bệnh. 
     
    Uống viên sủi đúng cách
     
    + Không uống nhiều hơn 1 viên/ngày vì khi dùng quá nhu cầu thì lượng thuốc dư được đào thải qua nước tiểu.
     
    + Bệnh nhân sỏi thận không dùng quá 1 g vitamin C/ngày, vì liều cao (trên 2 g/ngày) có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm cận lâm sàng.
     
    + Nên tránh uống thuốc vào cuối ngày (có tác giả khuyên nên uống trước 16 h) vì thuốc có tác dụng kích thích nhẹ.
     
    + Không dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi.
     
    + Không dùng thuốc quá hạn ghi trên vỏ hộp, hòa tan viên thuốc vào trong 200 ml nước rồi chờ thuốc hết sủi bọt mới uống. Khi thấy có hiện tượng khác thường hay điều gì nghi ngờ thì cần hỏi lại ngay bác sĩ hay dược sĩ.
     
    + Không dùng viên thuốc sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có gas.
     
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang