HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Huyết áp - tim mạch

    Huyết áp thấp có uống được sâm không?

    Nhân sâm từ xưa đến nay vẫn được xem là loại “thần dược” giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được nhân sâm. Với những người sốt cao, lạnh bụng bị tiêu chảy nếu dùng nhân sâm sẽ gặp vạ. Với những người bị huyết áp thấp, dùng sâm thì tốt nhưng đối với những người huyết áp cao, mặt đỏ bừng bừng, nóng trong người thì dùng sâm huyết áp sẽ càng cao gây nguy hiểm cho tính mạng.

    Hồng sâm 5 g thái phiến; gà mái 1 con (chừng 750 g) bỏ phủ tạng, luộc sôi khoảng 3 phút rồi cho vào nồi đất hầm thật nhừ cùng nhân sâm, thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài thuốc này thích hợp với bệnh nhân huyết áp thấp kèm theo các biểu hiện gầy yếu, mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, hay khó thở, chóng mặt, trí nhớ giảm sút…

    Theo y học cổ truyền, huyết áp thấp phần lớn do khí huyết hư nhược gây nên. Nhân sâm vốn là thuốc đại bổ nguyên khí, có khả năng nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường trương lực mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch và cải thiện quá trình cung cấp ôxy. Vì vậy, nó có tác dụng làm tăng chỉ số huyết áp.

    Dưới đây là một số cách dùng cụ thể:

    – Hồng sâm 3 g, đùi gà 2 cái, kỷ tử 20 g, rau sống, hành, gừng tươi, rượu vang, đường trắng, bột mì vừa đủ. Hồng sâm thái phiến mỏng, đem ngâm với 150 ml rượu trắng trong 3 ngày; đùi gà rửa sạch, để ráo nước rồi rán vàng. Phi hành, gừng cho thơm, bỏ đùi gà, rượu sâm, kỷ tử và gia vị vào hầm cho thật nhừ, chế thêm một chút bột mì cho sánh rồi đổ ra đĩa, ăn nóng.

    Công dụng: Ích khí, dùng cho người bị huyết áp thấp có kèm theo mệt mỏi (mất sức, chân tay rã rời), chán ăn, đại tiện lỏng loãng, lưng đau gối mỏi…

    – Nhân sâm 5 g, long nhãn 20 g, liên nhục 20 g, lòng đỏ trứng gà 2 cái, đường đỏ 30 g. Sâm thái phiến mỏng, đem hầm cùng long nhãn và liên nhục cho nhừ rồi cho lòng đỏ trứng gà vào đánh đều, chế đường đỏ, dùng để ăn điểm tâm.

    Công dụng: Ích khí dưỡng huyết, bổ tâm tráng thần; dùng cho người bị huyết áp thấp có biểu hiện hay hồi hộp đánh trống ngực, tinh thần bạc nhược, dễ lo sợ, ngủ kém, hay mê mộng, chán ăn…

    – Hồng sâm 3 g, hoàng kỳ 9 g, đương quy 9 g, bạch linh 9 g, trần bì 3 g, chích thảo 3 g. Tất cả đem sắc kỹ chừng 1 giờ rồi uống. Cũng có thể lấy các vị tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

    Công dụng: Kiện tỳ ích khí, dưỡng huyết, bổ hư; dùng cho người bị huyết áp thấp có kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, chân tay rã rời, sắc mặt vàng nhợt, kém ăn, đại tiện lỏng nát.

    Nhân sâm rất tốt cho người bị huyết áp thấp

    – Hồng sâm 60 g, ngũ vị tử 60 g, phá cố chỉ 60 g, bạch truật 60 g, hoài sơn 45 g, bạch linh 45 g, ngô thù 30 g, ba kích 30 g, nhục đậu khấu 30 g, long cốt sao 15 g. Tất cả sao thơm, tán bột, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g, uống với nước ấm có pha một chút mật ong hoặc với rượu hâm nóng.

    Công dụng: Ôn thận ích khí, thích hợp với người huyết áp thấp có biểu hiện lưng đau gối mỏi, hay sợ lạnh, dễ vã mồ hôi, đại tiện lỏng nát hoặc hay đau bụng đi lỏng vào sáng sớm…

    – Thục địa 9 g, đương quy 9 g, nhân sâm 6 g, bạch truật 6 g, chích thảo 6 g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả. Các vị sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

    – Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, dùng cho người già bị huyết áp thấp kèm theo tình trạng cơ thể suy nhược, gầy yếu, sắc mặt nhợt nhạt, hay có cảm giác khó thở, ngại nói, trí nhớ giảm sút, chán ăn…

     Theo kinh nghiệm và các tài liệu nghiên cứu, nhân sâm Triều Tiên được xem là tốt hơn cả. Nếu sâm Nhật trong thành phần hóa học chỉ có 8 loại saponin, sâm Mỹ có 14 loại, sâm Trung Quốc có 15 loại thì bạch sâm Triều Tiên có 23 loại và hồng sâm Triều Tiên có tới 26 loại saponin.

     Hồng sâm và bạch sâm khác nhau ở cách chế và chất lượng củ. Hồng sâm được chế từ những củ sâm to, nặng ít nhất 37 g. Những củ không đủ tiêu chuẩn để chế hồng sâm thì làm thành bạch sâm. Hồng sâm đúng tiêu chuẩn thường được đóng vào hộp gỗ (khác với bạch sâm đóng vào hộp giấy).

    Phân biệt sâm thật và sâm giả

    Để xác định được sâm tốt hay không cần đến rất nhiều kiểm nghiệm khoa học. Tuy nhiên, ở mức độ phổ thông chúng ta có thể dùng cảm quan để nhận biết chất lượng. Như nhân sâm thường màu óng như mật ong hay màu hổ phách, sâm càng già màu càng đẹp. Củ sâm cứng, mùi thơm, nhai có vị ngọt đắng. Trên đầu các củ sâm thường có những gạch nhỏ thể hiện năm tuổi. Mỗi năm tuổi của sâm được thể hiện bằng một gạch. Sâm giả thường có màu đen và không có gạch thể hiện năm tuổi.

    Trên thị trường hiện nay, nhân  sâm thường được làm giả từ đậu đũa dại, sâm đất, thương lục (dân gian thường gọi là “sâm voi”), niễng rừng và hoa sơn sâm, trong đó sâm đất và thương lục được dùng nhiều nhất.

    Sản phẩm từ sâm thật giả lẫn lộn, người tiêu dùng rất khó nhận biết nên cách tốt nhất là nên chọn mua ở những cửa hàng phân phối uy tín.

     Dược sĩ Hưng

    Tra-tang-huyet-ap-An-Binh

    TRÀ AN BÌNH – MANG LẠI CUỘC SỐNG BÌNH AN
    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội