HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Cạo gió thế nào cho đúng

    Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nào đánh giá tác dụng của phương thức trị liệu này nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại và phát triển vì những hiệu quả đích thực đem lại niềm vui cho nhiều người bệnh. Vậy, cạo gió là gì, cách thức tiến hành ra sao, chỉ định và chống chỉ định như thế nào?
     
    Cạo gió là gì?
     
    Cạo gió là một phương pháp  sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa nhôm, dìa đồng tiền kim loại, miệng chén, dìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu…tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền nhằm mục đích dự phòng và chữa trị bệnh tật. Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn và thao tác đơn giản.
     
    Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng sâu, vùng xa, trong hoàn cảnh "thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ”.
     
     
    Cạo gió là một trong những chữa bệnh độc đáo được lưu truyền lâu đời
     
    Cạo gió sử dụng trong những trường hợp nào?
     
    Khi bị bệnh các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc, bề mặt da cũng bế tắc một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố.
     
    Cạo gió là cách chữa bệnh dân gian tuy nhiên không nên lạm dụng. Cứ thấy bị bệnh gì cũng đánh cảm, cạo gió là không tốt. Những việc như cạo gió, đánh cảm gây mất thời gian cần thiết để cấp cứu cho bệnh nhân bị cao huyết áp. Hơn nữa, nó có thể gây giãn mạch, làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não.
     
    Cạo gió đúng cách là tác động đúng lên các huyệt nằm trên đường Kinh Bàng Quang, giúp sự lưu thông, vận hành của khí huyết trở nên tốt hơn, nâng cao thể trạng bệnh nhân, giúp bệnh nhân tự đề kháng, khỏi bệnh.
    • Sốt nóng nhức đầu: Cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai, theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2,3 ra 2 bên vai.
    • Ho: Cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.
    • Đau bụng, nôn ọe, đi ngoài: Cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn từ trên xuống. Cạo trước ngực, từ lõm cổ xuống, rồi từ cánh tay đến các đầu ngón tay. Sau đó, cạo từ mặt ngoài chân xuống đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.
    • Đau nhức: Tay chân nhức mỏi hay đau nhức chỗ nào thì cạo ngay chỗ ấy. Tại điểm đau nhức, cạo 2 bên theo đường tuyến từ trên xuống.
    • Bị trúng gió, cảm nắng: Cạo gió sau lưng (giữa lưng và 2 bên), bắt gió ở trước trán (chỗ ấn đường), chà xát 2 bên Thái Dương (mang tai). Nếu bị ngất thì lấy móng tay ấn mạnh tại huyệt nhân trung cho tỉnh lại. Nếu phát sốt, lấy kim châm các tĩnh huyệt hay đầu ngón tay ra máu. Trong trường hợp người bệnh đầu còn nặng thì ấn mạnh tại xoáy hay huyệt bách hội trên đỉnh đầu và cạo gió thêm ở hai bên tay, chân.
    Cạo gió như thế nào cho đúng
     
    Cách cạo gió: Chú ý không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.
     
    Vị trí cạo: Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng, chứ không được đánh ở giữa cột sống. Đánh hai bên cột sống, đông y gọi là đánh hai bên kinh bàng quang chứ không được đánh giữa kinh đông (giữa cột sống). Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.
     
    Kỹ thuật cạo: Chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3 đến 5 phút là da ửng đỏ. 
     
    Sau khi cạo, cho người bệnh uống một cốc sữa hoặc một cốc trà gừng nóng hoặc ăn một bát cháo giải cảm có hành tươi và tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ.
     
    Cần chú ý gì khi cạo gió?
     
    Không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng, không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.
     
     
     
    Cạo gió không dùng được cho phụ nữ có thai
     
    Không dùng rượu gừng, dầu gió, dầu nóng cho người cảm nóng, cảm nắng
     
    Theo lương y Bùi Văn Phượng, khi bị bệnh, cảm, các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc, lỗ chân lông trên bề mặt da cũng bị bít lại một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố.
     
    Với những người bị cảm nóng, cảm nắng thì cạo gió là nhằm mục đích làm thông thoáng, làm mát cơ thể. Nhiều người không biết, không hiểu kỹ lại dùng dầu gió, dầu nóng, rượu gừng để cạo gió đánh cảm.
     
    Việc này không những không giảm bệnh, không làm mát cơ thể mà còn làm cho khí nóng tích tụ thêm vào cơ thể khi cạo gió. Còn sức nóng vốn tích tụ trong cơ thể vẫn bị tích lại làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn.
     
    Triệu chứng bị cảm nắng: sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, đau họng, miệng khô, ra mồ hôi, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng. Khám thấy họng đỏ.
     
    Không dùng nước trắng, dầu trắng (dầu mát) cạo gió khi cảm lạnh
     
    Trường hợp người bị cảm lạnh thì tuyệt đối không được dùng nước mát, dầu trắng (loại dầu không nóng dùng làm mát cơ thể), vì như thế sẽ làm cơ thể đã lạnh lại càng lạnh thêm.
     
    Khi bị cảm lạnh, việc cạo gió nhằm mục đích đem sức nóng vào cơ thể nên phải cạo gió với những loại dầu, chất nóng ấm như dầu gió, dầu nóng, rượu gừng…
     
    Triệu chứng bị cảm lạnh: sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, rêu lưỡi trắng mỏng.
     
    Lưu ý: Cạo gió không được dùng cho những người bị mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, dễ xuất huyết, bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió, phụ nữ có thai và trẻ em tuổi còn quá nhỏ.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang