HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh tâm thần

    1. Những nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần

    Nguyên nhân các bệnh tâm thần là một vấn đề phức tạp. Hiện nay, có những bệnh tâm thần nguyên nhân đã rõ ràng, nhưng vẫn còn nguyên nhân một số bệnh tâm thần chưa xác định được. Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh, các bệnh tâm thần còn tồn tại nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau.

    – Bệnh tâm thần phát sinh do các nguyên nhân thực thể. Là những bệnh mà nguyên nhân do tổn thương trực tiếp tại tổ chức não hay ngoài não gây trở ngại hoạt động của não:

    + Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức não: Chấn thương sọ não, nhiễm trùng thần kinh (viêm não, giang mai thần kinh…), nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma tuý, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp…), các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải rác, tai biến mạch máu não…).

    + Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não: các bệnh nội khoa, nội tiết, các bệnh về chuyển hóa và thiếu vitamin…

    – Bệnh tâm thần phát sinh do các nguyên nhân tâm lý:

    + Bệnh loạn thần phản ứng bao gồm: loạn thần phản ứng cấp, rối loạn sang chấn sau stress (PTSD), rối loạn thích ứng.

    + Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly.

    + Rối loạn hành vi ở thanh, thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội không thuận lợi.

    + Rối loạn ám ảnh, lo âu…

    – Bệnh tâm thần phát sinh do cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm thần bệnh lý: Các dị tật bẩm sinh, thiếu sót về hình thành nhân cách.

    – Các nguyên nhân chưa rõ ràng (nội sinh): Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác nhau (di truyền, chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể chất…) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu. Các rối loạn tâm thần nội sinh thường gặp là: Bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc nguyên phát, động kinh nguyên phát. 

    2. Các nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh

    + Nhân tố di truyền: Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần phát sinh trong một thành viên của gia đình mà không thấy trong những thành viên khác, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu đều khỏe mạnh bình thường. Cũng có trường hợp nhân tố di truyền không tác động vào thế hệ tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa.

    + Yếu tố nhân cách bao gồm: thích thú, khuynh hướng, năng lực, tính cách, khí chất… Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh các bệnh tâm thần, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý. Khi bị bệnh tâm thần, người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn. Nhân cách yếu, không bền vững là một yếu tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh, khi mắc bệnh tâm thần thì sẽ hồi phục khó khăn và chậm.

    + Tuổi tác: Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý riêng, vì thế có những loại bệnh tâm thần thường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa tuổi khác.

    + Giới tính: Nam giới thường mắc bệnh tâm thần nhiều hơn nữ giới. Các bệnh tâm thần do chấn thương sọ não, nghiện rượu, bệnh động kinh… thường gặp ở nam giới. Các bệnh rối loạn phân ly (hysteria), rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm, lo âu… hay gặp ở nữ giới. Đặc biệt phụ nữ còn có những rối loạn tâm thần do những biến động của nội tiết vào các thời kỳ: dậy thì, kỳ kinh nguyệt, sinh nở, tiền mãn kinh và mãn kinh.

    + Tình trạng sức khỏe toàn thân: Trên thực tế lâm sàng thường gặp những bệnh nhân tâm thần phát sinh khi sức khỏe bị giảm sút, mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá sức… Khi người bệnh tâm thần quá suy kiệt thì chú ý nâng cao thể trạng để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

    3. Chữa trị bệnh tâm thần

    Hầu hết các căn bệnh tâm thần đều có thể được chữa trị hiệu quả. Nhận biết các dấu hiệu và các triệu chứng sớm ban đầu và kiếm cách chữa trị sớm và hiệu quả là điều quan trọng. Việc chữa trị càng bắt đầu sớm chừng nào thì kết quả mới càng tốt đẹp chừng nấy.

    Các cơn bệnh tâm thần có thể đến rồi qua đi trong các thời kỳ khác nhau trong quãng đời con người. Một số người chỉ bị một cơn bệnh và bình phục hoàn toàn. Đối với những người khác, bệnh có thể tái diễn trong suốt quãng đời của họ.

    Các chữa trị hiệu quả có thể bao gồm thuốc men, các liệu pháp tâm lý về hành vi và nhận thức, hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội, phục hồi thiểu năng tâm thần, tránh những yếu tố rủi ro như dùng rượu và các chất ma túy khác độc hại và học hỏi các kỹ năng tự lo liệu cho bản thân.

    Rất hiếm khi mà ai đó mắc bệnh tâm thần có thể chỉ dùng sức mạnh của ý chí thôi để làm tan biến đi triệu chứng của căn bệnh. Đề nghị làm chuyện này chẳng giúp ích được tí nào.

    Những người mắc bệnh tâm thần cần sự thông cảm và hỗ trợ giống như những người mắc chứng bệnh thể lý vậy. Bệnh tâm thần cũng không khác gì – không ai đáng bị quy lỗi vì căn bệnh này.

    Người mắc bệnh tâm thần có thể có nguy cơ dùng rượu và chất ma túy khác độc hại. Điều này khiến cho việc chữa trị thêm phần phức tạp, vì thế điều quan trọng là phải xử trí hiệu quả việc dùng rượu và chất ma túy khác.

    Rủi ro tự tử tăng cao đối với những người mắc một số bệnh tâm thần, đặc biệt là ngay sau khi có chẩn đoán hay được xuất viện về.

    Các điều ngộ nhận, hiểu lầm và sự thực về bệnh tâm thần.

    Các điều ngộ nhận, hiểu lầm, thành kiến và thái độ xấu vây quanh lấy bệnh tâm thần. Những điều này gây ra nỗi ô nhục, kỳ thị và cô lập cho những người bệnh tâm thần, cũng như gia đình và người chăm sóc cho họ.

    4. Các câu hỏi thường gặp về bệnh tâm thần 

    Các bệnh tâm thần có phải là một dạng của thiểu năng trí tuệ hoặc hư hại não bộ không?

    Không phải. Chúng cũng là các căn bệnh như bao căn bệnh khác, như bệnh tim, tiểu đường và hen suyễn vậy. Tuy nhiên người mắc bệnh tâm thần thường không đượccái tập tục đối xử cảm thông, hỗ trợ và tặng hoa như đối với những người mắc các chứng bệnh thể lý.

    Các bệnh tâm thần có phải là không chữa lành được và kéo dài suốt đời không?

    Không phải. Khi được chữa trị sớm và thích hợp, nhiều người bình phục hoàn toàn và không còn bị thêm các cơn bệnh nữa. Đối với những người khác, bệnh tâm thần có thể tái diễn trong suốt cuộc đời của họ và cần chữa trị trường kỳ. Chuyện này cũng giống như những căn bệnh thể lý khác, như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim vậy. Giống như các căn bệnh lâu dài khác, bệnh tâm thần có thể được chữa trị để mà mỗi cá nhân có thể sống cuộc đời viên mãn nhất. Mặc dù một số người trở nên khiếm tật do hậu quả của căn bệnh tâm thần trường kỳ, nhiều người thậm chí bị các cơn bệnh rất nặng nhưng vẫn sống cuộc đời trọn vẹn và hữu ích.

    Người ta có bị mắc bệnh tâm thần bẩm sinh không?

    Không. Khuynh hướng dễ mắc bệnh đối với một số bệnh tâm thần, như chứng loạn tâm thần hưng trầm cảm, có thể lưu truyền trong gia đình. Nhưng có những người khác mắc bệnh tâm thần mà không có tiền sử bệnh trong gia đình. Nhiều yếu tố đóng góp vào thời kỳ khởi phát của căn bệnh tâm thần. Các yếu tố này bao gồm căng thẳng tinh thần, nỗi buồn tang chế, đổ vỡ trong mối quan hệ, bị hành hạ thể xác và hãm hiếp làm nhục, thất nghiệp, cô lập trong xã hội và bệnh thể lý và khuyết tật nặng. Hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân gây bệnh tâm thần đang mở rộng thêm.

    Bất cứ ai cũng có thể mắc một căn bệnh tâm thần sao?

    Đúng vậy. Người nào cũng dễ bị những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nhiều người cảm thấy dễ chịu hơn với ý niệm bị ‘suy sụp thần kinh’ hơn là bị một căn bệnh tâm thần. Tuy nhiên, điều quan trọng là nên trò chuyện cởi mở về bệnh tâm thần, bới vì làm như thế sẽ giảm bớt được nỗi ô nhục và giúp cho người bệnh sớm kiếm cách chữa trị.

    Những người mắc bệnh tâm thần có thường nguy hiểm không?

    Không. Ý thức sai lầm này ẩn tàng trong một số những thành kiến tai hại nhất. Những người mắc bệnh tâm thần hiếm khi nào nguy hiểm. Thậm chí những người bị bệnh tâm thần trầm trọng nhất hiếm khi nào nguy hiểm một khi đã được chữa trị và hỗ trợ thích hợp.

    Người mắc bệnh tâm thần có nên được cách ly khỏi cộng đồng không?

    Không. Hầu hết người mắc bệnh tâm thần đều bình phục nhanh chóng và thậm chí không cần được bệnh viện chăm sóc . Những người khác được nhập viện trong thời gian ngắn để chữa trị. Các tiến bộ trong việc chữa trị qua những thập niên gần đây giúp cho hầu hết người bệnh sinh sống trong cộng đồng của họ, và không cần phài bị nhốt hoặc bị cách ly như vẫn thường làm trước đây.

    Một số rất nhỏ những người mắc bệnh tâm thần cần được bệnh viện chăm sóc, đôi khi trái với ý muốn của họ. Các tiến bộ trong việc chữa trị đã khiến cho chuyện này ngày càng ít thấy hơn, và cứ trong 1000 người bệnh mới có chưa tới một người phải bị chữa trị theo cách này.

     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang