HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Huyết áp - tim mạch

    Tìm hiểu về hội chứng chuyển hóa

    Hội chứng chuyển hóa là một chứng bệnh liên quan đến tim mạch và đái tháo đường bao gồm tình trạng tăng huyết áp, tăng insulin, cholesterol máu cao… thường xảy ra cùng một lúc. Thông thường, chỉ cần có một trong những tình trạng này cũng góp phần làm tăng nguy cơ bệnh. Khi phối hợp với nhau chúng còn làm cho nguy cơ bệnh tăng nhiều hơn.

    Hội Chứng Chuyển Hoá còn được gọi là Hội Chứng hay Reaven’s syndrome. Vào năm 1988, Bác sĩ Gerald Reaven ở bệnh viện Stanford gọi là Hội chứng X vì lúc đó định nghĩa của bệnh này chưa được biết rõ ràng. Vào năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới gọi bệnh này là Hội Chứng Chuyển Hoá (Metabolic Syndrome). Và vào năm 2001, nhóm bác sĩ chuyên môn trị bệnh cholesterol ở Hoa Kỳ (Adult Panell III) đặt tiêu chuẩn rõ ràng cho bệnh Hội Chứng Chuyển Hoá.

    Hội chứng chuyển hóa là gì?

    Hội chứng chuyển hóa gồm một số bệnh chuyển hoá đi chung với nhau làm dẫn đến bệnh tim mạch, hay đến bệnh tiểu đường. Số yếu tố làm cho bệnh nhân dễ bị nghẽn mạch máu, và nếu hợp lại những yếu tố này thì bệnh nhân rất dễ bị bệnh và chết vì nghẽn mạch máu.

    Hội chứng chuyển hóa bao gồm 1 nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người bệnh: Tình trạng béo bụng; Rối loạn lipid máu (là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo nên mảng xơ vữa ở thành động mạch); tăng huyết áp; tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường (là tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin và đường một cách hiệu quả); tình trạng tiền đông máu (tăng fibrinogen và chất ức chế plasminogen hoạt hóa PAI-1 cao trong máu); tình trạng tiền viêm (CRP tăng cao trong máu).

    Ở Hoa Kỳ, 23,7% người lớn 20 tuổi trở lên bị bệnh Hội chứng chuyển hóa tức khoảng 47 triệu người. Tỉ lệ của bệnh nhân trẻ 20-29 tuổi lên đến 6,7%; tỉ lệ của bệnh nhân 60-69 lên đến 44%, và người già hơn 70 tuổi có tỉ lệ là 42%. Ðiều này có nghĩa là hơn 40% bệnh nhân trên 50 tuổi mắc bệnh này. Hơn nữa, trong số những bệnh nhân không có bệnh tiểu đường, tỉ lệ hội chứng chuyển hóa lên đến 21,1%.

    Trong số những người thiểu số (không phải da trắng), đàn bà Phi Luật Tân ở San Diego có tỉ lệ bệnh là 34%. Và trong số người da đỏ PIMA (PIMA American Indian) không phải mắc bệnh tiểu đường, tỉ lệ là 31%. Những con số này rất là lớn và hầu như gia đình nào cũng có người bị bệnh này.

    Hội chứng chuyển hóa hiện nay đang là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch, và sẽ tai hại hơn thuốc lá nữa. Hơn nữa,hội chứng chuyển hóa có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

    Biểu hiện của hội chứng chuyển hóa đó là béo phì, nhất là vùng bụng có hình dáng “quả táo”

    Dấu hiệu và triệu chứng

    Có hội chứng chuyển hóa đồng nghĩa với việc đồng thời có nhiều rối loạn liên quan đến chuyển hóa, bao gồm:

    • Béo phì, nhất là vùng bụng (dáng “quả táo”).
    • Tăng huyết áp.
    • Tăng triglycerid và giảm cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).
    • Kháng insulin, là hormon điều hòa đường huyết trong cơ thể.

    Cẩn thận với việc tăng cân đột ngột

    Nguyên nhân gây hội chứng chuyển hóa

    Hội chứng chuyển hóa có liên quan tới tình trạng đề kháng insulin. Insulin là một hormon do tụy sản xuất ra có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.

    Bình thường thức ăn được tiêu hóa thành đường (glucosse). Glucose này được máu mang tới các tổ chức của cơ thể, ở đó các tế bào sử dụng glucose làm nguồn năng lượng. Glucose này vào được trong tế bào là nhờ insulin. Ở người có đề kháng insulin, glucose không thể vào tế bào một cách dễ dàng. Cơ thể phản ứng bằng cách sản suất nhiều hơn các insulin (thường là loại kém phẩm chất) để giúp glucose vào tế bào. Kết quả là nồng độ insulin tăng cao trong máu. Tình trạng này đôi khi dẫn đến đái tháo đường khi tuyến tụy không có khả năng tiết đủ insulin để điều chỉnh đường huyết về mức bình thường.

    Ngay cả khi mức glucose trong máu chưa đủ cao tới mức được coi là đái tháo đường thì nồng độ glucose máu tăng lên vẫn có thể có hại. Trong thực tế, các bác sĩ gọi đây là tình trạng “tiền đái tháo đường”. Nồng độ insulin máu tăng lên sẽ làm tăng triglycerrid máu và các chất béo khác. Tất cả các yếu tố đó ảnh hưởng tới thận và làm huyết áp cao hơn lên. Tất cả các tác hại do hiện tượng kháng insulin gây ra trên đây gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường và các bệnh khác.

    Xét nghiệm và chẩn đoán

    Theo hướng dẫn của Chương trình Giáo dục về cholesterol Quốc gia (NCEP) của Hội Tim Mỹ, thì người bệnh sẽ được chẩn đoán hội chứng chuyển hóa nếu có từ ba dấu hiệu trở lên dưới đây:

    • Tăng vòng eo > 89cm đối với nữ và >102cm đối với nam.
    • Tăng nồng độ triglycerid ≥150 mg/dL.
    • Giảm HDL (< 40 mg/dL ở nam giới hoặc < 50 mg/dL ở nữ).
    • Tăng huyết áp: huyết áp tối đa ≥ 130mmHg, huyết áp tối thiểu ≥ 85mmHg.
    • Tăng đường máu lúc đói ≥100 mg/dL.

    Điều trị hội chứng chuyển hóa

    Căn bản của trị bệnh hội chứng chuyển hoá là thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục. Tất cả bệnh nhân có bệnh hội chứng chuyển hoá cần phải tập thể dục thường xuyên và ăn uống chừng mực và số lượng thức ăn có giới hạn.

    Ðể được giảm cân nặng và nhỏ lại vòng bụng, đồng thời cũng làm giảm bệnh tiểu đường, cao mỡ cholesterol, cao áp huyết, bệnh nhân cần phải làm như sau:

    • Ăn phần ăn nhỏ lại để giảm số năng lượng của đồ ăn. Số lượng mỡ trong cơ thể và số vòng bụng tùy thuộc vào tổng cộng số calories (năng lượng) mà bệnh nhân ăn vào mỗi ngày. Do đó, nếu muốn giảm cân thì phải giảm số calories ăn vào mỗi ngày.
    • Ăn nhiều những loại đồ ăn như legumes, ngũ cốc nguyên chất, đồ ăn có nhiều dầu bảo hoà như dầu olive, dầu canola, hay trái avocado.
    • Ăn thêm rau cải và trái cây nhạt mỗi ngày.

    Trong nho được cho là có tác dụng chống lại sự phá hủy nội tạng, có liên quan đến hội chứng chuyển hóa 

    • Uống thêm loại sữa không có mỡ (nonfat) hay ít mỡ (lowfat).
    • Ăn ít những loại đồ ăn như bánh mì trắng, khoai lang tây, cơm, bún, bánh phở, mì, hủ tiếu, bánh tráng, bánh bột hay bánh ngọt v.v…
    • Ăn thêm cá và giới hạn thịt đỏ (thịt heo hay thịt bò).
    • Bớt nước ngọt hay nước trái cây, nhất là nước trái cây có thêm đường.
    • Uống thêm nước lọc, nước carbonated, hay nếu muốn uống nước ngọt thì dùng loại đường nhân tạo.
    • Giới hạn uống rượu mỗi ngày, chỉ uống tối đa là 2 ly nhỏ (drinks) nếu là đàn ông, và một ly nhỏ nếu là đàn bà.
    • Tập thể dục theo kiểu tim mạch (aerobic). Có nghĩa là phải tập những cách làm cho tim đập nhanh lên và hơi thở dồn dập hơn. Thí dụ như đi bộ nhanh, đi những treadmill hay xe đạp, hay bơi lội v.v… Tuy nhiên, nếu không tập được như trên thì tập thể dục tại chỗ cũng có hữu ích phần nào.
    • Tập thể dục và cử động thường ngày sẽ làm cho bệnh nhân khỏe hơn và ít bị tai nạn hơn. Trong số bệnh nhân hội chứng chuyển hoá già hơn 65 tuổi, tập thể dục, có thể giúp họ sốngï độc lập ở nhà và không cần người khác trợ giúp đi đứng trong những năm sắp đến.
    • Tập thể dục như trên sẽ làm cơ thể dễ tiêu thụ chất đường trong máu, làm cho tế bào thịt và tế bào mỡ trong cơ thể dễ dàng nhận chất đường glucose vào hơn và sẽ làm giảm bớt hay hết bệnh tiểu đường, bệnh cao áp huyết, người có hay bệnh hội chứng chuyển hoá cần tập thể dục thường xuyên. Bệnh nhân cần tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày và tập 5 đến 6 lần mỗi tuần. Nếu tập nhiều hơn thì càng tốt.
    • Bỏ thuốc lá vì thuốc lá làm mạch máu dễ bị đông mỡ và nghẽn nên rất tai hại. Những bệnh nhân có hội chứng chuyển hoá dễ bị nghẽn mạch máu nên lại cần phải tránh hút thuốc lá.

    Tập thể dục giúp cơ thể dẻo dai là tiền đề cho việc phòng chống hội chứng chuyển hóa

    Phòng bệnh

    • Có chế độ ăn lành mạnh nhiều ra hoa quả. Chọn thịt trắng, nạc hoặc cá thay cho thịt đỏ. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn hoặc sấy khô. Giảm muối.
    • Tích cực vận động. Vận động với cường độ vừa phải trong 30 – 690 phút trong hầu hết các ngày trong tuần.
    • Khám sức khỏe định kỳ. Kiểm tra huyết áp, cholesterol và đường máu thường xuyên. Tích cực thay đổi lối sống hơn nếu các số đo không được như mong muốn.

    Dược sĩ Hưng


    Tra-tang-huyet-ap-An-Binh

    TRÀ AN BÌNH – MANG LẠI CUỘC SỐNG BÌNH AN

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội