HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh đau nửa đầu và phương pháp điều trị

    Một nghiên cứu gần đây phát hiện rằng, những phụ nữ bị chứng đau nửa đầu có nhiều khả năng bị tổn thương não (cấu trúc hoặc chức năng não trở nên bất thường) hơn so với những người không đau nửa đầu.

    Trang web Health.com dẫn lời của Tiến sĩ Mark Kruit thuộc Trung tâm Y tế Trường ĐH Leiden (Hà Lan), người đứng đầu cuộc nghiên cứu: "Chúng tôi thấy những phụ nữ đã trải qua chứng đau nửa thường có sự thay đổi về khối lượng não. Tuy nhiên, không có bằng chứng mạnh mẽ về mối liên quan giữa mức độ của chứng đau nửa đầu hoặc các yếu tố liên quan khác tới những tổn thương não".

     
    Kết quả nghiên cứu, vừa được trình bày tại cuộc họp của Hiệp hội Y khoa Mỹ, cho thấy những người bị chứng đau nửa đầu thường có sự thay đổi chất trắng trong não, vốn gây ra bởi tình trạng thiếu oxy trong các tế bào não (thiếu máu cục bộ).
     
    Theo các nhà nghiên cứu, sự thay đổi trên là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm, như bệnh xơ vữa động mạch, đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc suy giảm nhận thức.
     
    Các nhà nghiên cứu cho biết, phụ nữ thường dễ mắc chứng đau nửa đầu hơn đàn ông. Các nghiên cứu trước đây giải thích rằng, chứng đau nửa đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi mức nội tiết tố estrogen trong cơ thể phụ nữ.
     
    Các nhà nghiên cứu khuyến cáo: đau nửa đầu không phải là căn bệnh bạn có thể xem thường. Chứng đau nửa đầu có thể bắt nguồn từ một số yếu tố nguy cơ, như bệnh tim mạch, béo phì, cao huyết áp, cao cholesterol, hút thuốc lá và thiếu rèn luyện thể chất…
     
    Các  nguyên nhân của cơn đau nửa đầu
     
    Bạn có thường xuyên bị cơn đau nửa đầu hành hạ không ? Nếu bạn thường xuyên bị cơn đau nửa đầu thì chắc chắn bạn sẽ biết một số nguyên nhân và phương pháp điều trị. Thế nhưng cũng có một số nguyên nhân mà bạn chưa từng biết đến
     
    Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân đó là gì nhé!
     
    Đồ uống có cồn
     
    Athena Kostidis, bác sĩ khoa thần kinh trường Đại học Loyola Chicago cho biết: “Bất cứ loại đồ uống có cồn nào đều có thể gây ra bệnh đau nửa đầu và có một số loại còn mang đến hậu quả tồi tệ hơn. Lời khuyên tốt nhất là uống có điều độ và tránh bất kì loại đồ uống có cồn nào đã gây ra đau đầu trong quá khứ”. Đồ uống có cồn chứa sulfite và các tạp chất khác là nguyên nhân gây ra đau nửa đầu. Một cách tốt để bạn có thể giảm thiểu những cơn đau đầu đó là tránh các loại đồ uống màu tối như rượu vang đỏ, bia đen, bourbon và whisky.
     
    Thực phẩm và nước giải khát
     
    Bất kì loại đồ uống nào có chứa caffeine đều gây ra những cơn đau nửa đầu. Một lượng nhỏ caffeine có thể tốt cho cơ thể nhưng nếu bạn uống quá nhiều caffeine và dừng đột ngột, bạn sẽ cảm thấy rất nhức đầu. Nhiều loại thực phẩm được xác định là nguyên nhân gây nhức đầu bao gồm các loại thịt nạc chế biến với muối nitrat, bột ngọt thường có trong món ăn châu Á, pho mát có chứa tyramine, thịt xông khói và một số chất làm ngọt nhân tạo.
     
    Thay đổi thời tiết
     
    Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng hay giảm đột ngột về nhiệt độ hay thay đổi áp suất có thể là nguyên nhân gây nhức đầu và chứng đau nửa đầu. Vì vậy, đối với những bệnh nhân có tiền sử bị đau nửa đầu, nhiều bác sĩ cho uống thuốc giảm cơn đau đầu trước khi những thay đổi thời tiết xảy ra.
     
    Ánh sáng
     
    Nhạy cảm với ánh sáng là một triệu chứng đau nửa đầu kinh điển. Ánh sáng mặt trời, đèn huỳnh quang, đèn nhấp nháy có thể gây ra đau nửa đầu hoặc làm cho cơn đau thêm tồi tệ. Vì vậy bạn nên sắp xếp môi trường làm việc để tránh các loại ánh sáng không phù hợp với mình. Các nghiên cứu cho thấy ánh sáng chiếm khoảng 30% đến 60% nguyên nhân gây đau nửa đầu. Một cách để tránh là đeo kính râm khi phải tiếp xúc với ánh sáng quá nhiều.
     
    Thuốc
     
    Một số loại thuốc có thể gây ra chứng đau nửa đầu như thuốc tránh thai, thuốc thay thế hormone ở phụ nữ và một số loại thuốc cao huyết áp. Nếu bạn nghi ngờ chứng đau đầu liên quan đến việc uống thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ để thay thế loại thuốc đó hoặc thay đổi cách dùng thuốc.
     
    Tiếng ồn
     
    Tiếng ồn có âm vực cao có thể gây ra đau đầu. Nếu vốn dĩ bạn đã bị đau đầu thì khi nghe bất kì tiếng ồn nào cũng sẽ làm cơn đau của bạn thêm tồi tệ. Bạn nên cắm tai nghe vào máy mà không nghe nhạc để tránh tiếng ồn. Khi bạn bị đau đầu, hãy tìm kiếm một nơi tối và yên tĩnh để nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau đầu qua đi.
     
    Mùi hương
     
    Các loại mùi hương bao gồm nước hoa, các mùi mạnh và hăng là những yếu tố phổ biến gây đau nửa đầu. Một nghiên cứu gần đây ở nam giới cho thấy mùi hương là nguyên nhân thứ hai gây ra đau nửa đầu sau căng thẳng. Nghiên cứu cũng phát hiện ra 73% người bị đau nửa đầu càng tồi tệ hơn sau khi ngửi thấy những mùi “nặng” nhất. Nước hoa, khói thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất.
     
    Hoạt động hàng ngày
     
    Trong số những nguyên nhân gây đau nửa đầu thường gặp là ngủ quá nhiều hoặc quá ít mà bỏ bữa ăn. Một gợi ý để ngăn chặn chứng đau nửa đầu là có lịch trình cụ thể cho từng hoạt động trong ngày. Bạn nên cố gắng ăn, ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, đặc biệt là vào những buổi cuối tuần, mọi người có xu hướng lười biếng hơn.
     
    Hút thuốc
    bệnh đau nửa đầu
    Hút thuốc là lá nguyên nhân gây ra đau đầu đối với nhiều người 
     
    Hút thuốc là lá nguyên nhân gây ra đau đầu đối với nhiều người và có thể làm cho cả người hút và người hít phải khói thuốc bị đau đầu. Một nghiên cứu cho thấy khi bỏ thuốc lá thì số lần đau đầu cũng giảm theo. Bác sĩ Kostidis cho biết: “Nicotine gây ra những thay đổi trong mạch máu não và khói thuốc lá có thể kích thích dây thần kinh trong mũi, cổ họng. Cả 2 hiệu ứng này đều gây ra đau đầu”.
     
    Căng thẳng
     
    Căng thẳng là nguyên nhân cuối cùng nhưng chưa chắc đã là ít gặp trong danh sách nguyên nhân gây ra đau đầu. Một trong những điều bạn có thể làm để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu là xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng và thực hành các kĩ thuật làm giảm căng thẳng.
     
    Các phương pháp điều trị bệnh đau nửa đầu
     
    Bấm huyệt chữa bệnh đau nửa đầu hiệu quả nhanh. Bằng những thủ thuật ấn huyệt, bạn có thể làm giảm nhẹ tức thời các loại hình nhức đầu. Chứng đau đầu thông thường do mệt mỏi, căng thẳng, ăn uống quá độ hay uống nhiều rượu hoặc mất ngủ có thể được chữa khỏi chỉ sau một lần ấn huyệt

    Bấm huyệt chữa bệnh đau nửa đầu
     
    Phụ nữ tuổi mãn kinh thường bị nhức đầu do rối loạn vận mạch, rối loạn thần kinh thực vật. Có thể khắc phục bằng cách tác động vào các phương huyệt như ấn đường, ế phong, thái dương, phong trì, nội quan, ngoại quan.
     
    – Huyệt ấn đường: Nằm phía trước trán, chính giữa hai đầu lông mày, thẳng sống mũi lên; có tác dụng định thần chí, cản gió, giúp chữa nhức đầu, cảm mạo, động kinh, ngạt mũi…
     
    – Huyệt ế phong: Nằm ở góc xương hàm, ngay dưới đỉnh dái tai, là chỗ lõm sau dái tai khi ta há mồm, ấn vào huyệt thấy đau tức. Huyệt vị này có tác dụng thông khiếu, trục gió, điều hoà nhiệt…, thường được áp dụng chữa nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau mắt, đau răng… 
     
    Đối với những trường hợp trầm trọng hơn như choáng váng, ấn huyệt có thể làm giảm tạm thời sau một lần chữa trị nhưng muốn đạt kết quả lâu dài đòi hỏi phải có sự chăm sóc nhiều ngày hay có khi nhiều tuần lễ.
     
    Dù với hình thức đau đầu nào đi nữa thì các cơ bắp trên đầu và phần trên của cổ luôn có dấu hiệu bị đau và cứng đờ. Từ nguồn gốc nào đi nữa, sự đau đớn đều phát sinh từ sự căng cơ bắp và các mạch máu co lại. Ấn huyệt sẽ tác động trực tiếp trên vùng đau và mang đến một sự dễ chịu qua việc làm thư giãn được cơ bắp và thúc đẩy sự gia tăng lưu chuyển khí huyết.
     
    Bạn hãy bắt đầu ấn huyệt ở đỉnh đầu và 2 vai. Sau đó để tái lập lại sự vận chuyển điều hoà khí huyết, điều kiện chính yếu là ấn huyệt ở lòng bàn chân tức khu vực xa nhất của tim để làm gia tăng sự vận chuyển tổng quát và tác động trực tiếp trên các đau đớn do chứng đau đầu tạo ra.
     
    Hiệu quả của việc ấn huyệt là ngoài việc làm giảm đau, còn giúp cho cơn bệnh không còn tái phát lại.
     
    Nếu bị đau đầu thường xuyên, hãy thử áp dụng tiến trình ấn những huyệt sau đây trong khoảng một tuần, mỗi ngày 1 lần. Bạn sẽ thấy các cơn đaugiảm dần và nếu tái phát thì cũng đỡ hơn trước. Đều đặn tiếp tục chữa trị thì các cơn đau sẽ tan biến đi và dần dần khỏi hẳn. Nếu còn kéo dài thì nên đến khám bác sĩ ngay vì rất có thể bệnh bắt nguồn từ một nguyên nhân khác.
     
    Các bài tập sau đây được thực hiện đối với đối tượng trong tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên nếu không có điều kiện (trong văn phòng chẳng hạn) đối tượng có thể ngồi trong lúc được ấn huyệt. Điều khác biệt duy nhất là bạn chỉ có thể tác động mỗi lần với 1 bàn tay mà thôi, bàn tay kia phải làm đối trọng đở cơ thể đối tượng để có đủ lực ấn cần thiết.
     
    Ví dụ: Khi bạn ấn ở ót hay gáy đối tượng, tay trái đè trên trán trong lúc ấn bằng tay phải. Bắt đầu phải ấn phần bên phải, sau đó chuyển sang phần trái. Cuối buổi ấn huyệt đối tượng phải nhắm mắt và thư giãn càng lâu càng tốt.
     
    Đỉnh đầu
     
    Đối tượng nằm ngửa trên một chiếc mền xếp lại cho êm. Bạn quỳ gối sau đầu của đối tượng, gần đủ để có thể chạm đỉnh đầu mà không phải duỗi thẳng cánh tay (hình 212).
     
    1.Đặt 2 ngón cái cạnh nhau trên điểm số 1. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ.
     
    2.Cách điểm 1 về phía sau 2 ngón tay, ấn vừa (7kg) các điểm 2,3,4,5. 3 giây. Nghỉ.
     
    3.Đặt 2 ngón tay cái vào 2 điểm số 1 trên cácđường số 2. Ấn vừa (hình 214) . 3 giây. Nghỉ.
     
    4.Cách 2 ngón tay về phía sau, ấn vừa bằng2 ngón cái cùng lúc trên các điểm 2, 3, 4, 5. 3 giây. Nghỉ.
     
    5.Trở lại ở chân tóc và kéo các ngón cái 2 ngón tay về cạnh đầu. Ấn vừa (7kg) trên các đường số 3 cách đường số 2 khoảng 2 ngón tay đến khi một lần nữa đến chỏm sọ. 3 giây trên mỗi điểm.
     
    Phần trên của vai
     
    Đối tượng nằm sắp. Bạn quỳ gối sau đầu, duỗi cánh tay trái và đặt ngón cái trái trên vai phải (hình 215). Điểm trên vai nằm cách 3 hay 4 ngón tay dưới ót, cạnh bờ xương nhô lên phía sau vai
     
    1.Đặt đầu ngón trỏ trên móng tay cái. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ.
     
    2.Ấn lại 2 lần. 3 giây mỗi lần.
     
    3.Đổi sang vai trái của đối tượng. Thay đổi vị trí các ngón cái bằng cách đặt đầu ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Lặp lại tiến trình nêu trên ở vai phải.
     
    Cổ gáy
     
    Để tác động hữu hiệu trên phần đầu cổ này cần phải đổi tư thế. Bạn đứng và choàng 2 chân phía dưới bẹn (hình 217), cúi hẳn trên nửa thân trên (Nếu cảm thấy mệt, hãy quỳ gối, sức nặng tựa trên các ống chân). 
     
    1.Đặt ngón cái phải trên lõm dưới sọ, ở phần trên và giữa ót. Ngón cái tráitrên móng cái phải (hình 218). Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ.
     
    2.Ấn mạnh lại 2 lần nữa. 3 giây mỗi lần.
     
    3.Bạn đặt ngón cái trái cách điểm 1 ba ngón tay men theo bờ dưới của sọ. Cùng khoảng cách bên phải cho ngón cái phải. Ấn mạnh (9kg). 3 giây với mỗi ngón cái. Nghỉ.
     
    4.Ấn lại 2 lần. 3 giây mỗi lần.
     
    5.Đặt các ngón cái ra xa cách điểm số 2 khoảng 3 ngón tay trên nền sọ và ấn mạnh bằng 2 ngón cái. 3 giây. Nghỉ.
     
    6.Ấn lại 2 lần nữa.
     
    Cơ bắp cổ
     
    Ở tư thế ngồi trên lưng đối tượng, đặt ngón cái trái trên phần cao nhất của cơ bắp lớn của gáy, rồi chuyển dần xuống vai (hình 219). 2 ngón cái ấn trên phần cao của cơ bắp 2 bên, từ đáy sọ đến bả vai.
     
    1.Ấn mạnh (9kg) trên từng điểm. 3 giây. Nghỉ.
     
    2.Hạ thấp 2 ngón tay dọc theo cơ bắp. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Các ngón cái đè chặt trên các cơ bắp. Nghỉ.
     
    3.Tiếp tục dọc cơ bắp phải và trái, mỗi lần để cách khoảng 2 ngón tay. Ấn mạnh (9kg) đến điểm chót phần dưới cơ bắp trên bả vai. 
     
    Mắt cá
     
    Đổi vị thế để tác động trên mắt cá. Quỳ gần đầu gối phải của đối tượng và quay về phía mắt cá. Đặt ngón cái trái bên ngoài mắt cá, giữa xương và gót chân, nơi có một lỗ khuyết (hình 220). Ngón cái phải đè trên điểm tương ứng mắt cá trong. Các ngón tay khác ôm lấy mắt cá 
     
    Sang phía trái đối tượng và lập lại tiến trình, trên mắt cá trái. 
     
    Lòng bàn chân
     
    Ngồi trước bàn chân phải của đối tượng. Bốn điểm phải bấm trên lòng bàn chân. Ba điểm đầu nằm dọc đường phân đôi bàn chân 1, 2, 3. Điểm 4 ở cuối vòm gan bàn chân, nơi khuyết sâu nhất và hơi về trước điểm 1
     
    Khi đã hoàn tất, đối tượng nằm ngửa. Đây là vị thế cho các bài tập kết thúc việc bấm huyệt nhằm chống lại chứng đau đầu.
     
    Cổ
    Quỳ bên phải gần nửa thân trên của đối tượng. Bạn có thể dễ dàng tác động trên cổ của đối tượng mà không cần duỗi thẳng tay . Các điểm trong hình vẽ chỉ mang tính tổng quát. Nguyên tắc là phải ấn bao trùm cả vùng cổ (hình 225). Bạn bắt đầu từ vùng hàm để kết thúc ở phần dưới cổ. Dùng các ngón trỏ, giữa và áp út của cả 2 bàn tay.
     
    Thái dương (màng tang)
     
    Trở lại vị thế đứng sau đầu của đối tượng. Có 2 điểm cần ấn ở 2 bên đầu (hình 226). Dùng các ngón trỏ, giữa của 2 bàn tay để tác động trên 2 bên đầu cùng lúc.
     
    Mắt
     
    Chung quanh mắt, có các điểm nằm trên mặt sau của các bờ ổ mắt (hình 228 – 229). Sử dụng ngón trỏ của 2 bàn tay ấn cùng lúc trên 2 mắt (hình 227).
     
    Bài tập kết thúc
     
    Đối tượng nằm sải tay trên mặt đất. Bạn đứng sau đầu đối tượng, nắm 2 bàn tay của đối tượng và kéo thẳng ra (hình 230). Cùng lúc, đối tượng hít vô bằng mũi tối đa, và duỗi thẳng ống chân, ngón chân. Bạn giữ nguyên chốc lát rồi buông bàn tay và các cánh tay của đối tượng, trong khi đối tượng thở ra nhẹ nhàng bằng miệng, cả cơ thể thư giãn từ từ. Lập lại 6 lần.
     
    Cách chữa bệnh đau đầu bằng đông y
     
    Bài thuốc
     
    Tiêu dao thanglà một cổ phương có tác dụng hòa giải, thường được dùng để chữa nhức đầu ở kinh Thiếu Dương. Thang dược này cũng thường được dùng để chữa những chứng bệnh suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, biếng ăn, khó ngủ, hay căng thẳng cáu gắt, đau tức hai hông sườn. Bài thuốc gồm: Sài hồ, bạc hà, sinh khương để sơ tiết Can khí, thư giải tà khí ở kinh lạc; Đương qui, bạch thược để dưỡng huyết; Bạch linh, bạch truật, cam thảo để kiện Tỳ hòa Vị.
     
    Sài hồ 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, bạc hà 4g, cam thảo (nướng qua) 4g, sinh khương (nướng qua) 4g.
     
    Riêng vị bạc hà phải bỏ vào sau cùng khi sắp lấy thuốc ra khỏi bếp. Sắc ba chén còn lại hơn nửa chén, uống thuốc lúc còn nóng. Chỉ cần uống một hoặc vài thang trước khi dùng những thang bổ âm ở phần sau.
     
    Lý Âm Tiễn là một cổ phương có tác dụng bổ âm dưỡng huyết. Thục địa để bổ âm, đương quy dưỡng huyết, cam thảo hòa trung, can khương sao đen, tẩm đồng tiện để liễm nạp dương khí ở trung và hạ tiêu, trừ hư hỏa.
     
    Thục địa 16g, đương quy 12g, can khương 8g (sao ngoài đen, ruột ở giữa còn vàng, sao xong tẩm đồng tiện), cam thảo (nướng) 4g.
     
    Sắc ba chén còn lại gần một chén, chia làm hai lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
     
    Tập Dương án của Hải Thượng Lãn Ông có ghi lại một phương thuốc chữa thành công cho một bệnh nhân nữ 34 tuổi bị nhức đầu trên 8 năm, mà ông đã chẩn đoán là nhức đầu do âm hư khí uất.
     
    Thục địa 320g, ngưu tất 80g, đương quy 240g, ngũ vị 40g, xuyên khung (sao, tẩm đồng tiện) 120g.
     
    Đây là một thang đại dược có phân lượng lớn, sắc đặc, chia ra uống làm vài lần trong một ngày. Y án có ghi rõ cách uống cho bệnh nhân nói trên: Uống sau khi đã làm việc được một lúc cho người nóng lên. Đối với người bệnh còn tương đối khỏe mạnh, cách uống này nhằm lợi dụng dương khí của bệnh đang được phát động khi làm việc phối hợp với sức thuốc còn nóng để phát tán tà khí ở kinh lạc mà không cần những vị thuốc để giải biểu. Trong bài thuốc này, thục địa để bổ âm, đương quy để dưỡng huyết, xuyên khung để khai uất, sơ tiết Can khí, tẩm đồng tiện để giáng hư hỏa, ngưu tất dẫn thuốc trở xuống, Ngũ vị để liễm nạp dương khí.
     
    Bài 1: Tiêu dao thang tác dụng hòa giải thường được dùng để chữa nhức đầu ở kinh Thiếu Dương. Bài thuốc này có tác dụng giúp người đau nửa đầu trở nên thư giãn, thoải mái do tình chí uất ức, hay phiền muộn, dễ cáu gắt, đầy, tức hai bên hông sườn.
     
    Thành phần: Sài hồ 12 gr, Bạch thược 12 gr, Đương quy 12 gr, Bạch truật 12 gr, Phục linh 12 gr, Bạc hà 4 gr, Cam thảo 4 gr, Sinh khương 4 gr. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 2 hoặc 3 lần.
     
    Bài 2: Lý Âm Tiễn tác dụng bổ âm dưỡng huyết.
     
    Thành phần: Thục địa 16 gr, Đương quy 12 gr, Can khương 8 gr (sao ngoài đen, ruột ở giữa còn vàng, sao xong tẩm đồng tiện), Cam thảo 4 gr (nướng). Ngày sắc 1 thang chi 2 lần. Uống sau ăn 30 phút.
     
    Trong khi bệnh nhân dùng thuốc điều trị cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
     
    Đau nửa đầu (migrain) đã 5 năm 
     
    Nữ bệnh nhân 50 tuổi khai bệnh đau nửa đầu đã 5 năm (migrain) đang chữa theo tây y mà không khỏi
     
    Cách Khám Bệnh :
    • Đo áp huyết tay trái 122/65mmHg mạch 65, tay phải 99/51mmHg mạch 58
    • Vọng Chẩn : Băng bột bàn tay trái do té ngã, đi đứng còn nhanh nhẹn.
    • Văn chẩn : Hơì thở ngắn.
    • Vấn chẩn : Hỏi về ăn, ngủ tiêu hóa, tiêu tiểu. Trả lời : Ăn ít, không ngủ được vì đau nặng đầu , lúc tiêu chảy lúc táo bón.
    Dựa vào số đo áp huyết bên phải thấp, có nghĩa là máu không lên đầu bên phải đủ nên bị đau đầu bên phải. Hỏi để kiểm chứng : Có phải bà bị đau đầu bên phải không. Trả lời đúng.
    Thiết chẩn : Đo nhiệt độ ở má phải 35.5 độ C, má trái 37 độ C, ở bụng Trung Quản 36.8 độ C, bụng đầy cứng đau. Thiết chẩn xác định máu không lên đầu mặt má phía phải, nên nhiệt độ thấp. Xác nhận bằng cách đo nhiệt độ ở gan và bao tử, ở gan 35 độ C bao tử 37 độ, như vậy là chức năng gan yếu.

    Cách Định Bệnh :
     
    Áp huyết tay phải thấp thuộc chức năng gan hư hàn, tại sao gan hư hàn, vì do mẹ nó là thận thủy hư không chuyển hóa thành thận khí bởi thiếu dương hỏa, tâm dương. Tâm hỏa hư do gan mộc không nuôi, nó cũng không đủ năng lượng nuôi con nó là tỳ vị thổ. Theo ngũ hành tuơng sinh, văn chẩn nghe hơi thở ngắn, là thổ không nuôi kim, kim sẽ không nuôi thủy. Như vậy đã có đủ 5 hành liền nhau bị hư là thủy, mộc, hỏa, thổ, kim. Trong trường hợp này phải điều hòa hỏa thủy ở tâm thận ngừa biến chứng, để tâm thận không bị suy yếu thêm, sẽ làm mất chức năng khí hóa của cả tổng thể ngũ hành.

    Cách chữa bệnh theo Tinh-Khí-Thần :
     
    Khí :
     
    1-Chọn bài tập nào vừa làm tăng áp huyết, tăng tâm hỏa, chuyển hóa được thận thủy thành thận khí, vừa tăng hô hấp mạnh phổi, gan tỳ vị. Chỉ có bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần là phù hợp. Hướng dẫn bệnh nhân tập bài này. Sau khi tập xong là sinh hóa, ngậm miệng để giữ khí giúp chuyển hóa bằng cách nằm nghỉ, rồi đo lại áp huyết, tay trái lên được 138/85mmHg mạch 70, tay phải 135/80mmHg mạch 68.
     
    Tiếp tục tập bài trên ở thế nằm 200 lần, rồi ngậm miệng giữ khí, đo lại áp huyết, tay trái 141/90mmHg mạch 75, tay phải 140/88mmHg mạch 72.
     
    2-Đo nhiệt độ ở Trung Quản 37.5 độ C, ở Thần Khuyết 36.7 độ C, ở Khí Hải 36.0 độ C, chứng tỏ hạ tiêu bị tắc hỏa khí không xuống thận đủ, phải tả hàn ở hạ tiêu cho tâm hỏa thông được với thận thủy ở huyệt Thần Khuyết, Âm Giao và Khí Hải. Bệnh nhân nằm nhắm mắt, cuốn lưõi, ngậm miệng, nghĩ đến rốn, 3 ngón tay thầy chữa bấm vào 3 huyệt liền nhau là Thần Khuyết, Âm Giao, Khí Hải. Bảo bệnh nhân chú ý theo dõi, mỗi khi thở ra bằng mũi (để giữ khí không cho thoát ra nhiều như cách thở bằng miệng) để ý bụng xẹp, sẽ nghe thấy khí và nưóc di chuyển trong ổ bụng, và cảm thấy bụng dưới từ từ nóng ấm và sôi bụng là tập có kết qủa, tập khoảng 10 phút, đo lại nhiệt độ ở Khí Hải lên 37.2 độ C.
     
    3-Tập Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để dẫn máu lưu thông lên đầu, và tập tiếp bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần, rồi lại Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần.
     
    4-Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, làm mạnh chức năng gan tỳ vị tâm thận và tăng cường phế khí.
     
    5-Hướng dẫn bệnh nhân tập 7 bài đầu khí công kích thích khí huyết tuần hoàn trên đầu, rồi day Hà Đồ Lạc Thư trên đầu
     
    Tinh :
     
    1-Kiêng ăn chất chua và hàn lạnh làm mất máu như chanh cam, crème, đậu xanh, gía sống, yaourt, làm đình trệ chuyển hóa của chức năng tỳ vị. Cần ăn chất ấm nóng cay như gừng, tiêu, tỏi, ớt, hành để thông khí huyết.…
     
    2-Thiếu máu nuôi não, kém ăn, kém trí nhớ, áp huyết thấp, người lạnh, rụng tóc… nên uống sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin hay Gao), trước bữa ăn 5 phút, pha 2 muổng canh sirop với 1 ly nước nóng, uống như một loại rượu khai vị cùng với bữa ăn thì không sợ cấm kỵ với thuốc tây.

    Thần :
     
    Hướng dẫn Tập thở Đan Điền Thần tại chỗ 10 phút để bệnh nhân biết cách tập vào mổi buổi tối trước khi đi ngủ.
     
    Các cách chữa bệnh trị đau đầu khác
     
    Những loại thực phẩm này có tác dụng giảm bớt chứng đau đầu đặc biệt do thời tiết hoặc căng thẳng trong cuộc sống:
     
    Sponsored links:Uống một viên thuốc giảm đau, tắt hết đèn và đi nằm là thói quen của nhiều người khi phải đối mặt với những cơn đau đầu. Rất ít người biết rằng có những thực phẩm có thể giúp làm dịu bớt cơn đau khó chịu này.
     
    Lựa chọn những thực phẩm có công dụng giảm đau sẽ giúp bạn giải quyết chứng đau đầu “lành mạnh” hơn so với việc sử dụng thuốc giảm đau.
     
    Nước
     
    nước trị đau nửa đầu
    Mất nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chứng đau đầu
     
     
    Mất nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chứng đau đầu. Vì vậy mỗi ngày, chúng ta nên bổ sung đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày (tương đương với 8 ly). Thêm một lát chanh nhỏ vào ly nước cũng có tác dụng giải khát và giảm chứng đau đầu. Với những người thường xuyên tập luyện thể thao thì việc uống nhiều nước là vô cũng quan trọng đặc biệt là khi cảm thấy đuối sức và mệt mỏi trong và sau khi tập luyện.
     
    Các loại ngũ cốc
    ngũ cốc tốt cho người bị đau nửa đầu
    Ngũ cốc  làm dịu những cơn đau đầu trong thời kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ
     
      
    Ngũ cốc không chỉ là nguồn chất xơ dồi dào mà còn rất giàu magie – một khoáng chất có tác dụng làm dịu những cơn đau đầu trong thời kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Những thực phẩm giàu magie khác như hải sản, các loại hạt, bơ, nho khô và rau lá xanh cũng nên được bổ sung hàng ngày.
     
    Cá hồi
    Cá hồi cùng với cá ngừ, cá thu có tính chất kháng viêm, hạn chế các bệnh liên quan đến viêm não
     
    Cá hồi cùng với cá ngừ, cá thu là nguồn dưỡng chất dồi dào omega-3, chất béo lành mạnh có tính chất kháng viêm, hạn chế các bệnh liên quan đến viêm não. Hạt lanh và dầu hạt lanh cũng có hàm lượng omega-3 cao – nên ăn thường xuyên để giảm chứng đau đầu do thời tiết.
     
    Dầu oliu
    Dầu oliu được biết đến là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
     
    Dầu oliu được biết đến là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin E – giúp cải thiện, lưu thông, giảm viêm và cân bằng hàm lượng hooc môn trong cơ thể, làm dịu bớt cơn đau đầu. Những nguồn thực phẩm khác giàu vitamin E bao gồm dầu thực vật, các loại hạt, bơ…
     
    Gừng
     
    Gừng không chỉ có tác dụng giảm nôn ói mà còn rất hữu hiệu để chữa trị đau đầu 
     
    Gừng không chỉ có tác dụng giảm nôn ói mà còn rất hữu hiệu để chữa trị đau đầu vì chúng có tính chống viêm và kháng histamine. Uống một ly trà gừng hoặc nhâm nhi chiếc kẹo gừng sẽ làm bạn giảm bớt những cơn đau đầu.
     
    Dưa hấu
    Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu
     
    Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu. Do vậy thay vì uống ngay một viên giảm đau để nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng khó chịu do cơn đau đầu gây ra, hãy ăn những thực phấm chứa nhiều nước như dưa hấu. Lượng nước tự nhiên trong rau xanh và trái cây có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như ma-giê. Đây chính là bí quyết để ngăn ngừa cơn đau xảy ra.
     
    Món sinh tố dưa hấu gồm 2 chén dưa đã tách hạt, 1/2 hũ sữa chua, chút xíu mật ong và 1/2 thìa gừng thái nhỏ sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất giúp cung cấp nước cho cơ thể. Gừng còn làm giảm buồn nôn, một triệu chứng thường gặp khi bị đau đầu. Một số thực phẩm có nhiều nước khác là dâu, dưa chuột, súp, bột yến mạch, cà chua và rau diếp.
     
    Hạnh nhân
     
    Các kết quả nghiên cứu cho thấy lượng ma-giê được tìm thấy trong hạnh nhân có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự “tấn công” của cơn đau đầu bằng cách làm dịu các mạch máu. Theo các chuyên gia, có thể làm giảm bớt các triệu chứng ở những người mắc chứng đau nửa đầu bằng một chế độ ăn giàu ma-giê. Những thực phẩm giàu ma-giê bao gồm: chuối, mơ khô, bơ, hạnh nhân, hạt điều, gạo thô, các loại cây họ đậu và hạt.
     
    Sữa chua
     
    Để đối phó với cơn đau đầu, cơ thể phải cần tới canxi. Bộ não sẽ dựa vào canxi để hoạt động hiệu quả hơn. Chính vì vậy, cần chú ý tăng cường những thực phẩm chứa nhiều canxi trong bữa ăn như sữa chua không béo. Đây là một nguồn cung cấp canxi rất tốt cho cơ thể, không chứa đường mà lại có nhiều probiotic, những vi khuẩn rất có lợi cho ruột.
     
    Hạt vừng
     
    Những hạt vừng tuy bé xíu nhưng lại chứa khá nhiều chất dinh dưỡng. Hạt vừng giàu vitamin E, góp phần giữ cho mức estrogen luôn ổn định và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Chúng còn có khả năng cải thiện sự tuần hoàn, lại giàu ma-giê nên có thể ngăn ngừa chứng đau đầu rất tốt.
     
    Thức ăn giàu carbonhydrate
     
    Những người thường ăn thiếu tinh bột lưu ý: quá ít carbonhydrate trong khẩu phần có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu mà bạn đang gặp phải. Nếu chế độ ăn có quá ít carbonhydrate, mức dự trữ glycogen sẽ suy giảm – đây lại là nguồn năng lượng chính cung cấp cho não. Điều này còn đẩy nhanh khả năng mất nước trong cơ thể, gây ra sự thiếu nước. Bằng cách hạn chế nguồn năng lượng của não và gây ra sự mất nước, chế độ ăn có quá ít carbonhydrate chính là nguồn gốc gây ra những cơn đau đầu.
     
    Do đó, cần xây dựng một chế độ ăn giàu carbonhydrate bằng việc tập trung vào những loại thực phẩm như bánh mì làm từ bột mì thô, bột yến mạch, trái cây hoặc sữa chua. Một chế độ ăn giàu carbonhydrate còn giúp cải thiện tinh thần vì chúng kích thích cơ thể giải phóng ra nhiều serotonin, một hóc-môn có tác dụng làm dịu thần kinh.
     
    Thực phẩm nên tránh khi bị đau đầu
     
    Một số loại thực phẩm nếu ăn lúc đang đau đầu sẽ làm tăng mức độ và làm bạn cảm thấy khó chịu hơn. Vì vậy, khi đau đầu bạn nên tránh những loại thực phẩm sau:
     
    – Phụ gia thực phẩm (bột ngọt, các chất làm ngọt nhân tạo, nitrit, chất tạo màu thực phẩm…).
     
    – Chocolate.
     
    – Rượu.
     
    – Cà phê.
     
    – Thực phẩm chế biến sẵn.
     
    . Ghi nhật ký đau đầu
     
    Ghi chép chi tiết về những cơn đau đầu của bạn như đau trong bao lâu? Mức độ đau thế nào? Trước khi đau có chuyện gì xảy ra không?
     
    Ví dụ đồ ăn được coi là “nghi phạm”, bị stress, chu kỳ kinh nguyệt, đi nắng, mùi nước hoa thậm chí là thay đổi thời tiết.
     
    Ghi chép như vậy sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về các yếu tố gây đau đầu và biết cách phòng
     
    Trong bát pháp của y học cổ truyền thì phép hòa giải là phương pháp đối trị với những bệnh ở kinh thiếu dương nhằm sơ tiết can khí, giải biểu và điều hoà can tỳ. Đông y điều trị chứng đau nửa đầu, thiên đầu thống hay bán đầu thống dựa theo nguyên tắc bổ âm, tàng dương, trong khi bổ âm cần chú ý tới kiện tỳ, bởi một số vị thuốc bổ âm lại làm trệ tỳ, mà đau nửa đầu thì tỳ vị đã suy yếu.
     
    CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU
     
    Thực phẩm chữa đau nửa đầu
     
    Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đối với chứng đau nửa đầu. Một số loại thực phẩm gây kích hoạt những cơn đau nửa đầu. Một số loại thực phẩm khác lại có tác dụng giảm chứng đau nửa đầu.
     
    Các loại cá béo: cá hồi, cá mòi và cá trích là những thực phẩm tốt cho chứng đau nửa đầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
     
    Nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng ăn một số loại cá béo trên sẽ tăng cường axit béo omega-3 cho cơ thể, axit này có tác dụng giúp cơ thể sản xuất ít hơn lượng prostaglandin – hóa chất giống như nội tiết tố có thể gây ra viêm và đau, gây ra chứng đau nửa đầu. Ăn 3 đến 6 lần cá một tuần sẽ giảm đáng kể triệu chứng đau nửa đầu.
     
    Nghiên cứu của Zeev Harel và cộng sự thuộc Đại học Brown trên một số bệnh nhân được bổ sung 1,25 g dầu cá mỗi ngày trong 2 tháng liên tiếp sẽ có tần suất đau nửa đầu ít hơn, và mức độ đau nhẹ hơn so với những người không bổ sung dầu cá.
     
    Bổ sung giàu cá giảm đau nửa đầu
     
    Bên cạnh đó bệnh nhân đau nửa đầu cũng nên tránh một số loại thịt chế biến sẵn, chất làm ngọt nhân tạo, bột ngọt, rượu vang đỏ, sô cô la, pho mát cứng, và cam quýt.
     
    Thư giãn giảm đau nửa đầu
     
    Căng thẳng có thể làm cho những cơn đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn. Thư giãn để giảm đau nửa đầu là một trong những việc làm đơn giản mà mỗi người có thể tự thực hiện tại nhà được. Có nhiều cách khác nhau để thư giãn hoặc làm giảm căng thẳng. Dưới đây là bảy kỹ thuật thư giãn mà người bị đau nửa đầu nên thực hiện mỗi ngày.
     
    1. Mát-xa
     
    Nghiên cứu cho thấy rằng massage có thể làm giảm tần suất của những cơn đau nửa đầu. Trong một nghiên cứu, những người có tiền sử đau nửa đầu đã được mát xa hàng tuần 45-phút có đau đầu ít hơn so với những người không nhận được massage. Người ta nghĩ rằng massage hoạt động bằng cách thư giãn các cơ bắp chặt chẽ có thể gây ra đau đầu và cũng có thể bằng cách làm giảm cảm giác đau đớn và căng thẳng.
     
    2. Tập thở
     
    Hít thở sâu để giảm các cơn đau nửa đầu. Hãy tưởng tượng một điểm ngay bên dưới nút bụng của bạn. Thở vào chỗ đó, làm đầy dạ dày của bạn với không khí. Để không khí làm bạn lên dạ dày, sau đó để cho nó ra như xì hơi một quả bóng. Với mỗi hơi thở dài, chậm, bạn thở ra, bạn nên cảm thấy thoải mái hơn.
     
    Làm chậm hơi thở của bạn cũng sẽ giúp bạn thư giãn. Làm điều này bằng cách dài, hơi thở chậm. Đếm từ từ đến năm khi bạn hít vào và sau đó đếm từ từ đến năm khi thở ra. Cơ thể của bạn sẽ tự nhiên thư giãn như hơi thở của bạn chậm.
     
    3. Thư giãn tâm trí của bạn
     
    Một kỹ thuật được gọi là hình ảnh tinh thần thư giãn, hoặc hình ảnh hướng dẫn, là một cách để thư giãn và đối phó tốt hơn với căng thẳng và đau đớn. Gợi lên một hình ảnh, bình tĩnh, yên bình trong tâm trí của bạn, ví dụ như một cảnh bãi biển nhiệt đới, những đám mây trôi nổi trên bầu trời, và giữ cảnh đó trong đầu của bạn như là một loại thoát tinh thần. Hãy thử làm điều này ngay khi bạn cảm thấy đau đầu phát triển và bạn có thể tìm thấy nó ít gây đau đớn và hơn một cách nhanh chóng hơn bình thường.
     
    4. Nghe nhạc
     
    Kết hợp các bài tập thư giãn của bạn với âm nhạc, âm nhạc sẽ giúp bạn trở nên thư giãn, thoải mái hơn, giúp giảm những cơn đau nửa đầu. Nghiên cứu cho thấy âm nhạc mà nâng tinh thần của bạn hoặc bạn tìm thấy nhẹ nhàng và bình tĩnh. Hiện tại có một số loại nhạc đặc biệt giúp thư giãn ở những người thường xuyên bị căng thẳng.
     
    5. Thư giãn các cơ của bạn
     
    Hãy thử bài tập này 10-phút đơn giản để giảm căng thẳng cơ bắp.
     
    Trong khi nằm xuống, hít thở sâu, thở ra từ từ. Quét cơ thể của bạn trong tâm trí của bạn, bắt đầu từ ngón chân của bạn và di chuyển lên đỉnh đầu của bạn. Nhận ra bất kỳ khu vực cảm thấy căng thẳng. Thả lỏng toàn bộ cơ thể trong vòng vài phút từ cac đầu ngón chân cho tới vai, đầu. Hãy để tất cả các cơ bắp của bạn thư giãn hoàn toàn. Nhớ lại một ý nghĩ dễ chịu trong một vài giây. Hít một hơi thật sâu và thở ra từ từ để hoàn tất.
     
    6. Thực hành yoga
     
    Tập luyện yoga giúp giảm các cơn đau nửa đầu. Yoga kết hợp hít thở, kéo dài và các bài tập thiền định sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
     
    7. Tập thể dục thường xuyên
     
    Đối với những người tập thể dục đều đặn và thường xuyên ở mức độ vừa phải có thể giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu. Đối với bệnh đau nửa đầu thì các hình thức tập luyện như chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, đi xe đạp, thể dục nhịp điệu là lý tưởng nhất.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang