HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh viêm đường tiết niệu

    1. Nguyên nhân gây bệnh 
     
    Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu chính là vi khuẩn (có khoảng 75-80% trường hợp viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn gây ra). Vi khuẩn thường gặp nhất là E.coli, một vi khuẩn điển hình nhất ở trong ruột.
     
    Bệnh viêm đường tiết niệu
     
    Vi khuẩn E.coli
     
    Khi chúng ta vệ sinh cơ quan sinh dục không tốt thì dẫn đến lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang đường sinh dục và nhiễm trùng niệu xảy ra. Điều này đặc biệt đúng với nữ giới do những thói quen vệ sinh đặc thù như đóng băng vệ sinh, dịch âm đạo, cửa niệu dục mở thông. Với nam giới thì khác, vi khuẩn đường tiêu hoá khó xâm nhập nhưng khi bao quy đầu không được vệ sinh thì đây cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu.
     
    Trong danh sách các vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu, ngoài vi khuẩn E. coli còn có vi khuẩn Klebsiella species, Proteus, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm, đơn bào..
     
    Đó là nói tới viêm đường tiết niệu do công tác vệ sinh. Còn nếu đề cập tới viêm đường tiết niệu như một biến chứng trong các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thì chúng ta không thể không nhắc tới vi khuẩn lậu, vi khuẩn giang mai. Đây là những vi khuẩn lây lan mức độ mạnh qua quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn cũng có thể xuất hiện và gây viêm trong một số bệnh khác của hệ tiết niệu như sỏi, u hay nang.
     
    2. Dấu hiệu nhận biết
     
    Bệnh viêm đường tiết niệu có biểu hiện và dấu hiệu nhận dạng khác nhau tuỳ thuộc vào đoạn đường tiết niệu bị bệnh. Nhưng nhìn chung thì có bốn dấu hiệu cơ bản: sốt, đau bụng phần thắt lưng, đái buốt-đái dắt, đái mủ-đái máu.
     
    Bệnh viêm đường tiết niệu
     
    Sơ đồ hệ thống tiết niệu
     
    Sốt trong viêm đường tiết niệu mang tính chất sốt cao, âm ỉ, liên tục và thỉnh thoảng tạo thành cơn. Sốt thường không chỉ kéo dài 1-2 ngày mà thường là phải từ 5 ngày trở lên. Nếu không điều trị kịp thời thì sốt còn có thể lâu hơn vì đây là một kiểu viêm ở nội tạng. Mặt khác, lại do vi khuẩn thường sinh sản và tạo một số lượng đủ mạnh trước khi biểu hiện bệnh được phát ra, nên không dễ dàng cắt dứt điểm hết sốt ngay trong những ngày đầu. Nhiều khi người bệnh không có các dấu hiệu khác nhưng sốt thì bao giờ cũng có và trở thành một dấu hiệu đặc trưng không thể thiếu. Vấn đề chỉ là sốt cao hay sốt nhẹ mà thôi.
     
    Kèm theo sốt là dấu hiệu đau bụng phần thắt lưng. Dấu hiệu này có thể không có nếu như thận và niệu quản không bị viêm. Nếu như đối tượng bị viêm bàng quang hoặc viêm niệu quản đoạn dưới thì lại đau bụng vùng dưới rốn là chủ yếu. Nhưng dù là đau bụng ở vị trí nào thì chúng đều có đặc điểm là đau âm ỉ và kéo dài liên tục. Đau là do nước tiểu làm thay đổi môi trường tại nơi bị viêm, do phù nề mô viêm hoặc cũng có thể là do mô viêm chèn ép vào các nội tạng xung quanh. Mặc dù đau không rõ ràng như trong bệnh sỏi tiết niệu nhưng đau trong viêm đường tiết niệu cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ của người bệnh.
     
    Khi người bệnh ở trong giai đoạn viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang thì người bệnh còn có hai dấu hiệu rất đặc trưng là đái buốt và đái dắt. Đái buốt là cảm giác đau, buốt, thắt khi đi tiểu. Nó có thể xuất hiện ở đầu bãi, có thể xuất hiện ở cuối bãi nhưng thường không bao giờ xuất hiện ở giữa bãi. Đái buốt là do dòng nước tiểu đi qua và cọ xát và mô bị viêm trên đường nước tiểu đi ra. Nó cũng có thể là do sự co thắt của cơ trong hệ thống đường tiết niệu tại chỗ bị viêm gây ra. Nhưng thường thì đái buốt ở đầu bãi hay liên quan tới viêm niệu đạo còn đái buốt ở cuối bãi liên quan đến bàng quang nhiều hơn.
     
    Thêm vào trong bảng dấu hiệu nhận biết là đái mủ và đái máu. Mủ và máu là những thành phần ngoại lai không có trong nước tiểu. Nó chỉ xuất hiện trong bệnh nhiễm trùng đường tiểu và một số bệnh khác. Khi xuất hiện máu trong nước tiểu thì có nghĩa là bề mặt đường tiểu đang bị thương và thông thương với mạch máu.
     
    Còn khi có mủ thì điều đó có nghĩa là ổ bệnh đang trong giai đoạn tiến triển mạnh, dấu hiệu nặng hoặc là sắp sang giai đoạn mãn tính. Không phải cứ nhìn thấy máu và mủ trong nước tiểu thì mới chắc chắn là đái máu, đái mủ. Nhiều khi mắt thường chúng ta không nhìn thấy được nhưng thực tế vẫn có và chúng ta chỉ phát hiện ra được bằng xét nghiệm nước tiểu mà thôi.
     
    Ngoài các dấu hiệu đặc thù định khu như trên, viêm đường niệu còn một số dấu hiệu khác như ngứa ngáy bộ phận sinh dục, đau rát âm hộ, đỏ rát âm đạo, ra khí hư, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, dịch mủ vào sáng sớm mai ở nam giới.
     
    Biến chứng của bệnh viêm đường tiết niệu
     
    Nhiều người khi có biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu vẫn cố đợi và nghĩ rằng là những biểu hiện đái nhiều hoặc đái buốt nó chỉ là những biểu hiện thoáng qua mà không điều trị.
     
    Khi không điều trị, tình trạng nhiễm trùng sẽ nặng lên và khi đó điều trị rất khó, ngay cả trường hợp đơn thuần là viêm bàng quang thì viêm bàng quang mà phát hiện sớm thì điều trị đơn giản nhưng nếu để muộn thì điều trị khó hơn và ngược lại viêm bàng quang đó có thể gây ra những nhiễm trùng ngược chiều nên thành viêm thận viêm niệu thận thì khi đó nó lại chuyển thành tình trạng rất nặng nề.
     
    3. Chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu:
     
    Ngoài những biểu hiện lâm sàng để phát hiện bệnh, người bệnh cần làm thêm những xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh hơn gồm: xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm nước tiểu…
     
    Đối với bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu dưới:
     
    Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm không thể thiếu để chẩn đoán, xác định có phản ứng viêm trong nước tiểu hay không. Biểu hiện là lượng bạch cầu, hồng cầu ở trong nước tiểu tăng cao.
    Xác định vi khuẩn có hay không ở trong nước tiểu không những giúp chẩn đoán bệnh, mà còn đồng thời xác định phương pháp điều trị bệnh (nếu có vi khuẩn thì là vi khuẩn gì? và dùng thuốc nào để điều trị).
     
    Đối với bệnh nhân viêm thận, bể thận ở trên:
     
    Xét nghiệm máu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Biểu hiện CRP tăng rất cao, bạch cầu tăng cao, rối loạn hay những hội chứng nhiễm trùng trên huyết học, sinh hóa biểu hiện rất rõ ràng.
    Chẩn đoán hình ảnh, kể cả viêm đường tiết niệu đơn thuần là viêm bàng quang cũng nên làm siêu âm hệ tiết niệu. Vì có những trường hợp ngoài biểu hiện viêm đường tiết niệu hoặc phối hợp với viêm đường tiết niệu, lại có các biểu hiện bệnh lý khác hay gặp nhất là bệnh lý về sỏi.
     
    Đối với viêm đường tiết niệu ở trên:
     
    Chẩn đoán hình ảnh giúp cho định hướng quyết định thực hiện chẩn đoán cao hơn là chụp cắt lớp. Phương pháp này có thể khẳng định bệnh nhân bị viêm thận bể thận hay không và viêm theo dạng nào. Vì trong huyết thận, bể thận có hai dạng viêm.
    Dạng thứ nhất: viêm do bít tắc, do giãn bể thận niệu quản có thể do sỏi hoặc là khối u hay có do bất kỳ lý do nào gây tắc niệu quản.
    Dạng thứ 2: viêm nhưng không co giãn, không có bít tắc về niệu quản thì được gọi là viêm thận bể thận bị gây ra qua đường máu.
     
    4. Cách điều trị và phòng bệnh
     
    Kháng sinh là một thuốc đặc hiệu và có ý nghĩa nhất trong giải quyết triệt để bệnh này. Ngoài kháng sinh chúng ta cần phải dùng một số thuốc khác có tác dụng giải quyết nguyên nhân như thuốc điều trị sỏi, thuốc sát trùng bề mặt đường tiết niệu.
     
    Kháng sinh dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu rất đa dạng, có thể là dùng viên uống, đường tiêm hoặc viên đặt dành riêng cho nữ giới. Dùng kháng sinh nào, liều lượng bao nhiêu là tuỳ thuộc vào chủng vi khuẩn gây bệnh và sự nhạy cảm kháng sinh mà chúng có. Nhưng thường thì có 3 nhóm kháng sinh được yêu thích: quinolon, beta lactam và kháng sinh nhóm kháng chuyển hoá.
     
    Ở những bệnh nhân bị bệnh điển hình, thời gian dùng kháng sinh khoảng 2 tuần mới dứt điểm được với viêm đường tiết niệu. Trong điều trị, xin lưu ý thận trọng với những kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid vì nhóm kháng sinh này độc với thận. Và cũng không nên dùng nhóm quinolon cho trẻ em vì chúng có thể gây biến chứng hỏng xương sụn.
     
    Để phòng chống bệnh nhiễm trùng đường tiểu, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới công tác vệ sinh. Lời khuyên tốt nhất với nữ giới là nên rửa “vùng kín” 2 lần/ngày vào buổi sáng trước khi đi làm và buổi tối trước khi ngủ. Còn nam giới thì phải rửa ít nhất 1 lần/ngày vào buổi tối. Rửa ở đây là phải rửa kỹ và rửa sạch. Chúng ta phải rửa khe kẽ bên ngoài và khe kẽ bên trong. Ví dụ như nam giới thì phải lộn bao quy đầu và cọ sạch phía trong hết cặn bẩn thì mới có giá trị phòng bệnh. Nếu chúng ta chỉ cọ rửa bên ngoài thì e rằng có cũng như không.
     
    Ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi phải chú ý thay tã bỉm cho bé khi bé tiểu tiện hay đại tiện (đặc biệt là đại tiện). Khi thay nhớ phải dùng nước sạch để tráng sạch nếu không muốn bị hăm kẽ sinh dục và nhiễm trùng đường tiết niệu.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội