HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh gan mật

    Viêm gan tự miễn – nguyên nhân và triệu chứng

    Bệnh viêm gan tự miễn là gì? Nguyên nhân gây bệnh viêm gan tự miễn? Biểu hiện của bệnh và phương pháp phòng tránh ra sao?

    Gan nằm ở phần trên bên phải của bụng với nhiều chức năng bao gồm:

    • Lưu trữ glycogen (nhiên liệu cho cơ thể) được làm từ đường. Khi cần thiết, glycogen bị phân hủy thành glucose được phát hành vào máu.
    • Hỗ trợ trong việc xử lý chất béo và protein từ thức ăn.
    • Tạo ra các protein cần thiết  giúp cho máu đông lại và ngăn chặn sự chảy máu quá mức.
    • Loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể….

    Viêm gan tự miễn là gì?

    Theo các chuyên gia, viêm gan tự miễn (Autoimmune Hepatitis – AIH) là bệnh gây tổn thương gan do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công hủy hoại tế bào gan. Nhiệm vụ quan trọng của hệ thống miễn dịch chính là bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như virus và vi khuẩn… Thông thường, hệ miễn dịch không phản ứng chống lại các tế bào của cơ thể. Trong trường hợp hệ miễn dịch tấn công các tế bào của cơ thể gây ra phản ứng tự miễn. Theo đó, các yếu tố như vi khuẩn, virus cùng với các độc tố và một số loại thuốc đã kích hoạt đáp ứng tự miễn ở người làm cho hệ miễn dịch hoạt động quá mức nên dẫn đến hiện tượng tự miễn.

    Nguyên nhân gây viêm gan tự miễn

    Nguyên nhân của viêm gan tự miễn hiện nay vẫn chưa được xác định rõ, nhưng bệnh có thể gây ra do một số hóa chất (ví dụ minocycline) và nhiễm virus (ví dụ viêm gan A). Với bản chất không đồng nhất của bệnh, viêm gan tự miễn đã được phân nhóm phụ thành 3 loại dựa trên loại kháng thể được phát hiện. Sự thật là đối với hầu hết các bệnh tự miễn, phụ nữ chiếm đa số trong những bệnh nhân bị mắc viêm gan tự miễn, còn nam giới chỉ chiếm khoảng 10% cho đến 20% trong tất cả bệnh nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây trên những người bị viêm gan tự miễn loại1 không phát hiện sự khác biệt đáng kể về biểu hiện lâm sàng hoặc kết quả điều trị khi so sánh giữa phụ nữ và nam giới.

    Cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng, viêm gan tự miễn xuất hiện là do một loại bệnh tự miễn dịch. Có khá nhiều bệnh tự miễn dịch khác nhau. Ví dụ, viêm khớp dạng thấp, nhược cơ, một số hình thức của bệnh tuyến giáp. Các triệu chứng của từng bệnh phụ thuộc vào một phần hoặc các bộ phận của cơ thể bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch.

    Trong một số bệnh tự miễn dịch có chứa các kháng thể gây hại. Trong viêm gan tự miễn, các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào lympho. Các tế bào lympho này sẽ tấn công tế bào gan gây viêm và tổn thương. Người ta không biết lý do tại sao viêm gan tự miễn hoặc bệnh tự miễn khác xảy ra. Một số yếu tố có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch để tấn công các mô của cơ thể. Có nhiều giả thuyết được đưa ra. Ví dụ, một virus, một chất hóa học hoặc một số yếu tố khác có thể gây ra căn bệnh này. Ngoài ra còn có một yếu tố nữa đó chính là yếu tố di truyền có thể góp phần “tạo” nên căn bệnh này.

    Các triệu chứng của viêm gan tự miễn

    – Bệnh viêm gan tự miễn thường khởi phát hết sức âm thầm, chỉ với một chút cảm giác mệt mỏ và  khó chịu kết hợp với vàng da không nhiều trong một thời gian dài vài tháng đến vài năm; chỉ có một số ít có khởi phát với biểu hiện như một viêm gan virus cấp tính. Bệnh chỉ được thực sự quan tâm khi triệu chứng vàng da trở lên rõ ràng và chẩn đoán được thực hiện.

    – Rối loạn kinh nguyệt cũng được xem là một triệu chứng thường gặp và rất có giá trị gợi ý, thường là mất một hoặc hai chu kỳ kinh nguyệt và điều này xảy ra đồng thời với một đợt vàng da nặng.

    – Chảy máu cam cùng với chảy máu chân răng và xuất huyết  dưới da là các biểu hiện cũng hay gặp.

    – Khi khám bụng có thể thấy gan to chắc và thùy trái thường lớn hơn, tuy nhiên theo các chuyên gia, đó mới chỉ là giai đoạn sớm, còn ở giai đoạn muộn gan thường teo nhỏ và có các biểu hiện của tăng áp lực tĩnh mạch cửa như lách to, cổ trướng và tuần hoàn bàng hệ.

    Ai có nguy cơ mắc viêm gan tự miễn?

    Bệnh viêm gan tự miễn thường xảy ra ở người trẻ tuổi, chủ yếu ở xung quanh tuổi dậy thì, nhưng cũng có các trường hợp xảy ra ở những người 50 – 60 tuổi; bệnh chủ yếu xuất hiện ở nữ (khoảng 70%).

    Phải làm gì khi bị viêm gan tự miễn?

    Khi bệnh nhân phát hiện mình bị viêm gan tự miễn, bệnh nhân cần đến ngay các bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên gan để khám và làm các xét nghiệm chuyên sâu, từ đó đánh giá được mức độ bệnh của mình để có phương án điều trị kịp thời và phù hợp.

    Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt và kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân cũng cần chú ý đến vấn đề sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

    – Bệnh nhân cần tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh và 200g quả chín tươi).

    – Không nên ăn các loại mỡ động vật mà thay bằng dầu thực vật, dầu đậu nành hay dầu mè.

    – Không nên sử dụng rượu, bia và thuốc lá cũng như các chất kích thích khác.

    – Ngoài ra cần tập thể dục nhẹ nhàng và giữ gìn lối sống lành mạnh.

    Kết luận

    Bệnh viêm gan tự miễn nếu không chữa trị kịp thời thì biến chứng sang xơ gan và suy gan là rất lớn. Ngoài ra bệnh nhân bị viêm gan tự miễn còn có nguy cơ tử vong rất cao nếu bị chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản. Vì thế, chúng ta cần chú ý đến các triệu chứng của bệnh, khi thấy cơ thể có sự biến đổi khác thường thì cần đi kiểm tra ngay để phát hiện bệnh kịp thời nhắm tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

    Dược sĩ Hưng


    giải độc gan

    GIẢI ĐỘC GAN AN BÌNH
    GAN TỐT – SỨC KHỎE TỐT
     

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội