HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Loãng xương ở nam giới

    Loãng xương là một trong những căn bệnh phổ biến ở nữ giới. Nói như thế không có nghĩa là nam giới không bị loãng xương. Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 20% nam giới bị loãng xương. Chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ đã có hơn 2 triệu đàn ông mắc căn bệnh này. Đồng nghĩa với việc cứ 4 người đàn ông trên 50 tuổi thì sẽ có 1 người bị  gãy xương có liên quan đến loãng xương.

    Theo các chuyên gia, đây tuy không phải là một con số đáng kinh ngạc nhưng hầu hết đàn ông thường có suy nghĩ loãng xương chỉ là bệnh phụ nữ. Do đó, khi nó tiến triển họ thường không mấy bận tâm hoặc thậm chí là không biết cho đến khi gãy xương xảy ra.

    Loãng xương ở nam giới

    Xương khỏe mạnh và loãng xương

    Nguyên nhân gây loãng xương ở nam giới

    Có rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương ở nam giới như do bệnh tật, nội tiết tố, thói quen hàng ngày…

    Thiếu vitamin D

    Như chúng ta đã biết, xương liên tục phát triển trong một quá trình tự nhiên được  gọi là tân tạo, cùng với các tế bào xương cũ bong ra và các tế bào xương mới phát triển nhằm thay thế. Tuy nhiên, trong quá trình để tạo xương mới, cơ thể cần rất nhiều canxi và vitamin D. Vì nếu không có đủ lượng canxi và vitamin D thì cơ thể sẽ không tạo ra được đủ xương mới, không giữ được mật độ xương kiên cố với canxi và khoáng chất khác.

    Thiếu nội tiết tố testosterone

    Theo các chuyên gia, một nguyên nhân phổ biến nhất gây loãng xương ở nam giới chính là thiếu hụt testosteron. Do đó, đối với nam giới có nồng độ testosteron thấp, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng testosteron để giúp bổ sung khối lượng xương. Tuy nhiên hiện nay khoa học vẫn chưa biết xương được xây dựng bao nhiêu là do tác dụng trực tiếp của nồng độ testosteron. Trong khi đó, cơ thể nam giới cũng cần một lượng nhỏ estrogen và estrogen có tác dụng bảo vệ mật độ xương ở cả nam và nữ. Theo đó, trong cơ thể đàn ông, sự chuyển đổi testosteron thành estrogen là để xây dựng nên khối lượng xương. Tuy estrogen không lưu hành với nồng độ cao trong cơ thể nam giới, nhưng nó là một yếu tố quan trọng giúp xây dựng và bảo vệ xương chắc khỏe hơn.

    Ít vận động thể dục thể thao

    Khi cơ thể chúng ta hoạt động, cơ kéo xương và lúc này xương phản ứng bằng cách phát triển. Nhưng nếu như cơ thể ít lao động thì cả xương và hệ cơ đều yếu đi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: luyện tập thể dục thể thao sẽ làm tăng khối lượng xương và ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở cả nam và nữ.

    Loãng xương theo độ tuổi

    Loãng xương ở nam giới theo từng năm

    Rối loạn thận mãn tính

    Nếu thận của bạn đang gặp vấn đề thì cơ thể sẽ tiêu tốn lượng canxi nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, rối loạn thận mãn tính cũng làm mất cân bằng nội tiết tố, làm giảm lượng testosterone được sản xuất trong cơ thể. Trong khi đó các hormone giới tính này giúp bảo vệ mật độ xương và phòng tránh loãng xương hiệu quả.

    Ngoài ra, nam giới mắc các bệnh như xơ nang, viêm khớp dạng thấp, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh về máu…cũng cần thực hiện chế độ ăn nhiều canxi và vitamin D, cùng với đó là chế độ luyện tập thể dục để xương phát triển và chắc khỏe hơn.

    Hút  thuốc và uống rượu

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nam giới hút thuốc có nguy cơ gãy xương cao hơn những người không hút, trong đó nguy cơ gãy xương hông cao hơn khoảng 55%. Mặt khác, những người hút thuốc có mật độ khoáng xương thấp hơn ở những người không hút.

    Rượu được biết đến là làm giảm tiến trình tạo xương và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Đối với nam giới, việc uống nhiều rượu là một trong số những nguy cơ thường gặp nhất để bị loãng xương.

    Rối loạn ăn uống

    Bệnh chán ăn do một số nguyên nhân thần kinh hoặc bệnh ăn nhiều là những yếu tố nguy cơ làm giảm tỷ trọng xương ở vùng thắt lưng và xương hông. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn không đủ cung cấp đủ canxi: Nam dưới 65 tuổi cần 1000mg canxi mỗi ngày, trên 65 tuổi cần ít nhất từ 1500 mg can-xi mỗi ngày là một trong những nguyên nhân gây loãng xương ở nam giới.

    Biểu hiện loãng xương ở nam giới

    Kể cả ở nam giới hay nữ giới thì bệnh thường diễn tiến hết sức thầm lặng. Người ta thường ví bệnh loãng xương giống như một “tên ăn cắp thầm lặng”, hàng ngày cứ lấy dần lấy dần canxi trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể có thể đã bị mất tới khoảng 30% khối lượng xương..với những biểu hiện sau:

    – Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, cơ bắp, hay bị chuột rút…

    – Đầy bụng chậm tiêu hoặc khó thở.

    – Gù lưng, giảm chiều cao đáng kể.

    – Đau thực sự ở cột sống, đau khi ngồi lâu hoặc thay đổi tư thế.

    – Đau kéo dài do chèn ép vào dây thần kinh.

    – Gãy xương.

    – Giảm khả năng vận động và đi lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

    Loãng xương

     

    Loãng xương ở nam giới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.

    Điều trị loãng xương ở nam giới

    Theo các chuyên gia, đối với nam giới bị loãng xương, họ có thể thay đổi lối sống để phòng và chữa bệnh như sau:

    Luyện tập thể dục thể thao. Kể từ thời kỳ cao điểm để có thể lưu trữ canxi và gia tăng mật độ xương trong thời niên thiếu, nam giới có thể xây dựng được hệ xương khỏe mạnh hơn trong nhiều năm nhờ luyện tập các môn thể dục thể thao cơ bản hoặc nâng cao. Luyện tập như thế rất có ích trong những năm sau, khi sự tái tạo xương trong cơ thể đã bắt đầu chậm lại. Ngoài ra luyện tập thể dục thể thao còn có thể bảo toàn khối lượng xương, đặc biệt nếu luyện tập hợp lý và đều đặn. Chạy bộ và nhảy dây có tác động cao duy trì khối lương xương. Đi bộ và trượt tuyết có tác động thấp hơn. Các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên áp dụng bài tập: 30 phút hoạt động vừa phải như đi bộ nhanh hoặc thực hiện hầu hết các ngày trong tuần; rèn luyện sức mạnh như nâng tạ hoặc rèn luyện đối kháng với trọng lượng máy 2lần/1tuần.

    Bổ sung canxi để tăng cường tạo xương. Khi đã có một trong những dấu hiệu khối lượng xương thấp hay loãng xương, nên bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, muốn lượng canxi được cơ thể hấp thu để tái tạo xương thì phải đảm bảo cơ thể phải được cung cấp đủ vitamin D cần thiết, nếu không tất cả canxi ăn vào đều thải ra hết.

    Một việc cần làm nữa đó là nên định kỳ khám sức khỏe để sớm phát hiện sự thiếu hụt nội tiết tố hoặc các bệnh có thể làm suy yếu hệ xương của chúng ta.

    Kết luận

    Tóm lại, loãng xương là một trong những vấn đề thường gặp ở cả nam và nữ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, nhiều khi nam giới lại ít để ý đến bệnh của mình cho đến khi xảy ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Rất may là loãng xương là bệnh có thể phòng ngừa được. Do đó, nam giới cần phải quan tâm nhiều hơn đến bộ xương của mình hơn và đi khám khi có yếu tố nguy cơ để được phát hiện và điều trị sớm nhé!.

    Dược sĩ Hưng


    JOINTKING – Hỗ trợ chữa trị thoái hóa khớp

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương