HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Huyết áp - tim mạch

    Phòng và chữa trị huyết áp thấp trong mùa lạnh

    Những người mắc bệnh huyết áp thấp thường có cảm giác chân tay lạnh, đặc biệt là vào mùa đông. Do đó, việc giữ gìn sức khỏe đối với những bệnh nhân huyết áp thấp và vô cùng cần thiết nhất là trong tiết trời giá lạnh thế này.

    Thời điểm này cũng là lúc nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh lệch nhiều, lúc nóng, lúc lạnh, độ ẩm cũng giảm nên dễ sinh bệnh tật, đặc biệt đối với những người huyết áp thấp, cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh, cảm lạnh hay mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt do tụt huyết áp.

    Căn bệnh … sợ mùa lạnh

    Khi thời tiết chuyển mùa, bắt đầu se se lạnh là chị Huệ (34 tuổi, Hưng Yên) lại chuẩn bị trước cho mình đủ các thứ thuốc để đối phó với bệnh huyết áp thấp của mình. Do đặc thù công việc là nhân viên kinh doanh nên chị Huệ thường xuyên phải ra ngoài, đồng nghĩa với việc tiếp xúc nhiều với không khí lạnh ở bên ngoài. Mỗi lần gặp lạnh là chị lại nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, dù chị đã mặc áo trong áo ngoài nhưng chân tay vẫn lạnh buốt. Có lần, vừa đi gặp khách hàng về đến văn phòng thì chị bị ngất xỉu, phải vào bệnh viện cấp cứu.

    Theo các bác sỹ, do chị Huệ bị huyết áp thấp, thể trạng vốn yếu, công việc kinh doanh phải đi lại vất vả nên khi gặp thời tiết lạnh, dễ bị nhiễm lạnh, hoa mắt chóng mặt, huyết áp tụt xuống thấp quá nên bị ngất.

    Huyết áp thấp – cẩn thận với các biến chứng

    Có hai loại huyết áp thấp: Huyết áp thấp nguyên phát và huyết áp thấp thứ phát.

    – Huyết áp thấp nguyên phát thường không rõ căn nguyên gây bệnh, nhưng lại rất phổ biến ở phụ nữ, hay gặp ở giai đoạn dậy thì, sau khi sinh con và tiền mãn kinh. Huyết áp thấp thứ phát có căn nguyên cụ thể, do các vấn đề bệnh lý như suy tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận, viêm tụy mạn tính, viêm đại tràng và dạ dày kéo dài gây suy nhược cơ thể…

    – Huyết áp thấp thứ phát khó chữa hơn so với huyết áp thấp nguyên phát, do khó tìm ra căn nguyên cụ thể và triệu chứng thì rất đa dạng. Nhẹ thì mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, da xanh xao kém tươi tắn… Nặng có thể bị choáng váng, xây xẩm mặt mày, vã mồ hôi lạnh, ngất xỉu… Người có huyết áp thấp chỉ cần gặp lạnh, gặp mưa, đứng lên ngồi xuống hay căng thẳng công việc, stress là đã xây xẩm mặt mày, hoa mắt, chóng mặt, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình.

    Huyết áp thấp gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể

    – Khi huyết áp bị tụt xuống mức quá thấp, hệ thống thần kinh suy giảm, dinh dưỡng và oxy đến não, thận bị ảnh hưởng, gây tổn thương cho các cơ quan này, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não (tỷ lệ tai biến mạch máu não do huyết áp thấp chiếm khoảng 30%); suy nhược thần kinh; thiểu năng động mạch vành… rất nguy hiểm đến tính mạng.

    Điều trị huyết áp thấp cần thực hiện các biện pháp tổng thể

    – Thông thường, khi huyết áp xuống thấp, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng các thuốc có tác dụng nâng huyết áp tạm thời, cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, sau khi ngừng sử dụng thuốc thì chỉ số huyết áp của người bệnh lại bị tụt giảm, những triệu chứng khó chịu của huyết áp thấp lại tát phát khi gặp các yếu tố như thời tiết, stress hoặc đơn giản chỉ là đứng lên, ngồi xuống.

    – Vì vậy, để điều trị huyết áp thấp, dần đưa huyết áp trở về trị số bình thường, ổn định, người bệnh cần kiên trì thực hiện các biện pháp tổng thể. Trước tiên là thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý với thực đơn dinh dưỡng đầy đủ, cần ăn đúng bữa, không được bỏ bữa, có thể tăng lượng muối trong khẩu phần ăn, uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… Tránh căng thẳng, stress, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, bình tĩnh. Vào mùa lạnh, cần mặc đủ ấm, tránh gió lùa trực tiếp vào người.

    Mách bạn nho nhỏ

    – Song song với việc thực hiện các biện pháp trên, người bị huyết áp thấp có thể dùng các vị thuốc hay bài thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực. Theo Đông y, nguyên nhân gây ra huyết áp thấp là do khí huyết lưỡng hư. Vì vậy, cần phải bồi bổ khí huyết thì huyết áp mới ổn định lâu dài.

    – Người bị huyết áp thấp có thể sử dụng trà tăng huyết áp An Bình – được làm từ các thành phần thảo dược: Nhục quế, quế chi, cam thảo, can khương (dựa theo bài thuốc cổ phương Quế chi cam thảo thang gia vị – Ôn bổ tâm dương), có tác dụng hỗ trợ điều trị huyết áp thấp, giúp trừ lạnh, làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết. Dùng khi huyết áp thấp, tỳ vị hư nhược, nôn, chân tay lạnh. Trà Tăng huyết áp  An Bình được bào chế bằng công nghệ chiết xuất đặc biệt (Công nghệ Chi-Alco), giúp giữ được những hoạt chất quý của thảo dược, mang lại cho sản phẩm tác dụng vượt trội và nhanh chóng. Ngoài ra, Trà Tăng huyết áp An Bình còn giúp phục hồi sinh khí, tăng cường chuyển hóa năng lượng giúp cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

    – Dùng trà tăng huyết áp An Bình thường xuyên sẽ giúp người bệnh bồi bổ và lưu thông khí huyết, dần đưa huyết áp về trị số bình thường, giúp tăng cường sinh lực, chống suy nhược thần kinh…

    Dược sĩ Hưng


    Tra-tang-huyet-ap-An-Binh

    TRÀ AN BÌNH – MANG LẠI CUỘC SỐNG BÌNH AN

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội