HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh Ung Thư

    Bệnh ung thư tinh hoàn

    1. Nguyên nhân gây bệnh
     
    Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư tinh hoàn, tuy nhiên có một vài trường hợp có thể gia tăng nguy cơ ung thư như là:
     
    – Gia đình có tiền sử bị ung thư tinh hoàn.
     
    – Bị chấn thương ở vùng tinh hoàn.
     
    – Bị viêm tinh hoàn do bị quai bị trong tuổi dậy thì.
     
    – Những người có tinh hoàn ẩn: đây là tình trạng tình hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong ổ bụng (thông thường ở giai đoạn bào thai hay trong 3 tháng đầu sau khi sinh, tinh hoàn của các bé trai sẽ di chuyển từ ổ bụng xuống bìu).
     
    – Có tinh hoàn nhỏ hay tinh hoàn không có hình dạng bình thường.
     
    –  Những người bị hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính (thông thường nam giới nhận 1 nhiễm sắc thể X từ người mẹ và 1 nhiễm sắc thể Y từ người cha, nhưng những người bị rối loạn nhiễm sắc thể giới tính thì lại có 1 nhiễm sắc thể Y và từ 2 nhiễm sắc thể X trở lên.
     
    – Nam giới da trắng có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn gấp 5 lần so với nam giới da đen. Bệnh thường gặp ở thanh niên các nước Bắc Âu hơn là Nam và Trung Âu.
     
    – Người ít chơi thể thao cộng với lối sống lười vận động cũng liên quan đến nguy cơ tăng bệnh ung thư tinh hoàn.
     
    Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn
     
    Tinh hoàn ẩn: Trường hợp có nguy cơ mạnh nhất và bị coi là nguy cơ rõ rệt nhất là tình trạng tinh hoàn ẩn. Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, tức là bìu trống rỗng và tinh hoàn thì nằm ở chỗ khác. Đây là nguy cơ cần được lưu ý hàng nhất. Tỉ lệ ung thư tinh hoàn do nó gây ra là dao động từ 2,5-14%. Nghĩa là cứ trong 100 trẻ em bị tinh hoàn ẩn mà không được xử trí đúng và kịp thời thì 3-14 trong số chúng bị chứng bệnh ung thư tinh hoàn. Nếu tinh hoàn ở trong bụng thì nguy cơ cao hơn những 4 lần so với ở trên thành bụng. Do vậy mà tất cả những em bé trai mà có tinh hoàn ẩn, chúng ta phải đưa ngay tinh hoàn trở về vị trí bằng phẫu thuật. Ngay cả khi đã phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, chúng ta vẫn phải theo dõi tinh hoàn trong tối thiểu là 3-5 năm sau đó. Bởi nguy cơ ung thư tinh hoàn vẫn có thể xảy ra.
     
    Tuổi tác: Người ta cho rằng, ung thư tinh hoàn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng lứa tuổi từ 15-35 bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất. Có tới trên 50% trường hợp gặp ở độ tuổi trong giai đoạn này, còn các giai đoạn lứa tuổi khác, mỗi giai đoạn chỉ chiếm có vài phần trăm đến 10%. Do vậy mà tất cả những nam giới trong độ tuổi này cần hết sức chú ý.
     
    Di truyền: Nếu một bé trai có bố bị ung thư tinh hoàn thì đứa bé có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 4 lần so với em bé đồng trang lứa. Còn nếu anh em trai cùng một thế hệ bị bệnh thì tỉ lệ không may với em bé cao hơn gấp 8 lần.
     
    Môi trường sinh hoạt: những người thợ mỏ, công nhân dầu khí, lái xe vận tải là những người dễ bị ung thư tinh hoàn. Với những tài xế lái xe đường dài, người ta cho là nhiệt độ quá nóng chính là nguyên nhân gây ra bệnh. Bởi thế mà chúng ta vẫn thường được khuyên là không mặc quần lót quá chật, nhất là những trang phục bó sát của nam giới.
     
    Ngoài ra, ung thư tinh hoàn còn gặp trong một số trường hợp khác: sắc tộc, bị nhiễm HIV, Klinefelter, chàm da bẩm sinh, u sắc tố da, tinh hoàn bị chấn thương, viêm tinh hoàn do quai bị sau tuổi dậy thì, người mẹ sử dụng hormone trước khi sinh….
     
    2. Triệu chứng của bệnh
     
    Bệnh ung thư tinh hoàn
     
    Ung thư tinh hoàn
    – Tinh hoàn có cục hoặc to lên
     
    – Có cảm giác nặng ở bìu’
     
    – Đau âm ỉ ở bụng hoặc háng
     
    – Tràn dịch đột ngột ở bìu
     
    – Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc bìu
     
    – To hoặc cương vú
     
    – Mệt mỏi không có nguyên nhân hoặc có cảm giác không được khỏe
     
    3. Chẩn đoán và điều trị bệnh
     
    Chẩn đoán
     
    Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ung thư tinh hoàn đều được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe tổng quát. Nếu các bác sĩ chuyên khoa yêu cầu bạn tiến hành kiểm tra tinh hoàn thì những test sau có thể xác định chính xác tình trang hiện tại của bạn:
     
    – Siêu âm tinh hoàn.
     
    – Chụp cắt lớp (chụp CT).
     
    – Kiểm tra các chất chỉ thị ung thư thông qua xét nghiệm máu.
     
    Nếu các kiểm tra trên cho thấy tinh hoàn có khối u thì bước tiếp theo mà các bác sĩ sẽ làm là tiến hành sinh thiết tinh hoàn. Thông qua việc quan sát các mẫu mô lấy từ tinh hoàn, các bác sĩ sẽ xác định được khối u trong cơ thể bạn là lành tính hay ác tính và đề ra biện pháp chữa trị thích hợp. Đối với những bệnh nhân đã xác định là bị ung thư tinh hoàn thì cần phải được phẫu thuật ngay vì việc sinh thiết sẽ khiến cho các tế bào ung thư di căn rất nhanh.
     
    Điều trị 
     
    Quá trình điểu trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, nhưng những phương pháp chính dùng để điều trị ung thư tinh hoàn gồm có:
     
    – Cắt bỏ toàn bộ phần bị ung thư.
     
    – Tiến hành hóa trị để tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư còn xót lại.
     
    – Xạ trị nhằm làm giảm kích thước ung thư trước khi giải phẫu hay tiêu diệt những tế bào ung thư xót lại sau cuộc giải phẫu.
     
    Những ảnh hưởng của bệnh ung thư tinh hoàn:
     
    Các nhà khoa học cho rằng ung thư tinh hoàn là một loại ung thư có thể chữa trị được cho dù được phát hiện sớm hay muộn; và đối với hầu hết các trường hợp phải phẫu thuật thì việc cắt bỏ ‘tinh hoàn’ hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng làm chồng, vì vậy các quý ông không cần lo lắng về vấn đề này.
     
    Sau khi cắt bỏ tinh hoàn bị ung thư, một số người đã chọn giải pháp cấy tinh hoàn giả vào trong bìu để bộ phận sinh dục ngoài trông được tự nhiên.
     
    Không giống như các loại ung thư khác, các tế bào ung thư tinh hoàn phát triển chậm và phản ứng theo hướng tốt khi được hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên các phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ và những tác dụng phụ này sẽ kéo dài trong suốt quá trình điều trị.
     
    4. Phòng bệnh
     
    Dù cho phương pháp chẩn đoán và điều trị có hiệu quả đến đâu thì việc phát hiện sớm bệnh đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy chúng ta cần lưu tâm một số biện pháp phòng bệnh. Đối với các gia đình mới sinh em bé, cần kiểm tra ngay xem có dị tật bẩm sinh về tiết niệu sinh dục hay không? Quan trọng nhất là xem 2 tinh hoàn có nằm trong bìu hay ở vị trí khác? Gặp trường hợp tinh hoàn không xuống bìu thì phải mổ hạ tinh hoàn trước 4 tuổi.
     
    Tất cả nam giới, nhất là thanh niên phải biết cách tự kiểm tra tinh hoàn của mình. Khi thấy có dấu hiệu bất thường như tinh hoàn bên này to hơn bên kia và cảm thấy nặng ở bìu, vướng, đau thì phải đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu ngay.
     
    Tất cả bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được điều trị phải có kế hoạch theo dõi chặt chẽ, phát hiện kịp thời khi bệnh tái phát.
    Những thành tựu mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư tinh hoàn cộng thêm ý thức biết phát hiện bệnh sớm trong cộng đồng, chắc chắn bệnh ung thư tinh hoàn không còn là nỗi kinh hoàng của nam giới nữa
     
    Cách tự phát hiện sớm bệnh ung thư  tinh hoàn
     
    – Kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm khi da vùng bìu đang mềm.
     
    – Đặc biệt chú ý đến kích cỡ, hình dáng và độ lớn của tinh hoàn.
     
    – Dùng 2 tay nhẹ nhàng đưa đi đưa lại các viên tinh hoàn.
     
    – Phát hiện mào tinh hoàn là để xem có u bướu gì bất thường không.
     
    – Nên cảnh giác với những cục nhỏ dưới da như mụn cơm trước hoặc dọc theo tinh hoàn.
     
    – Nếu tinh hoàn bị sưng, có u cục nên đi kiểm tra chuyên khoa để có những tư vấn kịp thời vì ung thư tinh hoàn được phát hiện sớm thì thành công trong điều trị rất lớn.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang