HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Áp xe vú – nguyên nhân và phương pháp điều trị

    Áp xe vú là gì?
    Áp xe vú là tình trạng trong vú có nang giống túi chứa đầy mủ và bao quanh bởi các mô viêm. Một người bị áp xe vú thường do biến chứng của bệnh viêm vú, tình trạng viêm và nhiễm trùng của các mô vú. Viêm và áp xe vú là do xâm nhập của vi khuẩn vào các mô vú thông qua núm vú và gây ra nhiễm khuẩn các ống dẫn sữa và các tuyến sữa.
    Cơ thể cố gắng để loại bỏ các tác nhân nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách đưa một số lượng lớn các bạch cầu (các tế bào chiến đấu chống vi khuẩn) đến khu vực bị nhiễm bệnh. Trong quá trình tiêu diệt với vi khuẩn, các tế bào máu trắng chết đi, vi khuẩn, các mô chết tồn tại trong các mô bị nhiễm bệnh tạo thành mủ. Các mô xung quanh cũng bị viêm và gây đau đớn.
    Lớp mỡ của vú rất dày ngay trên mạc nông của ngực (hay bị áp-xe vú tại vị trí này).
    Áp xe vú là bệnh lý khá phổ biến, áp xe vú thường gặp ở phụ nữ cho con bú vì sữa mẹ có thể gây nứt núm vũ tạo điều kiện cho phép vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vú. Áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc người ít vệ sinh cá nhân. Hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển áp xe vú. Trong trường hợp hiếm gặp viêm vú và áp xe vú có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, áp xe vú phổ biến nhất là do nhiễm trùng vi khuẩn, Staphylococcus aureus.
    Nguyên nhân gây áp xe vú
    Sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.
    Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau đây gây áp xe vú sau khi sinh ở nhiều bà mẹ như: Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh; không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa; mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông; sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch…
    Dấu hiệu bị áp xe vú
    Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng áp xe vú là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Có cảm giác sốt, đau tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài.
    Các triệu chứng khác của áp xe bao gồm một khối u vú, thường nằm gần núm vú. Trong một số trường hợp, các khối u vú có thể nằm tại một vùng khác của vú. Các khu vực gần đó cũng cá các triệu chứng đau, sưng, đỏ và có thể cảm thấy nóng khi chạm vào. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, nước ở đầu núm vú, các hạch bị sưng dưới nách. Sưng hạch bạch huyết cũng có thể gây đau.
    Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng áp xe vú là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức…
    Điều trị áp xe vú như thế nào?
    Nếu một áp xe vú không được phát hiện và điều trị kịp thời nó có thể dẫn đến hoại tử ở trường hợp nặng. Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể dẫn đến các biến chứng nặng, thậm chí biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, suy thận và có thể tử vong. Các triệu chứng của biến chứng có thể bao gồm lẫn, hôn mê, mê sảng, co giật, huyết áp tụt đột ngột, sốc, bất tỉnh và hôn mê.
    Thực hiện chẩn đoán của áp xe vú bắt đầu với việc bệnh sử toàn thân bao gồm các triệu chứng và hoàn thành một cuộc kiểm tra cơ thể mà tập trung vào ngực. Áp xe vú thường có thể được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng cơ năng và thực thể.
    Các xét nghiệm có thể được thực hiện gồm Công thực máu(CTM). CTM là một xét nghiệm máu để đo số lượng các loại tế bào máu, bao gồm cả các tế bào máu trắng (bạch cầu). Các loại bạch cầu tăng về số lượng theo những cách đặc trưng trong quá trình lây nhiễm viêm của áp xe vú. Nuôi cấy và kiểm tra kháng sinh đồ (C và S) cũng có thể được thực hiện. Điều này liên quan đến việc dùng một mẫu sữa mẹ bên vú bị ảnh hưởng trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm này xác định loại vi khuẩn gây ra áp xe vú, cũng như các kháng sinh sẽ có hiệu quả nhất trong điều trị nó.
    Bước đầu tiên trong điều trị áp xe vú là ngăn ngừa sự xuất hiện của tác nhân gây bệnh. Phòng ngừa bao gồm duy trì tốt vệ sinh cá nhân với thường xuyên rửa tay, tắm rửa cơ thể bằng xà phòng và nước. Điều quan trọng là những phụ nữ đang cho con bú giữ sạch núm vú của họ trước và sau mỗi kỳ cho con bú, phát hiện ngay bất cứ triệu chứng của bệnh viêm vú hoặc áp xe vú.
    Áp xe vú thường gây ra bởi một nhiễm trùng do vi khuẩn và được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Hỗ trợ điều trị bao gồm nghỉ ngơi, uống tăng nước, bảo đảm dinh dưỡng tốt và sử dụng một khăn ấm áp cho vú và vùng bị viêm. Phụ nữ cho con bú có thể phải ngưng cho con bú bên vú bị ảnh hưởng cho đến khi áp xe vú và nhiễm trùng khỏi hoàn toàn. Điều này thường đòi hỏi phải hút sữa từ vú bị bệnh vì vậy nó không bị căng sữa và cho con bú chỉ từ vú kia. Thuốc giảm đau chỉ nên được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
    Trong một số trường hợp, điều trị áp xe vú là có thể bao gồm chích rạch hoặc trổ chỗ vú bị áp xe chảy dịch mủ ứ đọng, điều này được gọi là một vết mổ dẫn lưu.
    Cách làm thông tia sữa
    Day ép bằng tay: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết;  Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.
    Có thể làm thông tia sữa bằng cách day ép bàng tay.
    Chườm nóng: Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Cùng với các động tác mát-xa hỗ trợ, tình hình sẽ dần được cải thiện.
    Dụng cụ hút sữa: Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh.
    Các bài thuốc dân gian: Điều trị tắc tia sữa không phải đơn giản, đối với những trường hợp tắc nhẹ sau khi day ép, chườm nóng rồi hút, tình hình được cải thiện. Tuy nhiên có những trường hợp sau khi thực hiện những bước trên mọi việc lại đâu vào đấy. Chúng tôi xin giới thiệu một vài bài thuốc lưu truyền dân gian trị tắc sữa rất đã được thực hiện hiệu quả.
    • Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.
    • Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.
    • Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng có tác dụng tương tự.
    Phòng tránh áp xe vú
    Núm vú là phần mà vi khuẩn dễ xâm nhập và làm tắc tia sữa gây áp xe vú. Chính vì thế, điều quan trọng cần chú ý là luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú. Trước khi cho bé bú, bạn cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú. Sau đó, nếu trẻ bú không hết sữa, cần nặn hết sữa ra để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa. Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa.
    Bạn có thể thử các phương cách trên nếu bị tắc tia sữa sau khi sinh con, nhưng nếu thấy tình hình không được cải thiện cần đến gặp các bác sĩ để được điều trị ngay, tránh để lâu mẹ con đều khổ và có thể gây ra áp xe vú gây nguy hiểm.
    Dược sĩ Hưng

    CanxiKing

    CANXI KING – LỚN CÙNG TRẺ EM
    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội