1. Yếu tố gây bệnh
Phụ nữ mang thai, yếu tố di truyền, đổ mồ hôi nhiều, bệnh nhân có một bệnh nặng ở nội tạng, bệnh nhân có lượng cortisone trong người nhiều hơn người bình thường, bệnh nhân được điều trị corticoides lâu ngày.
Bệnh gây trở ngại trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh lây trực tiếp từ người này qua người khác hay lây qua đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo, mùng, mền, chiếu, gối…
Lang ben ở lưng
2. Biểu hiện của bệnh
Vùng phơi ra ánh sáng: là một đốm hay một mảng có màu trắng.
Vùng không phơi ra ánh sáng: đốm hay mảng có màu cà phê sữa, màu hồng, màu nâu, màu đất. Vì thế bệnh lang ben còn có tên bệnh nấm nhiều màu (TINEA versicolor). Trên bề mặt của sang thương có vảy mịn, cạo ra như phấn.
– Bệnh lang ben không ngứa hay ngứa ít, nhưng khi ra nắng, đổ mồ hôi thì ngứa nhiều.
– Bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh phong, bệnh bạch biến vì thế bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán đúng.
Ngoài bệnh lang ben thường hay gặp, loại nấm Malassezia furfur cũng có thể gây bệnh viêm nang lông (pityriasis folliculitis), viêm da tăng tiết bã (seborrhoeic dermatitis), gầu (dandruff); đôi khi chúng xâm nhập vào máu gây nên nhiễm nấm máu.
Nấm pityrosporum gây bệnh lang ben
Bệnh lang ben thường gây tổn thương trên da chủ yếu ở vị trí 1/2 phía trên thân người như mặt, cổ, lưng, ngực…; hiếm gặp ở đùi chân và cẳng chân. Nấm ngăn cản sự hấp thu tia cực tím trong ánh sáng mặt trời nên càng ra nắng, phần da lành của người bệnh càng bị sẫm màu, nơi tổn thương càng nổi rõ.
Nơi da bị nhiễm nấm thường có những mảng da đổi màu, ranh giới rõ, có thể có màu trắng, hồng, vàng hoặc nâu phụ thuộc vào sắc tố da bình thường, sự tiếp xúc ánh sáng mặt trời và mức độ bệnh. Tổn thương trên da thường xếp thành từng đám, có vảy.
Khi ra nắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc khi có mồ hôi đổ ra sẽ gây ngứa ngáy, râm ran khó chịu, có cảm giác như kim đâm. Bệnh lang ben thường hay gặp ở lứa tuổi từ 15-17 nên còn được gọi là bệnh lang lớn. Bệnh này cũng có thể gặp ở trẻ em và cả người già.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh
Chẩn đoán bệnh lang ben đơn giản bằng cách chiếu đèn Wood lên da, chỗ da bị tổn thương sẽ phát huỳnh quang màu vàng xanh lá cây nhạt. Có thể xét nghiệm trực tiếp bằng cách soi trực tiếp vảy da trong dung dịch KOH 20% hay xanh methylene sẽ thấy những tế bào nấm men tròn với kích thước tới 8µm và những sợi nấm ngắn với kích thước từ 2,5 – 4µm, cong, ít phân nhánh. Đôi khi gặp những tế bào nấm hình ovale, hình trụ, kích thước từ 1,5 – 2,5µm x 3 – 3,5µm xếp thành từng đám.
Điều trị bệnh nấm lang ben thường dùng dung dịch BSI, ASA 1% hoặc 2% bôi lên chỗ da bị tổn thương, kết hợp bôi mỡ benzosali trong thời gian từ 2 – 3 tuần. Tốt nhất là dùng các loại thuốc azole bôi tai chỗ; thuốc có dạng kem, dung dịch, dầu gội hoặc xà phòng như sastid, kelog, nizoral… Trong những trường hợp nặng, có thể uống ketoconazole 400mg/ngày, dùng từ 5 – 10 ngày hoặc itraconazole 200mg/ngày, dùng từ 5 – 7 ngày.
Màu sắc da sẽ trở về bình thường với thời gian chậm trong nhiều tháng sau khi đã điều trị hết nấm gây bệnh. Bệnh lang ben do nấm thường hay tái phát, vì vậy có thể cần điều trị dự phòng khi có chỉ định của bác sĩ.
Phòng bệnh
– Bôi dự phòng mỗi tháng vài ngày, giặt, nấu và ủi quần áo để diệt nấm.
– Tránh để da bị nhờn và ẩm ướt thường xuyên.
+ Có thể dùng thuốc nam để chữa lang ben
– Lá muồng trầu giã nát xát vào nơi bị lang ben (xát rộng ra nơi không nhìn được bằng mắt thường), có thể cho thêm vào ít muối và nước cốt chanh).
– Hoặc rau răm nguyên cây giã nát, cho thêm rượu vào bôi rộng lên chỗ lang ben
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi