HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Chú ý với những bệnh cơ xương khớp thường gặp ở trẻ

    Theo tiến sĩ Phạm Quang Thuận, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Thể thao Việt Nam, có nhiều bệnh lý cơ xương khớp ở trẻ em cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh biến chứng nguy hiểm về sau:

    Đau cơ, đau xương phát triển
    Đây là loại bệnh cơ xương khớp rất hay gặp ở trẻ em, phổ biến ở trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Bệnh tiến triển là do trẻ hoạt động quá mức hoặc lớn quá nhanh, xương phát triển chậm không theo kịp sự phát triển của cơ bắp. Biểu hiện của bệnh là đau chân dai dẳng, khó cử động. Trẻ thường đau vào buổi tối sau một ngày hoạt động.
    Trẻ từ 12 đến 16 tuổi cũng thường xuyên mắc bệnh Osgood-Schlatter gây sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè, do vận động khớp quá mức. Bệnh gây viêm xương chày ngay phía dưới đầu gối, chỗ dây chằng rộng gắn vào. Dấu hiệu đặc trưng gồm căng cơ, đau và sưng ngay bên dưới gối và thường đau nhức hơn khi cử động.
    Nếu đã bị bệnh, trẻ cần ngưng tất cả hoạt động thể lực cho đến khi khớp gối lành hẳn, trường hợp đau ít có thể tiếp tục vận động nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Bệnh Osgood-Schlatter chỉ là tạm thời, và sẽ hết đau sau khi xương trẻ ngừng tăng trưởng ở độ tuổi trưởng thành.
    Thấp khớp
    Thấp khớp thường xảy ra ở trẻ 5 – 15 tuổi, nhất là vào mùa lạnh hay mưa ẩm, đặc biệt ở những nơi có điều kiện sống và vệ sinh kém (tỷ lệ là 4 – 5/1.000 trẻ em Việt Nam dưới 15 tuổi).
    Thấp khớp cấp là một bệnh lý viêm lan tỏa của tổ chức liên kết vùng khớp và một số cơ quan khác như da, tổ chức dưới da, tim, thần kinh trung ương… thường khởi đầu bằng viêm họng đỏ cấp tính, sốt và đau họng. Sau 7-10 ngày bệnh toàn phát với sốt cao, mệt mỏi, xanh xao, nổi ban đỏ ở da, sưng, nóng đỏ và đau các khớp lớn… kéo dài chừng 5-7 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng gì.
    Khi đã có chẩn đoán thấp khớp cấp, trẻ phải được điều trị phòng thấp để ngăn chặn sự tái phát và tránh các tổn thương tại tim. Thời gian điều trị phòng thấp kéo dài 5-10 năm hay suốt đời, tùy thuộc vào diễn tiến và thể bệnh.
    Đây là một loại bệnh tự miễn và do đó thường gây ra các tổn thương ở nhiều cơ quan như: khớp (viêm khớp), tim (viêm cơ tim, viêm các màng tim, rối loạn dẫn truyền), thần kinh (múa vờn Sydenham), da (hồng ban vòng Besnier), mô dưới da (nốt cục dưới da, hạt Meynet), phổi và màng phổi, thận, màng bụng, mạch máu…
    Các bậc phụ huynh phải đặc biệt chú ý khi trẻ có những đấu hiệu đau cơ xương khớp
    Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
    Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, là nguyên nhân hay gặp nhất trong các bệnh lý khớp háng.
    Cơ chế gây hoại tử chỏm xương đùi thường do thiếu máu nuôi dưỡng sau gãy cổ xương đùi di lệch hoặc trật khớp háng; tắc nghẽn mạch do trật khớp háng, tăng áp lực trong xương, nhiễm độc… Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi khiến bệnh tiến triển có thể kể đến như dùng Steroid dài ngày, nghiện rượu, thuốc lá, mắc bệnh gan, thận mãn tính…
    Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ cho dùng thuốc, kích thích điện hay tiến hành khoan giảm áp, ghép xương, đục xương sửa trục… Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, các bác sĩ sẽ phải thay khớp háng nhân tạo giúp người bệnh hết đau, cải thiện chức năng khớp háng, đi lại, vận động tốt.
    Viêm cột sống dính khớp
    Trẻ từ 8 đến 15 tuổi rất dễ mắc phải loại bệnh này. Biểu hiện của bệnh là đau cột sống lưng, lưng cứng, hạn chế vận động, đi lại khó khăn. Người bệnh sốt, gầy sút, mệt mỏi. Khi bệnh đã rõ, cột sống thắt lưng đau nhiều, tình trạng đau thường nặng về đêm, cứng cột sống, nhất là lúc sáng sớm mới ngủ dậy.
    Khi thấy trẻ có những biểu hiện này nên đưa đi khám tại các chuyên khoa xương khớp để bác sĩ ra phác đồ điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh diễn biến kéo dài có thể có những tổn thương nội tạng kèm theo. Sau một thời gian toàn bộ cột sống dính không còn khả năng vận động, bệnh nhân có thể bị gù, vẹo cột sống, không đứng thẳng, không ngồi xổm được. Bệnh còn có thể gây ra những biến chứng như suy hô hấp, tâm phế mãn, lao phổi, liệt hai chi dưới.
    Ở giai đoạn sớm của bệnh, các bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến vận động của cột sống và khớp. Khi bệnh đã phát triển quá nặng, bên cạnh các điều trị nội khoa và vật lý trị liệu, phẫu thuật là biện pháp có thể cải thiện được về chức năng và hình thái của người bệnh.
    Lưu ý: Viêm cột sống dính khớp là một bệnh mạn tính, cần điều trị lâu dài. Do vậy, bệnh nhân phải kiên nhẫn dùng thuốc và tập vật lý trị liệu để giảm các di chứng. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng, người bệnh sẽ không có di chứng gì tại khớp. Sau khoảng 5 năm điều trị, họ hồi phục gần như bình thường. Bệnh khởi phát mạnh ở độ tuổi 10-19 nhưng đến tuổi 30-40, bệnh sẽ giảm dần hoặc không tiến triển nữa.
    Biến dạng cột sống (học đường)
    Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển hiện nay, đòi hỏi con người phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ. Do vậy áp lực học tập đối với trẻ em ngày càng lớn. Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ làm xuất hiện nhiều loại bệnh ở học đường gây giảm khả năng học tập của các em. Một trong số đó là căn bệnh cong vẹo cột sống – căn bệnh thường gặp ở các trẻ có độ tuổi từ 6-18 tuổi (độ tuổi đang trong giai đoạn phát triển và cấu trúc xương chưa hoàn thiện). Theo nghiên cứu thống kê, tại Việt Nam tật cong vẹo cột sống chiếm tỷ lệ từ 15- 25% các bệnh học đường thường gặp phải ở trẻ em.
    Biến dạng cột sống học đường do các em ngồi học không đúng tư thế hoặc mang cặp sách quá nặng
    Cong vẹo sột sống (biến dạng cột sống) là tình trạng cột sống bị nghiêng, lệch về một phía hoặc bị cong về phía trước hay phía sau. Do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường của nó vốn có.
    Khi biến dạng: cột sống có thể bị lệch sang phải hoặc sang trái (gọi là vẹo cột sống) hoặc uốn cong quá mức về phía trước gọi là ưỡn; về phía sau gọi là gù hay giảm độ cong của các đoạn cong sinh lý.
    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em như: học sinh ngồi học không đúng tư thế; bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh; đeo cặp sách quá nặng, không đều hai bên; thiếu ánh sáng nơi ngồi học (học sinh phải cúi đầu khi đọc, khi viết), bảng kém chất lượng; các tư thế xấu như: đi, đứng, ngồi không đúng tư thế, cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi. Ngoài ra, cong vẹo cột sống còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thể trạng học sinh kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm.
    Tác hại của cong vẹo cột sống:
    • Cong vẹo cột sống làm lệch trọng tâm cơ thể, khiến học sinh ngồi học không được ngay ngắn. Gây cản trở cho việc đọc, viết. Căng thẳng thị giác và làm trí não mất tập trung. Do vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập.
    • Gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ do dị dạng thân hình.
    • Gây ảnh hưởng tới sự vận động của hệ thống cơ xương, trẻ không thể tham gia các hoạt động thể thao như các bạn bè cùng trang lứa.
    • Ngoài ra cong vẹo cột sống còn ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi, ảnh hưởng đến phát triển khung chậu. Do đó ảnh hưởng đến việc sinh nở của học sinh nữ khi đến tuổi làm mẹ.

     Dược sĩ Hưng


    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương