HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin nổi bật

    Xử lý khi bé bị tiêu chảy

    Hầu như trẻ em nào cũng có thể bị tiêu chảy (đi ngoài). Đây là bệnh dễ gặp và đa phần được điều trị tại nhà. Vì vậy, nếu xử trí không đúng cách, bệnh có thể trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

    BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN TIÊU CHẢY Ở TRẺ

    bebitieuchay23213

    Tiêu chảy là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ

    Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.

    Bệnh tiêu chảy ở trẻ thường xảy ra khi :

    Bé dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn

    Bé vô tình tiếp xúc với phân của người mắc bệnh.

    Cha mẹ chưa có chế độ ăn uống khoa học cho bé

    Hoặc do bé dùng một số loại thuốc có thể gây ra tiêu chảy  (thường gặp là tiêu chảy do trẻ uống kháng sinh)

    Nhiễm Virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng.

    Dị ứng thức ăn, do bé không dung nạp được thức ăn

    Ngộ độc…

    HẬU QUẢ CỦA BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ

    Tiêu chảy kéo dài thường bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng nặng, giảm miễn dịch và dễ gây tử vong.

    Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba.

    XỬ LÝ KHI BÉ BỊ TIÊU CHẢY

    1. Bù nước

    Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sức khoẻ khi trẻ bị tiêu chảy là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột. Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.

    2. Chế độ ăn uống  

    che_do_an_cho_tre_tieu_chay_keo_dai

    Chú ý đến chế độ ăn uống trong việc điều trị tiêu chảy ở trẻ

    Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy. VIệc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ.

    Nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều lactose, giảm dị ứng prô-tê-in sữa bò và tránh những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.

    Cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú), chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.

    3. Bổ sung men vi sinh (Men tiêu hóa)

    Khi bé bị tiêu chảy, cần bổ sung ngay men vi sinh cho bé. Men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau:

    Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

    Nếu trẻ bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có chức năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.

    Như vậy, khi trẻ bị tiêu chảy do bất kỳ nguyên nhân nào, nếu được bổ sung men vi sinh phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhanh hồi phục sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng nặng của tiêu chảy như mất nước, suy dinh dưỡng,kém ăn, chuyển tiêu chảy cấp sang tiêu chảy kéo dài,…

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại men tiêu hóa sống, xong 1 loại men tiêu hóa sống tốt phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

    – Phải là chủng vi sinh vật được định tên rõ ràng, có hoạt lực mạnh nhất như Lactobacilus acidophilus La-5, Bifidobacterium Bb-12 và Streptococcus thermophilus TH-4.

    – Hàm lượng của các chủng vi sinh vật này phải từ 107 Cfu trở lên.

    – Các chủng vi sinh vật này phải đảm bảo sống sót khi bảo quản tại các nhà thuốc. Điều này chỉ có thể được đảm bảo nếu men tiêu hóa sống được sản xuất bởi công nghệ bao vi nang, đặc biệt là công nghệ Polysaccharide Matrix.

    – Các chủng vi sinh vật này cộng sinh và phát huy tác dụng tại ruột non là nơi có độ PH ≈ 6.5. Do vậy các chủng vi sinh vật này phải sống sót khi đi qua dạ dày là nơi có độ PH ≈ 1.5. Điều này chỉ có thể được đảm bảo nếu men tiêu hóa sống được sản xuất bởi công nghệ bao vi nang, đặc biệt là công nghệ Polysaccharide Matrix.

    image002

    Các chủng vi khuẩn có ích giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

                                                                                                     Dược sỹ Như


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương