HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Táo bón ở trẻ sơ sinh

    Ngày nay, táo bón ở trẻ sơ sinh đang ngày càng trở nên khá phổ biến gây khó khăn và đau đớn cho bé mỗi lần đi đại tiện. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và hướng xử lý ra sao?

    Táo bón ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh từ 1 cho đến 12 tháng là một trong những triệu chứng không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, ít nhiều bà mẹ vẫn còn tỏ ra lúng túng, chủ quan hoặc nóng vội khi gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh, nguyên nhân gây nên bệnh và hướng xử lý khi trẻ bị táo bón.

    Biểu hiện và nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh

    Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tiêu hóa,  một số cha mẹ chỉ cần thấy trẻ giảm số lần đại tiện so những ngày trước đó là có thể tự chuẩn đoán trẻ bị táo bón. Tuy nhiên đó được xem là điều thiếu chính xác, chưa khách quan. Vậy thế nào được coi là trẻ táo bón?

    Đối với trẻ từ 1 cho đến 3 tháng tuổi

    Độ tuổi này trẻ còn bú sữa mẹ hoàn toàn nên ít gặp tình trạng táo bón hơn so với những trẻ uống sữa ngoài. Biểu hiện trẻ bị táo bón có thể 3-4 ngày mới đi đại tiện một lần, phân không được xốp mà keo lại, dẻo như đất sét, ít khi cứng rắn. Bé khó chịu nên hay quấy khóc, không chịu bú, ngủ không ngon, hay giật mình tỉnh giấc, bụng có cảm giác hơi phình, mỗi lần bé muốn đại tiện thì la khóc, oằn mình, không chịu nằm yên.

    Nguyên nhân táo bón có thể do mẹ cho trẻ bú chưa đủ nên phân tạo thành ít hoặc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng như mật ong, nghệ, gia vị… qua đường sữa cho trẻ bú có thể làm trẻ bị nóng. Ngoài ra mẹ bị táo bón sau sinh thì con cũng có thể bị táo hay mẹ không đủ sữa, trẻ phải uống thêm sữa ngoài thì cũng dễ bị táo bón.

    Đối với trẻ từ 3 cho đến 6 tháng tuổi

    Cũng giống như trẻ 1-3 tháng tuổi, tuy nhiên ở độ tuổi này trẻ thường uống nhiều sữa ngoài hơn, có thể kết hợp ăn thêm bột dinh dưỡng. Táo bón ở lứa tuổi này ngoài đại tiện giảm còn có thể xuất hiện tình trạng phân nhỏ và hơi cứng, cá biệt một số trẻ có tình trạng phân to như phân trẻ lớn và đầu phân hơi cứng lại. Khi trẻ đại tiện phải rặn nhiều, mặt đỏ bừng rất khó chịu.

    Ngoài những nguyên nhân gây táo bón như trẻ 1-3 tháng tuổi thì độ tuổi này nhiều trẻ đi tiêm phòng có thể bị sốt dẫn đến mất nước, hay những trường hợp bị ho, bị cảm phải uống kháng sinh và các thuốc ho nên có thể gây táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa khác như tiêu chảy.

    Táo bón gây khó chịu cho bé và lo lắng cho mẹ

    Táo bón gây khó chịu cho bé và lo lắng cho mẹ

    Đối với trẻ từ 6 cho đến 12 tháng tuổi

    Đây là độ tuổi thường bắt gặp tình trạng táo bón nhất ở trẻ sơ sinh do bé bắt đầu ăn dặm. Tương tự như trẻ dưới 6 tháng nhưng mức độ biểu hiện táo bón rõ rệt hơn, đầu phân cứng hoặc tròn nhỏ như phân dê, đại tiện khó, trẻ rặn nhiều có thể đau rát hoặc bị chảy máu do tổn thương vùng niêm mạc hậu môn. Nhiều trường hợp bụng căng đầy, nắn bụng trẻ thấy cứng rắn như có phân bên trong.

    Về nguyên nhân gây táo bón ở trẻ dưới 6 tháng, thì có thêm vấn đề mất nước ở những trẻ ham hoạt động, thích lật mình hoặc muốn tập đi, tập bò. Đặc biệt chế độ ăn dặm của trẻ thiếu chất xơ từ rau củ quả tươi là một nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng táo bón. Theo nhiều chuyên gia ở những trẻ có chế độ ăn dặm được bổ sung nhiều loại rau, đa dạng trong cách chế biến như nấu với cháo, xay với bột, nước ép hay làm sinh tố sẽ ít bị táo bón hơn những trẻ khác.

    Tác hại của táo bón đối với trẻ sơ sinh

    Trước tiên táo bón khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, đầy hơi, chướng bụng, bé chưa tự nói được với mẹ nên thường biểu hiện bằng quấy khóc, ngủ không ngon hay bị tỉnh giấc, ăn uống kém, không chịu ăn chịu bú dẫn đến chậm phát triển và kém hoàn thiện về thể chất. Ngoài ra khi phân không được đào thải ra ngoài, các chất độc trong phân có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa và gây hại cho trẻ.

    Đối với những trẻ ăn dặm và dùng sữa ngoài thì lượng phân tạo thành nhiều hơn, khi bị táo bón, trẻ giảm đại tiện làm phân tích tụ trong đại tràng có thể gây phình đại tràng. Phân cứng, trẻ đại tiện phải rặn nhiều có thể gây tổn thương vùng hậu môn chảy máu, nếu kéo dài có thể gây bệnh trĩ.

    Giải pháp nào cho trẻ sơ sinh?

    Khi xác định trẻ sơ sinh bị táo bón, cha mẹ không nên lo lắng mà cần bình tĩnh để có những biện pháp phù hợp, không nên vội vàng đã thụt tháo cho trẻ vì nếu quá lạm dụng sẽ làm trẻ quen và không tự đi, thậm trí có thể gây tổn thương hậu môn của trẻ nếu thụt không khéo.

    Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

    Điều chỉnh từ mẹ

    Nếu mẹ gặp tính trạng táo bón cần điều chỉnh bằng tăng cường uống nước, ăn nhiều rau xanh và các thứ có tác dụng nhuận tràng như khoai lang, mùng tơi, mang tây… hoặc uống chất xơ hòa tan Natufib dạng đóng túi, loại chuyên dụng giải quyết tình trạng táo bón cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ. Mẹ cũng cần hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng, tăng cường cho bé bú giúp lượng phân tạo thành lớn hơn, bé sẽ đại tiện dễ dàng hơn.

     “Xi” cho bé đại tiện

    Mẹ đừng lo trẻ không biết gì, nên xi cho trẻ vào buổi sáng sau khi trẻ ăn xong một lúc. Việc mẹ xi sẽ giúp bé dần hình thành phản xạ muốn đi đại tiện và đúng giờ đấy mẹ xi bé sẽ có thể đại tiện được.

    Massage bụng cho bé

    Bắt đầu từ rốn và sau đó massage ra ngoài theo vòng tròn xoáy trôn ốc theo chiều kim đồng hồ. Có thể dùng một số dầu hoặc kem (loại cho bé) trên ngón tay của bạn để bôi trơn da và giữ cho chuyển động được mượt mà và nhẹ nhàng. Chỉ tiếp tục làm nếu bé thích massage và thoải mái, thư giãn.

    Di chuyển đôi chân của bé như đi xe đạp

    Đặt bé nằm ngửa, bạn ngồi ở dưới hai tay giữ hai chân của bé và di chuyển một cách nhẹ nhàng như đi xe đạp, khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Điều này sẽ tạo ra áp lực nhẹ nhàng vào ruột để kích thích nhu động làm cho phân di chuyển.

    Cho bé tắm

    Cho bé tắm nước ấm, có thể để bé thư giãn trong bồn-chậu một chút để phân được di chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời bạn cũng có thể xoa bóp nhẹ vùng bụng cho bé. Khi tắm xong cần lau khô người cho bé ngay tránh bị lạnh cho bé. Sau đó có thể xoa một chút kem hoặc dầu jelly (Vaseline) xung quanh bên ngoài của hậu môn bé.

    Khi phát hiện trẻ bị táo bón cần “điều trị” ngay cho bé để bé nhanh khỏe mạnh

    Khi phát hiện trẻ bị táo bón cần “điều trị” ngay cho bé để bé nhanh khỏe mạnh nhé

    Đối với trẻ ăn dặm và uống sữa ngoài

    Ngoài những biện pháp điều chỉnh giống trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn như xoa bụng, chuyển chân, tắm ấm, hay tập đại tiện đúng giờ thì để chữa táo bón cho trẻ hiệu quả hơn cần chú ý thêm một số biện pháp sau.

    Xem lại hộp sữa trẻ đang sử dụng

    Bạn có thể thay thế loại sữa khác có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và phù hợp với trẻ hơn. Nếu sữa có thêm thành phần chất xơ Fructooligosaccharide (FOS) sẽ là tốt giúp trẻ hạn chế táo bón. Ngoài ra cần pha sữa đúng như quy định của nhà sản xuất ghi trên vỏ hộp chưa, không được pha đặc hơn hay loãng ra.

    Cho trẻ uống thêm nước

    Cần cung cấp đủ nước cho trẻ, nhất là với trẻ vận động nhiều hoặc do thời tiết khô hạn, nóng bức làm trẻ mất nhiều nước do toát mồ hôi. Việc cung cấp đủ nước giúp phân mềm và ít bị táo bón hơn.

    Một giải pháp an toàn, ít tác dụng phụ và giải quyết tận gốc của vấn đề táo bón một cách bền vững là dùng sản phẩm có bổ sung chất xơ innulin – là loại chất xơ hòa tan chiết xuất từ thiên nhiên và dùng men tiêu hóa sống. Các bạn có thể tham khảo tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội