HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh rong kinh

     
    Rong kinh được chia làm hai loại: thực thể và cơ năng.
     
    • Rong kinh thực thể là hành kinh kéo dài do có nguyên nhân thực thể tổn thương ở tử cung như cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng (có hay không rụng trứng, u tế bào hạt), liên quan đến thai, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)…
     
    • Ngược lại, trong rong kinh cơ năng, nguyên nhân chính thường do rối loạn nội tiết. Rong kinh cơ năng thường hay gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản, tức là thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong độ tuổi sinh sản, rất ít khi có rong kinh cơ năng.
    Đặc biệt, rong kinh tập trung ở những phụ nữ có nguy cơ cao bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, sắp mãn kinh, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mạn, bệnh tim hoặc thận mạn, bệnh lupus đỏ…
     
    1. Triệu chứng của bệnh rong kinh
    •  Kinh nguyệt ra nhiều đến nỗi ướt đẫm 1 hay nhiều băng vệ sinh hay tampons mỗi giờ, kéo dài nhiều giờ.
    •  Cần phải dùng một lúc 2 cái băng
    •  Cần phải thay băng trong đêm
    •  Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
    •  Kinh nguyệt gồm những cục máu đông lớn
    •  Kinh nguyệt nhiều đến nỗi không làm việc bình thường được
    •  Đau bụng dưới liên tục
    •  Chu kỳ kinh nguyệt không đều
    •  Hay mệt, hơi thở ngắn và dốc, triệu chứng của bệnh thiếu máụ
    2. Nguyên nhân của bệnh rong kinh
     
    Trong vài trường hợp, người ta không biết được nguyên nhân của bệnh nàỵ Những nguyên nhân thông thường gồm có:
     
    – Rối loạn kích thích tố: Cần có một sự thăng bằng giữa 2 kích thích tố nữ estrogen và progesterone để việc rụng trứng, tạo màng dày trong tử cung và hành kinh được suông sẻ. Nếu vì một lý do nào đó, sự thăng bằng này bị xáo trộn, màng tử cung sẽ dày lên quá độ và khi tróc ra tạo nên kinh nguyệt quá nhiềụ Tình trạng mất thăng bằng này xẩy ra nhiều nhất nơi những cô gái tuổi dậy thì, có kinh lần đầu tiên, và những phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh. Một vài bệnh cũng gây ra xáo trộn thăng bằng này, thí dụ như bệnh suy tuyến giáp trạng. Dùng hormone bừa bãi cũng có thể gây ra tình trạng nàỵ
     
    – Bướu sợi tử cung: thường xẩy ra trong tuổi mang thai và gây ra rong kinh.
     
    Hai nguyên nhân trên gây ra tới 80% tất cả những trường hợp rong kinh.
     
    – Những nguyên nhân khác gồm có:
    • Bướu polyps là những cục bướu nhỏ có chân, mọc trong thành tử cung
    • Bướu nước (cyst) buồng trứng
    •  Buồng trứng rối loạn không làm ra trứng và rụng trứng được.
    • Đặt vòng xoắn ngừa thai
    •  Mang thai bị biến chứng
    •  Ung thư
    •  Thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc trị đau nhức nhóm Nsaid…
    • Một số các bệnh khác
    3. Chuẩn đoán bệnh rong kinh
    • Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tử cung và buồng trứng.
    • Đôi khi, một mẫu niêm mạc tử cung được lấy trong quá trình khám âm đạo.
    • Xét nghiệm máu được thực hiện để xác định thiếu máu và các xét nghiệm khác như hormon tuyến giáp và sinh sản.
    • Định lượng các nội tiết tố.
    • Nạo buồng tử cung sinh thiết.
    • Chụp buồng tử cung
    • Phiến đồ âm đạo nội tiết.
    • Siêu âm: Là biện pháp thăm dò có kết quả, đặc biệt trong phát hiện các khối u.
    4. Hậu quả của bệnh rong kinh
     
    Bị rong kinh lâu ngày có thể đưa tới những biến chứng sau:
    • Thiếu máu do thiếu chất sắt: Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do ăn uống không đủ chất sắt. Những phụ nữ bị rong kinh càng dễ bị thiếu máu hơn vì số lượng máu, trong đó có chứa nhiều chất sắt, mất đi quá nhiều làm cơ thể bị thiếụ Bệnh thiếu máu sẽ làm bạn dễ mệt mỏi, không hoạt động thể chất được, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt…
    • Đau bụng dữ dội khi có kinh
    •  Hiếm muộn
    • Toxic shock syndrome: là một hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm, thường là do dùng tampon để trong âm đạo lâu quá 8 tiếng đồng hồ. Triệu chứng gồm có sốt rất cao, tiêu chẩy, đau cổ họng, cảm thấy rất yếu ớt, tay chân tróc da, huyết áp xuống thấp gây nguy hiểm
    5. Điều trị bệnh rong kinh
    • Sử dụng kết hợp của estrogen và Progestogen  để giảm chảy máu kinh nguyệt.
    • Bổ sung sắt được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu
    • Dùng Que cấy ghép cấy dưới da ở bên trên cánh tay. Điều này có thể kiểm soát chảy máu tối đa 3 năm. Nếu bạn muốn mang thai, thì phải gỡ bỏ que cấy ghép này.
    • Tiêm hormon nữ tổng hợp Acetate vào sâu trong cơ bắp mỗi 3 tháng/lần vào cánh tay hoặc phía trên mông.
    • Cắt bỏ màng trong tử cung, áo niêm mạc tử cung khoảng 5-6 mm
    • Thủ thuật cắt bỏ tử cung để dừng hiện tượng kinh nguyệt vĩnh viễn. Trong nhiều trường hợp, cổ tử cung cũng được cắt bỏ cho những bệnh nhân đã qua thời kỳ sinh đẻ. Nói chung việc lựa chọn điều trị phẫu thuật này phụ thuộc vào kích thước tử cung hoặc bệnh nhân muốn giữ lại tử cung.
    6. Cách phòng ngừa bệnh rong kinh
    • Nữ giới trên 18 tuổi và có hoạt động tình dục nên thường xuyên khám phụ khoa mỗi năm và làm Pap test định kỳ. Tuy nhiên, nếu có chu kỳ kinh nguyệt quá bất thường thì nên đi khám bệnh ngaỵ
    • Nếu đau bụng nhiều hoặc lượng máu kinh ra quá nhiều dù đã uống thuốc nhưng vẫn không hết thì nên đến cơ sở y tế khám
    • Nằm nghỉ nếu bạn ra máu quá nhiều
    • Ghi lại con số băng vệ sinh đã dùng để bác sĩ có thể ước lượng số máu bị mất. Nếu dùng tampon, nên thay thường xuyên ít nhất là mỗi 4 giờ.
    •  Không uống thuốc aspirin vì thuốc này có thể làm tăng chẩy máụ Thuốc ibuprofen (Motrin, Advil..) chữa đau bụng khi có kinh công hiệu hơn aspirin.
    • Uống thêm chất sắt sau khi hỏi ý kiến bác sĩ
    •  Giữ sức khỏe tổng quát bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, tránh stress nếu có thể.
    Chế độ ăn uống cho người bị rong kinh 
     
    Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ,chị em nên bổ sung vào thành phần bữa ăn hằng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát… Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt… Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.. 

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội