HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

    Tiêu chảy là triệu chứng gây khó chịu và phiền toái, hầu như bất kỳ ai cũng bị nó ghé thăm một lần. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là nguyên nhân gây ra chứng tiêu chảy.

    Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là gì

    Tiêu chảy là trạng thái đi phân lỏng và liên tục. Nguyên nhân gây tiêu chuẩn chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hoặc do bị ốm và ăn uống linh tinh.  Các loại vi trùng như kí sinh trùng, virus và vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Tùy theo từng vùng, khu vực sống, mức độ vệ sinh, sự phát triển kinh tế xã hội mà người bệnh có nguyên nhân tiêu chảy khác nhau.

    nhiem-khuan-duong-tieu-hoa_1

     Tiêu chảy xảy ra khi những hại khuẩn trong dạ dày mạnh lên, hoặc nhiễm khuẩn bên ngoài

    Ở các nước đã phát triển như Mỹ thì nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy là ngộ độc thức ăn. Còn các nước đang phát triển, hoặc không đảm bảo vệ sinh, bệnh tiêu chảy có thể xảy ra do nạn nhân nhiễm khuẩn từ nước uống.

    Người bệnh dễ dàng bị nhiễm loại virus tiêu chảy vì nó có thể lây truyền qua các vật dụng gia đình rất nhanh. May mắn thay, hiện tượng tiêu chảy chỉ kéo dài vài ngày. Đối với người lớn và trẻ em khỏe mạnh, nhiễm khuẩn đường ruột khá phổ biến nhưng không gây ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ và những người mắc bệnh mãn tính, nó có thể dẫn tới hiện tượng mất nước và cần được trợ giúp y tế.

    Có nhiều loại vi khuẩn và kí sinh trùng khác nhau gây nhiễm khuẩn đường ruột (GI) và tiêu chảy. Phần lớn chúng đều không quá nghiêm trọng và sẽ biến mất trong vài ngày, tuy nhiên, một số chủng vi khuẩn lại đặc biệt nguy hiểm. Các loại virus thường gặp gây tiêu chảy là salmonella, Shigella, E.coli và ký sinh trùng Giardia và Cryptosporidium.

    Các triệu chứng tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột

    Các dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm khuẩn đường ruột là đau bụng, đi ngoài, phân lỏng, lên cơn sốt, chán ăn, buồn nôn, , nôn mửa, giảm cân, mất nước, đi phân nhão hoặc có máu trong phân

    Thời kỳ hoành hành của nhiễm khuẩn đường ruột khá khác nhau, tùy thuộc vào loại vi khuẩn tác động. Ví dụ như thời gian tồn tại của Shigella là từ 2-4 ngày, nhưng thời kỳ nhiễm khuẩn từ 4 đến 48 giờ.

    Nhiễm khuẩn ký sinh trùng thường kéo dài lâu hơn, ví dụ như vi khuẩn Giardia, các triệu chứng mất khoảng từ 1 đến 4 tuần. Dựa vào từng loại vi khuẩn và sức khỏe của người đó, mà nhiễm khuẩn tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày tới vài tuần.

    Phòng tránh tiêu chảy lây lan

    Nhiễm khuẩn tiêu chảy dễ lây lan, vi khuẩn nhảy từ người này qua người kia do tay bẩn, ăn uống thức ăn ô nhiễm và chơi với thú cưng.  Cách phòng tránh tiêu chảy tốt nhất là rửa tay thường xuyên với xà phòng  trước khi ăn.

    nhiem-khuan-duong-tieu-hoa_2

    Vi khuẩn tiêu chảy cực kỳ dễ lây lan

    Thực phẩm và nước cũng là nguồn lây bệnh. Chính bởi vậy, để bảo vệ bản thân, hãy nấu chín thức ăn và rửa hoa quả sạch sẽ trước khi sử dụng. Tránh ăn hamburgers sống và các loại thịt chưa chín.

    Luôn dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp và các công cụ trong nhà bếp, đặc biệt sau khi sử dụng chúng để cắt thịt sống, trứng và các loại thịt gia cầm. Không nên ăn thực phẩm để ngoài không khí vài tiếng, dù đã được hâm nóng, các loại thực phẩm này vẫn còn tồn dư độc tố.

    Nếu bạn đi du lịch hay cắm trại, đừng lấy nước ở sông, suối, hồ và cẩn thận khi mua thực phẩm bán ngoài đường.

    Vật nuôi có thể là vật truyền nhiễm virus, vậy nên đừng cho chúng lại gần bữa ăn gia đình. Không bao rửa lồng hoặc bát chó mèo ở chỗ gia đình rửa bát và chuẩn bị bữa ăn. Rửa tay sau mỗi lần chơi với động vật.

    Điều trị nhiễm khuẩn như thế nào

    Phần lớn nhiễm khuẩn gây ra tiêu chảy, đặc biệt là nhiễm khuẩn do virus, đều tự biến mất mà không cần chữa trị. Cứ bình tĩnh và uống thật nhiều nước để tránh mất nước là cách hiệu quả để tránh xa khỏi bệnh tập. Nếu bạn bị mất quá nhiều nước, bạn có thể phải tới bệnh việm để truyền lại số nước đã mất trong quá trình tiêu chảy, nôn mửa và sốt.

    nhiem-khuan-duong-tieu-hoa_3

    Tùy theo loại vi khuẩn mà thời gian bệnh và thuốc điều trị khác nhau

    Tùy theo loại vi khuẩn mà bạn sẽ được sử dụng loại thuốc phù hợp. Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do ký sinh trùng gây nên, bệnh có thể được chữa bằng một liều thuốc chống ký sinh trùng.

    Phần lớn bệnh tiêu chảy do virus không cần điều trị, tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng kém, bệnh nhân có thể uống thuốc kháng sinh để chóng viêm nhiễm lan ra toàn cơ thể.

    Bổ sung nước sẽ giúp bạn khỏe mạnh vậy hãy uống thật nhiều nước, để bù cho lượng chất lỏng và điện giải mất trong quá trình tiêu chảy. Ăn súp hoặc cháo và uống nước hoa quả không đường là cách lấy lại lượng điện giải cần thiết nhanh nhất.

    Kết luận

    Dù tiêu chảy khá khó chịu,  nhưng nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn mà thôi. Uống đủ nước và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ sớm khỏe lên. Nếu tình trạng không khá hơn, bạn có thể tham khao các loại thuốc bổ trợ.

     Dược sĩ Hưng


    3D V- serento_H+L (1)

    V-SORENTO – SỨC MẠNH CỦA ĐẠI TRÀNG

    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần