HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Một số bệnh dễ mắc phải khi ngủ dậy

    Chóng mặt

    Cảm giác choáng váng là triệu chứng của rất nhiều bệnh, nhưng đôi khi cũng chỉ là sinh lý bình thường mà không có tổn thương thực thể.
     
    Ở người bình thường, lúc nào cũng có máu lên não. Bị choáng váng, chóng mặt khi ngủ dậy có thể là do nguyên nhân khác (rối loạn tiền đình chẳng hạn). Thường thì chứng thiểu năng tuần hoàn não (chứ không phải máu không lên não) hay xảy ra ở người cao tuổi, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Người ta xếp chứng bệnh này vào nhóm bệnh mạch máu não, não thiếu máu nuôi (thiếu ôxy).
     
    Bạn cần chăm uống nước lọc và tập thể dục vào buổi sáng. Nếu vẫn còn chóng mặt nhiều, bạn nên đi khám để được tư vấn kĩ hơn.
     
    Ngoài ra, bạn nên tránh dậy đột ngột lúc sáng sớm, nằm thêm nửa phút ngay khi mở mắt, ngồi dậy khoảng 1 phút rưỡi, sau đó cho chân xuống nền nhà và để vậy khoảng 1 phút nữa rồi mới đứng dậy.
     
    Ra mồ hôi
     
    Buổi sáng thức dậy người ướt đẫm mồ hôi, có thể do nhiều nguyên nhân: Lượng đường trong máu thấp, cơ thể bị mất cân bằng âm dương và chức năng của nội tạng đang bị rối loạn… Trong các bữa ăn bạn cần chú ý ăn nhiều hoa quả và các loại rau giàu vitamin hơn.
     
    Nếu bạn đang uống thuốc trị các bệnh như: Tiểu đường, lao, thuốc tăng huyết áp… bạn nên tư vấn bác sĩ để kê các loại thuốc làm cơ thể ít ra mồ hôi hơn.
     
    Phù
     
    Nguyên nhân
     
    Một số lý do được đặt ra có thể là do dị ứng, côn trùng cắn hoặc phản ứng thuốc. Ngoài ra có thể kể đến một số lý do như:
    • Tổn thương trên mặt (có thể do mọc răng)
    • Nhiễm trùng gây ra sưng tấy do viêm mô tế bào mắt (có thể nguy hiểm, nên kiểm tra cẩn thận), phù nề hạch bạch huyết.
    • Bệnh thận cũng có thể gây ra sưng tấy ở mặt cũng như các bộ phận khác trên cơ thể.
    • Thiếu muối trong chế độ ăn cũng có thể dẫn đến tình trạng bí nước gây phù nề.
    Tại sao, mặt sưng chủ yếu vào buổi sáng? Điều này có thể được giải thích như sau: Khi bạn nằm ngủ qua đêm sẽ khiến các lưu chất đọng lại trên mặt hơn là bị dẫn lưu bởi trọng lực khi đứng. Hoặc khi ngủ bạn sẽ bị dị ứng với chất tẩy bạn sử dụng để tẩy trắng ga trải giường hoặc gối ngủ.
     
    Bạn chớ nên lo lắng quá, chỉ cần tránh uống nhiều nước trước khi ngủ, tránh uống rượu và ăn các loại quả chứa nhiều nước. Cũng có thể khắc phục triệu chứng này bằng cách matxa mắt trước và sau khi ngủ dậy và đắp 2 túi trà lọc lên trên mắt.
     
     
    Tư thế ngủ không đúng đôi khi cũng là nguyên nhân gây nên bệnh
     
    Quầng thâm ở mắt
     
    Bạn bị quầng thâm ở mắt, đây là dấu hiệu cảnh báo khá nhiều triệu chứng bệnh.
     
    Có thể bạn bị mất ngủ nhiều hay tối hôm trước đã uống cà phê, cũng có thể là do kinh nguyệt không đều.
     
    Ngoài ra quầng thâm ở mắt còn chỉ ra những bệnh mãn tính như: Viêm loét dạ dày, gan mãn tính; tiêu hóa kém; viêm mũi dị ứng.
     
    Để khắc phục triệu chứng này, bạn nên ăn nhiều vừng, lạc, đậu tương, cà rốt, gan gà, gan heo và các thực phẩm giàu vitamin A khác. Ngoài ra, bạn còn nên kết hợp các bài matxa mắt, ăn ngủ điều độ, tránh thức đêm.
     
    Hơi thở có mùi
     
    Hơi thở buổi sáng có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn, bạn nên tránh các đồ uống có chất kích thích. Ngoài ra, hơi thở có mùi nặng vào buổi sáng cũng là dấu hiệu để bạn chú ý hơn đến gan và dạ dày của mình.
     
    Bạn không nên ăn nhiều vào buổi tối; hạn chế ăn các loại thịt, chất béo khó tiêu; ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Đánh răng sau khi ăn xong. Nên kết hợp dùng thêm các loại nước súc miệng và kẹo cao su.
     
    Tê tay
     
    Tê tay sau khi ngủ là một trong những biểu hiện của việc sức khỏe của bạn có một số vấn đề. Nếu gặp phải triệu chứng tê tay sau khi ngủ dậy, rất có thể bạn bị các bệnh sau đây:
     
    Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
     
    Làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống. Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với dân văn phòng. Ban đầu, người bệnh cảm thấy hiện tượng tê nhức tay chân nhẹ sau khi ngủ dậy, có thể tự khỏi sau một vài ngày và không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hằng ngày. Nhưng giai đoạn càng về sau, các gai xương của đốt sống cổ thoái hóa chèn ép dây thần kinh và động mạch đốt sống cổ gây nên hiện tượng tê nhức chân tay kéo dài, ảnh hưởng đến cử động chân tay và những sinh hoạt hàng ngày.
     
    Tuy nhiên, tê nhức chân tay do thoái hóa khớp thường biểu hiện đa dạng và khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào đốt sống bị thoái hóa và dây thần kinh chèn ép. Thoái hóa đốt sống cổ thường gây đau và tê lan dọc cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay dọc theo đường đi của dây thần kinh bị chèn ép gây tê nhức, tê buốt khó cử động và kèm theo hiện tượng tê, đau mỏi sau vai gáy, đau mỏi lưng, đau mỏi gối. Hiện tượng tê tay này rất thường gặp sau khi bạn ngủ dậy.
     
    Hội chứng ống cổ tay
     
    Các dấu hiệu điển hình của hội chứng ống cổ tay là đau, tê nhức, châm chích ở các ngón tay, đặc biệt các ngón cái, ngón hai, ba và phân nửa ngoài ngón áp út. Cơn đau có thể đau lan đến cổ tay, lòng bàn tay và cẳng tay, nhất là về đêm hoặc sau khi ngủ dậy. Người bệnh khi bị tê hoặc đau tay sẽ trở nên vụng về, nhất là trong các động tác cầm nắm.
     
    Nguyên nhân của bệnh là do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay. Dây thần kinh giữa là một dây nhận cảm giác ngoài da của ngón trỏ và ngón giữa, và gan bàn tay ở phía dưới hai ngón tay đó. Đồng thời, dây thần kinh giữa còn chỉ huy co cơ của các ngón tay.
     
    Tại cổ tay, dây thần kinh giữa đi trong một đường ống, gọi là ống cổ tay (carpal tunnel). Ống cổ tay là khoảng không gian giữa các xương của cổ tay ở dưới và ở hai bên, có một tấm gân rộng gọi là cân ngang của cổ tay phủ lên trên như một cái mái. Khoảng không gian trong ống cổ tay khá chật hẹp, khi nó chít hẹp lại, thì dây thần kinh giữa bị chẹt trong đó, gây ra hội chứng ống cổ tay.
     
     
    Tê tay khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay
     
    Bệnh tim
     
    Đầu ngón tay sưng tê, đặc biệt là thường xuyên xảy ra sau khi ngủ dậy là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim, thận.
     
    Nếu bạn thấy ngoài hiện tượng tê tay sau khi ngủ dậy, tay còn có cảm giác sưng đau khớp, phù nề mặt và chân thì nguy cơ mắc bệnh tim còn lớn hơn. Đó là do tim hoạt động không thực sự hiệu quả dẫn đến việc đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể không đều, bạn có thể gặp phải tê tay và cả tê chân.
     
    Ngoài ra, nếu còn xuất hiện triệu chứng da mặt, da dầu ngón tay bị cứng có thể là bệnh xơ cứng bì.
     
    Từ đó có thể thấy, tê tay sau khi ngủ dậy không phải là chuyện nhỏ, bởi rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, phải chẩn đoán chính xác để tìm cách chữa trị thích hợp.
     
    Nếu nguyên nhân gây bệnh là do thói quen trong sinh hoạt hoặc những tổn thương tại chỗ (như trong trường hợp do tư thế làm việc không đúng)… thì giải pháp đơn giản là phải lưu ý đến việc thay đổi tư thế cho hợp lý. Ngoài ra, khi ngủ bạn cũng nên gối thấp đầu, không tự gối đầu lên tay hay để người khác gối lên tay.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội