HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Bệnh viêm khớp phản ứng

    Viêm khớp phản ứng là một căn bệnh hiếm gặp, bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi từ 20-40 tuổi, bệnh ít gặp ở trẻ em và người cao tuổi, nam nữ có tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau.

    Viêm khớp phản ứng là gì?

    Bệnh viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện thứ phát sau một nhiễm khuẩn ở một cơ quan nào đó ngoài khớp, chủ yếu là  ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hoá… Bệnh mang tính hệ thống do có tổn thương ở một số cơ quan ngoài khớp như kết mạc, niệu đạo, đại tràng, cầu thận…

    Khái niệm về viêm khớp phản ứng được đề xuất năm 1960 trên cơ sở hội chứng Reiter. Mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm khớp phản ứng rất khác nhau, tiến triển bệnh cấp tính hoặc mạn tính, nhưng ít để lại di chứng ở hệ thống vận động.  Do vậy, bệnh viêm khớp phản ứng chưa được quan tâm trong chẩn đoán và điều trị.

    Có tới 10-20% viêm khớp phản ứng là giai đoạn báo hiệu của bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến-là các bệnh khớp mạn tính ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động khớp, cột sống.  Vì vậy chẩn đoán và điều trị sớm bệnh viêm khớp phản ứng sẽ góp phần giúp bệnh nhân tránh được những tổn thương trầm trọng ở hệ thống vận động.

    Những ai có nguy cơ mắc chứng viêm khớp phản ứng

    Viêm khớp phản ứng thường xuất hiện ở độ tuổi 20-40. Có thể bị viêm khớp phản ứng sau vài tuần bị ngộ độc thức ăn. Cũng có thể sau quan hệ tình dục và bị các bệnh lý như lậu, nhiễm chlamydia, HIV. Hầu hết các viêm khớp phản ứng có liên quan đến di truyền, gen được xác định có liên quan đến viêm khớp phản ứng có tên gọi HLA-B27.

    Đặc điểm lâm sàng của bệnh

    Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm khớp phản ứng đa dạng với các mức độ nặng nhẹ khác nhau: viêm các khớp ngoại biên chủ yếu ở chi dưới và không đối xứng; viêm phần mềm quanh khớp kết hợp với các tổn thương niêm mạc xẩy ra 4-8 tuần nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục hoặc đường tiêu hoá.

    Viêm khớp phản ứng thường gặp ở độ tuổi từ 20 – 40 tuổi

    Triệu chứng ở cơ xương khớp

    Tổn thương các khớp ngoại biên

    Các biểu hiện tổn thương khớp ngoại biên gặp ở nhiều mức độ khác nhau: đau mỏi khớp, viêm (xưng, nóng, đỏ, đau, tràn dịch) một hoặc vài khớp, hạn chế vận động khớp, viêm dính khớp và tàn phế.

    Triệu chứng nổi bật là viêm một khớp hoặc vài khớp không đối xứng, và hay gặp ở các khớp chịu trọng lực ở chi dưới như: khớp gối, khớp bàn cổ chân, khớp háng.

    Có thể có tổn thương ở các khớp lớn khác: khớp vai, khớp khuỷu tay, ít gặp ở các khớp nhỏ như khớp bàn cổ tay hoặc khớp ngón tay.

    Triệu chứng ở cột sống

    Đau vùng cùng chậu, đau cột sống thắt lưng, hạn chế vận động cột sống

    Sau khi nằm lâu là triệu chứng bệnh lý thường gặp trên lâm sàng ở bệnh nhân viêm khớp phản ứng.

    Đau và hạn chế vận động vùng đốt sống bị tổn thương do tổn thương viêm chỗ bám của các sợi xơ vào bề mặt thân đốt sống, với biểu hiện lâm sàng: bệnh nhânđau âm ỉ vùng cột sống lưng hoặc thắt lưng, đau có thể lan xuống vùng mông, ít gây hạn chế vận động cột sống như bệnh viêm cột sống dính khớp.

    Bệnh lý phần mềm quanh khớp

    Là một đặc điểm bệnh lý điển hình rất thường gặp của bệnh viêm khớp phản ứng bao gồm các thương tổn viêm của dây chằng, cân cơ, các điểm bám gân, bao khớp.  Biểu hiện hay gặp trên lâm sàng là viêm gân Achilles, viêm các điểm bám gân cơ ở chi, viêm các lồi cầu xương cẳng chân và cẳng tay. Viêm, sưng mô mềm quanh các ngón tay, ngón chân tạo hình ảnh lâm sàng đặc biệt trong bệnh viêm khớp phản ứng, được gọi là ngón chân, ngón tay “hình khúc dồi” hoặc “hình xúc xích”, gặp ở khoảng 20-30% bệnh nhân viêm khớp phản ứng nhất là giai đoạn đầu của bệnh.

    Các tổn thương ngoài khớp

    – Toàn thân: một số trường hợp có sốt, gầy sút, thiếu máu nhẹ

    – Tổn thương mắt: Tổn thương hay gặp nhất là viêm củng mạc mắt vô khuẩn, viêm màng mạch nho/viêm mống mắt…Tỷ lệ tổn thương và mức độ tổn thương mắt rất khác nhau trong các nghiên cứu, dao động trong khoảng 6%-20% bệnh nhân viêm khớp phản ứng. Biểu hiện lâm sàng hay gặp là đỏ mắt, mỏi mắt, sợ ánh sáng, giảm thị lực.

    moi-mat

    Tổn thương mắt không gặp nhiều, nhưng cần phải phát hiện sớm và kịp thời để tránh các hậu quả về giảm thị lực ở bệnh nhân.

    – Tổn thương da và niêm mạc

    – Tổn thương da, móng và niêm mạc trong bệnh viêm khớp phản ứng cũng tương tự như trong bệnh viêm khớp vẩy nến. Nhiều trường hợp bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng như bệnh hồng ban nút và có thể có các tổn thương sau:

    + Da ở ngực, chi, gan bàn tay, bàn chân, bìu… có các ban hồng hoặc các mảng sừng hoá nhẹ, nhưng không ngứa, không có mụn nước.

    + Viêm niêm mạc, vòm miệng có mảng đỏ sẫm, không đau, không chảy máu.

    + Viêm loét niêm mạc sinh dục: loét xung quanh miệng sáo…

    + Triệu chứng ở hệ tiết niệu sinh dục: Viêm đường tiết niệu cấp tính thoáng qua: đái buốt, đái rắt, khó đái, hội chứng bàng quang, đái máu vi thể, đái ra protein..kéo dài trong vài ngày rồi khỏi hẳn. Ở bệnh nhân nữ biểu hiện viêm đường tiết niệu sinh dục thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nên hay bị bỏ qua.  Có khoảng 2% bệnh nhân viêm khớp phản ứng có triệu chứng viêm cầu thận và viêm cầu thận IgA.

    – Triệu chứng ở hệ tiêu hoá: Có triệu chứng thoáng qua như đau bụng, rối loạn tiêu hoá (đi phân lỏng không rõ lý do) và không phân lập được vi khuẩn gây bệnh từ bệnh phẩm phân. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu, hội chứng Crohn, viêm đại tràng mạn tính…

    – Tổn thương nội tạng

    Một số rất ít trường hợp viêm khớp phản ứng có tổn thương nội tạng (0,5-2%) và nếu có thường ở mức độ nhẹ như hở động mạch chủ, thận nhiễm bột…

    Nguyên nhân gây bệnh

    Nhiều loại vi khuẩn có thể gây viêm khớp phản ứng. Các dạng viêm khớp phản ứng khác nhau được đặt tên dựa trên nguồn gốc nhiễm trùng:

    Niệu dục. Nếu nhiễm trùng khởi phát bắt nguồn từ dương vật, âm đạo, bàng quang hoặc niệu đạo, bệnh được gọi là viêm khớp phản ứng niệu dục hoặc viêm khớp tiết niệu. Chlamydia là vi khuẩn hay gặp nhất có liên quan với dạng viêm khớp phản ứng này.

    Tiêu hóa. Nếu nhiễm trùng xâm nhập qua đường tiêu hóa, như ăn phải thịt sống có chứa vi khuẩn, bệnh được dọi là viêm khớp phản ứng tiêu hóa. Các vi khuẩn lây truyền qua đường thực phẩm gồm salmonella, shigella, yersinia và campylobacter.

    Điều trị viêm khớp phản ứng bằng thuốc chống viêm không steroid

     Chẩn đoán

    – Nuôi cấy tìm vi khuẩn gây nhiễm trùng.

    – Tốc độ máu lắng

    – Xét nghiệm tìm yếu tố thấp và kháng thể kháng nhân.

    – Chụp X quang khớp.

    – Xét nghiệm di truyền tìm kháng nguyên HLA-B27.

    Điều trị

    – Thuốc chống viêm không steroid.

    – Corticosteroid.

    – Kháng sinh.

    – Chất chẹn yếu tố hoại tử khối u như etanercept và infliximab

    – Vật lý trị liệu

    Phòng bệnh

    – Bảo quản và nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh lây qua đường thực phẩm, như salmonella, shigella, yersinia và campylobacter.

    – Thực hành an toàn tình dục vì phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục sẽ làm giảm nguy cơ viêm khớp phản ứng.

     Dược sĩ Hưng


    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương